Báo Cáo Báo cáo hiện trạng tài nguyên môi truờng Tình Bắc Kạn

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    LỜI NÓI ĐẦU

    Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2006- 2010 nhằm mục đích: Đánh giá một cách đầy đủ và tổng thể về hiện trạng, diễn biến môi trường giai đoạn 2006-2010 của tỉnh trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh; các hậu quả của ô nhiễm môi trường, bao gồm: thiệt hại đối với sức khỏe cộng đồng, thiệt hại về kinh tế, thiệt hại đối với các hệ sinh thái, đặc biệt là hệ sinh thái nông nghiệp; những vấn đề môi trường bức xúc và điểm nóng về môi trường trên địa bàn tỉnh cần ưu tiên giải quyết; các hoạt động của cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường; đồng thời là cơ sở để đánh giá các chính sách, quy định về môi trường đã tác động đến công tác quản lý Nhà nước về môi trường ở địa phương trong thời gian qua. Báo cáo là cơ sở thực tiễn để các cấp chính quyền, nhà quản lý định hướng phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững và có các chính sách, cơ chế phù hợp để duy trì phát triển bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
    Báo cáo được xây dựng trên mô hình D-P-S-I-R (Động lực- Áp lực- Hiện trạng- Tác động - Đáp ứng ). Động lực là sự phát triển của hoạt động sản xuất, nhu cầu của thị trường, trình độ văn hóa, nhận thức, điều kiện hạ tầng .Hiện trạng là chất lượng môi trường xung quanh được đánh giá qua các thông số như : TSS, N02, S02, C02, tiếng ồn .(đối với môi trường không khí và tiếng ồn) và C0D, B0D5, Coliform, độ mầu, . (đối với môi trường nước). Các áp lực bao gồm các đặc trưng của các loại chất thải sản xuất, thải lượng các chất gây ô nhiễm trong nước thải, khí thải, chất thải rắn .Tác động của vấn đề ô nhiễm được phân tích qua tỷ lệ cộng đồng dân cư mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường, các thiệt hại kinh tế và vấn đề xã hội nảy sinh do ô nhiễm môi trường. Đáp ứng là các giải pháp tổng hợp cải thiện chất lượng môi trường như các chính sách, pháp luật, thể chế có liên quan để đạt được các mục tiêu về bảo vệ môi trường, các hành động giảm thiểu, các hoạt động về nâng cao nhận thức, giáo dục, quản lý và kiểm soát môi trường.
    Tham gia thực hiện biên soạn báo cáo có các chuyên gia, cán bộ trong ngành môi trường trong tỉnh, các chuyên gia, cán bộ thuộc các Sở, ban ngành có liên quan trong địa bàn tỉnh và các chuyên gia, cán bộ chuyên ngành môi trường của đơn vị tư vấn. Trong quá trình xây dựng báo cáo, đã tổ chức nhiều cuộc họp, hội thảo để lấy ý kiến góp ý về đề cương, bố cục và nội dung của báo cáo.
    Báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2006 - 2010 được xây dựng trên cơ sở nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường và các khó khăn thách thức trong thời điểm hiện nay.


    CHƯƠNG I

    TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA TỈNH BẮC KẠN

    I.1. ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
    I.1.1 Vị trí địa lý

    Bắc Kạn là tỉnh miền núi, ở vị trí trung tâm các tỉnh Việt Bắc, có tọa độ địa lý 21o 48’ đến 22o 44’ độ vĩ Bắc, 105o 26’ đến 106o 15’ độ kinh Đông. Địa giới hành chính của tỉnh tiếp giáp với:
    - Phía Bắc: Tiếp giáp với tỉnh Cao Bằng;
    - Phía Nam: Tiếp giáp với tỉnh Thái Nguyên;
    - Phía Đông: Tiếp giáp với tỉnh Tuyên Quang;
    - Phía Tây: Tiếp giáp với tỉnh Tỉnh Lạng Sơn.

