Báo Cáo Báo cáo kết quả thực tập ngữ văn

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giáo dục là quốc sách hàng đầu của đất nước. Giáo dục Việt Nam đã trải qua quá trình lịch sử phát triển lâu dài với nhiều thành tựu. Để ngành giáo dục có thể phát triển toàn diện mang lại hiệu quả tốt nhất cho học sinh cũng như bồi dưỡng kĩ năng cho giáo viên để giáo dục nước nhà có thể sánh ngang với các nền giáo dục của các nước trên thế giới, giáo dục Việt Nam đang từng bước đổi mình để hoàn thiện. Chính vì thế, trong những năm gần đây, ngành giáo dục liên tiếp có những thay đổi, bổ sung về kiến thức, về phương pháp giảng dạy cũng như thay đổi, bổ sung một số thông tư, quy chế về giáo dục.
    Qua quá trình thực tập và được Ban giáo hiệu trường phổ thông trung học Marie Cuire phổ biến, em đã tìm hiểu đôi nét về những thay đổi, bổ sung trong một số thông tư mà ngành giáo dục mới ban hành. Dưới đây là những tìm hiểu của cá nhân về 7 câu hỏi mà Ban giám hiệu nhà trường đã đưa ra và một phần cảm xúc của cá nhân về phần tìm hiểu cũng như quá trình thực tập ở trường. Có thể do giới hạn kiến thức cũng như hiểu biết của cá nhân và thời gian, bài viết chưa được đầy đủ chi tiết hoặc có những thiếu xót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, Ban giám hiệu nhà trường.
    Nhân đây, em xin gởi lời cảm ơn trân trọng đến cô giáo hướng dẫn Đỗ Bảo Thúy, cùng quý thầy cô bộ môn Văn, các thầy cô, cán bộ của trường phổ thông trung học Marie Curie đã giúp đỡ tận tình và tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và thực tập có hiệu quả cao nhất.Em xin trân trọng cảm ơn!

    SỞ GIÁO DỤC TP HỒ CHÍ MINH
    Trường Đại học: Sư Phạm TP HỒ CHÍ MINH
    Ban Chỉ đạo TTSP trường THPT Marie-Curie
    [TABLE="width: 624"]
    [TR]
    [TD]Họ tên
    [/TD]
    [TD]Khoa
    [/TD]
    [TD]Trường Đại học
    [/TD]
    [TD]Điểm số
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Vương Thị Thủy
    [/TD]
    [TD]Ngữ văn
    [/TD]
    [TD]Sư Phạm TP.HCM

    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Nội dung câu hỏi và trả lời
    Câu 1- Điều lệ trường THPT quy định như thế nào về:
    a- Chương trình giáo dục
    - Trường trung học thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; thực hiện kế hoạch thời gian năm học theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
    - Căn cứ chương trình giáo dục và kế hoạch thời gian năm học, nhà trường xây dựng kế hoạch và thời khoá biểu để điều hành hoạt động giáo dục, dạy học.
    - Học sinh khuyết tật học hòa nhập được thực hiện kế hoạch dạy học linh hoạt phù hợp với khả năng của từng cá nhân và Quy định về giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật.

    b- Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, thiết bị dạy học
    - Sách giáo khoa và thiết bị dạy học sử dụng trong giảng dạy và học tập tại trường trung học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
    - Nhà trường trang bị tài liệu tham khảo phục vụ cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của giáo viên, khuyến khích giáo viên sử dụng tài liệu tham khảo để nâng cao chất lượng dạy học. Mọi tổ chức, cá nhân không được ép buộc học sinh phải mua tài liệu tham khảo.
    c- Theo bạn thiết bị dạy học bao gồm những loại nào. Giáo viên có cần phải làm thêm thiết bị dạy học? Các loaị bảng simili, bảng nỉ có còn tác dụng không? Việc hướng dẫn cho học sinh làm đồ dùng dạy học có tác dụng gì với việc học của học sinh? Theo bạn để nhà trường có được nhiều thiết bị dạy học có phải chỉ bằng biện pháp mua sắm?
    Trả lời
    - Theo em, thiết bị dạy học gồm có: máy chiếu, màn chiếu, máy vi tính, phần mềm dạy học, hệ thống phòng lab, bảng viết phấn, bảng ghim, bảng viết bút lông, tranh ảnh, hình vẽ trên bảng, sách giáo khoa, sách bài tập, sách tra cứu, tài liệu khoa học phổ thông, máy nghe, nhìn: truyền thanh, băng ghi âm, phim dạy học, slide, thiết bị trợ giảng, . và đồ dùng thủ công
    - Nhằm phát huy tính sáng tạo giữa Thầy và trò, giáo viên nên làm thêm thiết bị dạy học. Điều này còn có tác dụng giúp giáo viên có phương tiện trình bày bài giảng một cách rõ ràng, cụ thể, phù hợp với nhu cầu và mục đích cần đạt tới. Đồng thời giúp học sinh dễ hiểu bài vì nó mang tính thực tế cao.
    - Các loaị bảng simili, bảng nỉ có còn tác dụng không?
    Trả lời:
    Hai loại bảng trên không còn tác dụng nữa mà nó được thay thế bằng các loại bảng:
    + Bảng để dính dán dễ tìm vật liệu, rẻ hơn. (tôn; fooc-mica .)
    + Đềcan, ép plastic thông dụng và rẻ hơn in khi làm các phụ kiện.

    - Việc hướng dẫn cho học sinh làm đồ dùng dạy học có tác dụng gì với việc học của học sinh?
    Trả lời:
    Theo em, chính khi hướng dẫn cho học sinh làm đồ dùng dạy học thì người giáo viên đã dạy cho các em những kiến thức cơ bản rồi. Chính vì vậy đã giúp cho các em tiếp thu bài nhanh và dễ hơn. Khi trên lớp, các em lại được tiếp xúc thêm một lần nữa, giúp cho các em hiểu vấn đề sâu hơn nhờ vào chính những dụng cụ thức tế mà tay các em làm. ( ví dụ: khi làm về môn Địa lí chẳng hạn, các em vẽ bản đồ địa lí Việt Nam với các vùng miền có các màu, các kí hiệu khác nhau. Qua quá trình làm đồ dùng, các em đã nắm được nội dung của bài học về đặc biểm các vùng miền việt Nam.)
    - Theo bạn để nhà trường có được nhiều thiết bị dạy học có phải chỉ bằng biện pháp mua sắm?
    Trả lời:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...