Báo Cáo Báo cáo kết quả triển khai chương trình sản xuất sạch hơn tại nhà máy xuân lập - dự án p2111

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I.

    GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI

    1.1. Lịch sử hình thành Tổng Công ty Cao su Đồng Nai

    Công ty cao su Đồng Nai được thành lập vào ngày 2/6/1975là đơn vị thực thuộc tập đoàn Cao su Việt Nam, trụ sở chính đặt tại xã Xuân Lập-Thị xã Long Khánh-Tỉnh Đồng Nai được thành lập ngày 02/06/1975.

    Trên cơ sở tiếp quản 12 đồn điền có diện tích 21.054ha vườn cây và 04 nhà máy sơ chế của các công ty Pháp để lại với sản lượng 10.500 tấn vào năm 1975, sau 10 năm (1975-1985) đã nâng lên 17 nông trường diện tích lên đến 55.754 ha, sản lượng khai thác chiếm 50% tổng sản lượng cao su Việt Nam.

    Năm 1994, công ty cao su Đồng Nai tách 04 nông trường với diện tích 13.559ha cho tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để thành lập Công ty cao su Bà Rịa.



    Đến nay công ty cao su Đồng Nai được Chính phủ cho phép lên Tổng công ty cao su Đồng Nai, với cơ cấu tổ chức gồm: 30 đơn vị thành viên, trong đó có 13 nông trường, 03 xí nghiệp, 06 công ty cổ phần và 9 phòng, ban, bệnh viện, khu văn hoá .với diện tích vườn cây: 35.000 ha và trên 15.000 lao động, trong đó có 05 nhà máy chế biến. Năm 2008 tổng sản lượng khai thác là 50.000 tấn mủ các loại đã qui khô.

    Nhiệm vụ của tổng công ty: là trồng mới, khai thác, chế biến và xuất khẩu cao su.

    Bên cạnh còn thực hiện xây lắp, sửa chữa chế tạo thiết bị, đầu tư cơ sở hạ tầng các cụm dân cư, khu công nghiệp, một trong những nghành công nghiệp có đóng góp quan trọng cho kinh tế Tổng công ty cao su Đồng Nai nói riêng và tỉnh Đồng Nai nói chung là công nghiệp chế biến mủ cau su. Do tính chất đặc thù của sản phẩm cùng với sự hạn chế về công nghệ, việc chế biến cao su đang có những tác động nhất định đến môi trường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...