    Hình 1.1. Bản đồ địa chính tỉnh Bắc Kạn
    Thị xã tỉnh lỵ Bắc Kạn cách Thủ đô Hà Nội 170 km về phía Bắc, Cách biên giới Việt Nam – Trung Quốc khoảng 200 km dọc theo Quốc lộ 3 nối từ Hà Nội qua Thị xã Bắc Kạn đến Cao Bằng ra các cửa khẩu biên giới với Trung Quốc. Đây là tuyến giao thông quan trọng để giao lưu kinh tế, xã hội của Bắc Kạn với Hà Nội và các tỉnh khác trong vùng.
    Bắc Kạn nằm trên đường Vành đai 2 với quốc lộ 279 từ Hạ Long (Quảng Ninh), qua Đồng Mỏ về Bình Gia (Lạng Sơn) đến Chợ Rã (Bắc Kạn) đến Tuyên Quang rồi kéo dài qua Yên Bái, Lai Châu và Điện Biên Phủ đến cửa khẩu Tây Trang tỉnh Điện Biên. Đây là tuyến nối Bắc Kạn với các tỉnh trong vùng TDMN Bắc Bộ.
    Vị trí địa lý của Bắc Kạn ở vào thế khó khăn so với nhiều tỉnh khác trong vùng, xa trung tâm phát triển kinh tế của vùng, lại không có cửa khẩu biên giới nên việc giao lưu kinh tế, thu hút nguồn lực để đầu tư khó khăn.
    I.1.2 Địa hình, địa mạo
    Bắc Kạn có địa hình tương đối phức tạp, đa dạng, độ chia cắt mạnh gồm nhiều dạng địa hình như: Thung lũng, đồi cao, núi thấp, núi trung bình và núi đá vôi . núi đá xen lẫn núi đất dễ gây sạt lở. Độ dốc bình quân của địa hình là 260.
    - Phía Tây của tỉnh có độ cao thấp dần từ Đông Bắc xuống Đông Nam, có nhiều đỉnh cao trên 1000m, địa hình chia cắt mạnh, độ dốc bình quân 26-300, nhiều dãy núi đá đồ sộ nằm ở phía Bắc huyện Chợ Đồn và phía Nam huyện Ba Bể xen kẽ núi đất tạo thành những thung lũng hẹp.
    - Phía Đông địa hình hiểm trở nằm trong phần cuối của cánh cung Ngân Sơn-Yên Lạc, có dãy núi đá vôi Kim Hỉ là khối đá đồ sộ, dân cư thưa thớt.
    - Phía Tây Bắc là hồ Ba Bể có diện tích tự nhiên khoảng 400 ha, độ sâu khoảng 20-30 m, thiên nhiên đã tạo ra nơi đây một phong cảnh đẹp, một khu du lịch lý tưởng.
    - Phía Nam của tỉnh là vùng đồi núi thấp như vùng chuyển tiếp từ trung du lên miền núi, độ cao bình quân từ 300-400 m so với mặt nước biển, đây là phần cuối cùng của cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn-Yên Lạc. Tuy độ cao không lớn, độ dốc bình quân 260 nhưng địa hình bị chia cắt mạnh, tạo nên các thung lũng nhiều hơn và rộng hơn điển hình là các thung lũng ven sông Cầu.
    I.1.3. Tài nguyên, khoáng sản
    I.1.3.1 Tài nguyên đất

