Tài liệu Báo cáo giám sát ngành lâm nghiệp

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Rừng có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước. Năm 2006, độ che
    phủ rừng của Việt Nam là 38% trên diện tích toàn quốc. Là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc
    thù, lâm nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp và nông thôn và phát triển
    kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng của đất nước.
    Theo số liệu thống kê hiện nay, ngành lâm nghiệp đóng góp khoảng 1% cho Tổng sản
    phẩm quốc nội (GDP), tuy nhiên, theo ý kiến của một số nhà khoa học, nếu tính cả giá trị
    kinh tế và giá trị môi trường thì đóng góp thực tế của ngành lâm nghiệp vào GDP sẽ là
    khoảng 3-4%. Trong những năm gần đây diện tích rừng đã không ngừng tăng trở lại (năm
    2006 dự báo độ che phủ của rừng khoảng 38 %, trong khi đầu những năm 90 chỉ còn khoảng
    27-28 %), giá trị xuất khẩu của ngành lâm nghiệp đã tăng nhanh đáng kể, đạt khoảng 1,5 tỷ
    USD vào năm 2005.
    Hiện nay, ước tính có khoảng 25 triệu người (chiếm 28% dân số của cả nước) đang
    sống ở vùng rừng núi, vùng sâu và vùng xa. Phần lớn họ là đồng bào dân tộc thiểu số, cuộc
    sống còn nghèo, khó khăn và phụ thuộc nhiều vào rừng. Cũng vì vậy mà ngành lâm nghiệp
    còn có vai trò quan trọng trong cải thiện đời sống và xoá đói giảm nghèo cho người dân vùng
    miền núi và nông thôn.
    Rừng Việt Nam còn đóng vai trò bảo đảm sự bền vững môi trường của quốc gia, đặc
    biệt là bảo vệ đầu nguồn các con sông lớn, các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, hạn chế lũ lụt
    và hạn hán, chống cát bay bảo vệ vùng bờ biển. Là một nước có bờ biển dài và địa hình dốc,
    Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia trên thế giới chịu tác động xấu nhất của quá trình
    thay đổi khí hậu toàn cầu. Do đặc thù về sinh học, rừng còn có vai trò đặc biệt quan trọng làm
    giảm sự nóng lên của trái đất. Vì vậy, quản lý rừng bền vững, đặc biệt là hệ thống rừng ngập
    mặn, cũng sẽ giúp Việt Nam giảm thiểu được những tác động tiêu cực của quá trình thay đổi
    khí hậu toàn cầu đang xảy ra.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...