Báo Cáo Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ngãi năm 2010

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên

    Quảng Ngãi là tỉnh ven biển, thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, bao gồm 14 đơn vị hành chính, trong đó có 1 thành phố, 6 huyện miền núi, 6 huyện đồng bằng ven biển và 1 huyện đảo. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh 5.152,67 km2, dân số trung bình năm 2008 là 1.315 nghìn người, tương ứng chiếm 1,76% diện tích và 1,6% dân số của cả nước. Theo quy hoạch đến năm 2025, Quảng Ngãi trở thành một tỉnh có công nghiệp phát triển và dịch vụ phát triển khá, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP chiếm trên 90%, đóng góp đáng kể vào phát triển công nghiệp của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và toàn quốc, tỷ lệ đô thị hoá khoảng 30%, theo đó, Quảng Ngãi sẽ được phát triển lên vị trí ngang tầm với các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung vào năm 2020.

    Toàn bộ lãnh thổ phần đất liền của tỉnh Quảng Ngãi nằm trong tọa độ địa lý: 14032’04” đến 15025’00” vĩ độ Bắc; 108014’25” đến 109009’00” kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam - vùng đất rộng với nhiều tiềm năng phát triển, có 2 di sản văn hoá thế giới, có khu kinh tế mở Chu Lai. Phía Nam giáp tỉnh Bình Định - nơi có khu kinh tế Nhơn Hội, đang có sự trỗi dậy mạnh mẽ trong thu hút đầu tư và phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội. Phía Tây giáp với hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, nơi có khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, Đức Cơ. Phía Đông của tỉnh giáp biển với đường bờ biển dài 130 km. Nếu tính từ Dung Quất thì khoảng cách đến Viêng Chăn là 718 km, đến Nông Pênh là 558 km, đến Attopư là 210 km, đến Pắc Xế là 315 km và đến khu trung tâm Đông Bắc Thái Lan là 630 km. Quảng Ngãi nối với các tỉnh Duyên hải miền Trung bằng quốc lộ 1A và đường sắt Thống Nhất; với Tây Nguyên và Hạ Lào bằng đường bộ là quốc lộ 24, bằng đường không từ hai cảng hàng không Đà Nẵng (cách thành phố Quảng Ngãi 130 km) và sân bay Chu Lai; từ đường biển là cảng đầu mối Dung Quất.

    Vị trí địa lý đặc biệt và các yếu tố hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho Quảng Ngãi hình thành và phát triển một cơ cấu kinh tế hết sức đa dạng, mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng, đặc biệt là các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Tây Nguyên và cả nước, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng không chỉ của Quảng Ngãi mà còn của cả Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và vùng Duyên hải Trung Bộ. Theo kịch bản của quy hoạch tổng thể, Quảng Ngãi sẽ hình thành một hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội đồng bộ, hiện đại kết nối thuận lợi với Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Tây Nguyên và cả nước. Đồng thời, phát triển đồng bộ, hài hoà giữa các ngành và các lãnh thổ trên địa bàn tỉnh lấy 3 lãnh thổ trọng điểm là Bình Sơn - Dung Quất ở phía Bắc, thành phố Quảng Ngãi ở trung tâm và trọng điểm ở phía Nam là Đức Phổ - Mộ Đức làm hạt nhân phát triển tạo ra sự lan toả và thúc đẩy khu vực 6 huyện miền núi phía Tây và các huyện khác phát triển theo hướng hội nhập, hiện đại và bền vững
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...