    Diện tích đất tự nhiên của Bắc Kạn năm 2009 là 486.842 ha, trong đó đất nông nghiệp (bao gồm cả đất lâm nghiệp) là 371.767 ha chiếm 76,36%, đất phi nông nghiệp là 18.582 ha chiếm 3,82% và đất chưa sử dụng là 96.492 ha chiếm 19,82%. Nhìn chung đất đai trong tỉnh Bắc Kạn tương đối màu mỡ, nhiều nơi tầng đất dầy, có lượng bùn cao, thích hợp cho sản xuất nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên ở một số nơi như Ngân Sơn, Bạch Thông do lớp thảm thực vật bị mất trong nhiều năm nên đất bị sói mòn, thoái hoá làm cho tầng đất mỏng, nghèo dinh dưỡng, khô cằn.
    Những loại đất chính của tỉnh Bắc Kạn như sau:
    - Đất phù sa sông: có diện tích khoảng 761 ha được phân bố ở ven sông Cầu, sông Năng, sông Bắc Kạn và tại các huyện Chợ Mới, Na Rì, Ba Bể, thị xã Bắc Kạn. Loại đất này giàu hàm lượng các chất dinh dưỡng, rất thuận lợi trong phát triển nông nghiệp thâm canh.
    - Đất phù sa ngòi suối: loại đất này có 10.067 ha phân bố dọc theo các triền suối thuộc lưu vực sông Năng, sông Cầu và sông Bắc Kạn. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt lớn và tỷ lệ mùn trung bình, hàm lượng lân dễ tiêu khá. Tuy nhiên loại đất này chua, tỷ lệ các nguyên tố vi lượng nghèo và sắt nhôm di động cao.
    - Đất dốc tụ trồng lúa nước: với diện tích 2.249 ha, phân bố xen kẽ với các loại đất khác và có mặt ở hầu khắp các huyện. Loại đất này có địa hình phức tạp do nằm xen kẽ và các lòng máng lớn nhỏ tạo thành. Đất lẫn nhiều sỏi đá và thành phần dinh dưỡng nghèo, đất chua, thiếu lân.
    - Đất Ferelit biến đổi: có diện tích khoảng 2.242 ha phân bố rải rác ở các huyện thị nhưng tập trung ở huyện Bạch Thông. Đặc điểm do thường xuyên bị ngập nước nên đất chua nhưng hàm lượng dinh dưỡng ở mức trung bình. Tầng đất dày khoảng 50 cm và loại đất này khả năng giữ nước kém.
    - Đất Feralit nâu vàng phát triển trên phù sa cổ: với diện tích trên 400 ha phân bố ở huyện Chợ Mới, Bạch Thông và thị xã Bắc Kạn. Đất có tầng đất dày trên 1 m và nằm trên dườn đồi có độ dốc nhỏ dưới 120. Đất chua, nghèo lân và lượng nhôm di động cao.
    - Đất Feralit phát triển trên đá phiến thạch sét: loại đất này có diện tích lớn bằng 82.152 ha, phân bố ở tất cả các huyện thị trong tỉnh. Loại đất này có thành phần cơ giới nặng, tầng đất dày tuy nhiên cũng hay bị sụt lở. Hàm lượng dinh dưỡng phụ thuộc vào tình hình rừng ở phía trên.
    - Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá granit: với 48.977 ha loại đất này phân bố ở Bạch Thông, Ba Bể, Chợ Mới và thị xã Bắc Kạn. Thành phần cơ giới trung bình và tầng đất từ trung bình đến dày. Hàm lượng mùn cao, đất có phản ứng trung tính.
    - Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá biến chất: loại đất này có diện tích lớn nhất (162.255 ha), phân bố ở Ngân Sơn, Chợ Đồn, Ba Bể, Chợ Mới. Tầng đất dày và kết cấu đất tơi xốp nên rất dễ bị sụt lở, rửa trôi. Đạm và mùn có hàm lượng khá giàu nhưng lân dễ tiêu lịa nghèo, đất chua.
    - Đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá vôi: có diện tích 59.728 ha, phân bố ở hầu khắp các huyện song nhiều nhất là Na Rì, Ba Bể, Bạch Thông. Tầng đất mỏng nhưng cấu tượng của đất tốt. Hàm lượng các nguyên tố vi lượng trong loại đất này như Ca và Mg rất lớn.
    - Đất Feralit vàng nhạt phát triển trên sa thạch: với diện tích 14.632 ha, loại đất này phân bố chủ yếu ở Na Rì, Ba Bể, Ngân Sơn. Tầng đất trung bình, thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng mùn và chất hữu cơ nghèo. Đất chua, rất chua và dễ bị xói mòn, bị bạc màu.
    - Đất Feralit mùn trên núi cao trên 700 m: loại đất này có diện tích 64.200 ha, phân bố ở các huyện Ngân Sơn, Ba Bể, Chợ Đồn, Bạch Thông và Na Rì. Tầng đất mỏng nhưng hàm lượng mùn khá cao do chất hữu cơ phân giải. Loại đất này rất thích nghi với một số loại cây trồng ôn đới.
    - Đất nông nghiệp: đây là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội chiếm 76,36%, trong đó đất sản xuất nông nghiệp rất hạn chế chỉ có 37.798 ha chiếm 10,17% diện tích tự nhiên. Hiện tại hệ số sử dụng đất khoảng 1,91 lần và so với các tỉnh khác trong vùng tương đối thấp.
    Đất trồng cây hàng năm có 32.536 ha (chiếm 86,08% diện tích đất sản xuất nông nghiệp), trong đó trồng lúa ( cả 2 vụ) là 19.180 ha, đất trồng cây hàng năm còn lại có 13.256 ha chủ yếu gieo trồng các loại rau, màu, đậu tương, ngô, lạc, bông.v.v. Đất trồng cây lâu năm có 5.262 ha. Năng suất cây trồng hàng năm và lâu năm ở Bắc Kạn không cao, bình quân mới chỉ bằng 60 đến 70% so với năng suất có thể đạt được, nguyên nhân cơ bản là nông dân chưa thâm canh mà chủ yếu là quảng canh với nguồn giống chưa bảo đảm.
    Đất lâm nghiệp có 333.059 ha, chiếm 68,5% diện tích tự nhiên, trong đó diện tích có rừng là 263.503,9 ha, diện tích đất chưa có rừng còn khoảng 70 nghìn ha (chiếm khoảng 21% đất lâm nghiệp).

    I.1.3.2. Tài nguyên nước
    Bắc Kạn là đầu nguồn của 5 con sông lớn, với tổng chiều dài là 313 km, lưu lượng lớn 105,3 m3/s và có nước quanh năm. Ngoài các con sông chính, trong tỉnh còn có các hệ thống suối lớn, nhỏ khá nhiều, song đa phần nhỏ và ngắn, phần lớn nằm ở thượng nguồn nên nhiều thác ghềnh. Mùa khô các con suối thường cạn nước, nhưng mùa mưa nước lại dồn về rất nhanh nên thường gây nên lũ quét ở miền núi. Nguồn nước của tỉnh Bắc Kạn tương đối phong phú nhất là nước mặt (khoảng 3,7 tỷ m3, hàng năm tiếp nhận 2-2,5 tỷ m3 nước mưa. Hiện nay việc khai thác tài nguyên nước mới chỉ dừng lại ở mức tự nhiên là chính, chưa có giải pháp khai thác tổng hợp nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường. Trong tương lai cần đẩy mạnh trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn để hạn chế dòng chảy chống lũ lụt, xói mòn, rửa trôi, xây dựng các phai, đập, hồ chứa nước cho sinh hoạt và sản xuất nhằm khai thác hợp lý, khoa học và có hiệu quả nguồn tài nguyên nước của tỉnh.
    Nguồn tài nguyên nước dưới đất hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu nào điều tra, thăm dò đầy đủ về trữ lượng nước ngầm tỉnh Bắc Kạn mà chủ yếu các hướng nghiên cứu, thăm dò tập trung vào giải quyết việc cung cấp nước tại chỗ cho các cơ sở, xí nghiệp, công sở với qui mô nhỏ ở các địa điểm như Na Rì, Ba Bể, Ngân Sơn, Chợ Mới, Bạch Thông Tuy nhiên, theo đánh giá sơ bộ, trữ lượng nước dưới đất trên địa bàn Bắc Kạn là khá lớn, ở tất cả các huyện lỵ đều đã có ít nhất một công trình khoan khai thác nước ngầm với chất lượng nước khá tốt, lưu lượng có khác nhau nhưng nhìn chung là rất giàu, đủ cung cấp tại chỗ.
    I.1.3.3. Tài nguyên rừng
    Toàn tỉnh có khoảng 268.165 ha rừng, độ che phủ đạt 55,08% (năm 2009), trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 224.030 ha và rừng trồng 44.135 ha. Rừng đặc dụng có 25,58 nghìn ha gồm vườn quốc gia Ba Bể, 2 khu bảo tồn thiên nhiên là Kim Hỷ và Nam Xuân Lạc; Rừng phòng hộ là 94,13 nghìn ha thuộc đầu nguồn của hệ thống sông suối; Rừng sản xuất là 143,79 ha phân bố ở hầu khắp các huyện trong tỉnh.
    Tuy nhiên theo quy hoạch lâm nghiệp, tỉnh Bắc Kạn còn 70 nghìn ha là đất chưa có rừng. Diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt và rừng trồng kém chất lượng có thể xem xét cải tạo trồng rừng nguyên liệu khoảng 158 nghìn ha. Đối với rừng sản xuất có thể trồng rừng nguyên liệu gắn với chế biến lâm sản. Đối với diện tích rừng đặc dụng kết hợp bảo tồn nguyên trạng phục vụ nghiên cứu khoa học gắn với phát triển du lịch sinh thái. Đối với rừng phòng hộ: bảo đảm yêu cầu phòng hộ kết hợp với phát triển lâm sản ngoài gỗ để có nguồn thu từ rừng gắn với phát triển du lịch sinh thái.
    Rừng của Bắc Kạn có vị trí quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, môi trường sinh thái và đời sống nhân dân. Diện tích rừng sản xuất của Bắc Kạn chiếm khoảng 64%; diện tích rừng phòng hộ chiếm khoảng 26% và rừng đặc dụng chiếm khoảng 10%. Bắc Kạn có vị trí địa lý nằm ở vùng giao lưu giữa 2 khu hệ động, thực vật của vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc. Tuy rừng núi không cao nhưng rất đa dạng về địa hình, địa chất và dạng sinh cảnh. Rừng Bắc Kạn có hệ động thực vật phong phú với nhiều nguồn gen quý hiếm, hiện có khoảng 34 bộ, 110 họ và 336 loài chim, thú, bò sát, lưỡng cư đang sinh sống, trong đó có 64 loài đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam, đặc biệt là có 10 loài đặc hữu của Việt Nam. Hiện nay, động vật tập trung ở khu vực núi đá Kim Hỉ (huyện Na Rì), Cao Sơn (huyện Bạch Thông), Bản Thi (huyện Chợ Đồn) và hồ Ba Bể.
    Về thực vật có 148 họ, 537 chi và 826 loài đang sinh sống và phát triển, trong đó có khoảng 300 loài cho gỗ, trên 300 loài cây thuốc, 52 loài được xếp vào sách đỏ Việt Nam như các loài đinh, ngũ gia bì gai, trai lý, nghiến, chỗ đãi, trầm hương, thông thảo, thông tre, cầu điệp.
    Tóm lại, rừng Bắc Kạn là một tài nguyên quý, phong phú và đa dạng, ngoài khả năng cung cấp gỗ và các loại lâm sản, đây còn là một trong những trung tâm bảo tồn gien động, thực vật quý hiếm của các tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...