Báo Cáo Báo cáo đánh giá tác động môi trường - nhà máy chế biến măng thực phẩm

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Xuất xứ dự án

    a. Hoàn cảnh ra đời của dự án đầu tư
    Từ những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, thị trường thế giới (Bắc Mỹ, Châu Aâu,
    các nước ở Châu Aù như: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc ) rất ưa chuộng 2
    sản phẩm nông sản qua chế biến là nhân hạt điều và măng tre đã qua chế biến.
    - Về nhân hạt điều: Đến nay sản lượng hạt điều trên thế giới đã giảm sút, nhiều nơi ở
    Đông Phi là nơi sản xuất hạt điều thô lớn chiếm đến 60% thị phần thế giới, nay giảm sút
    chỉ còn 15% so với sản lượng hạt điều thô trong thập nên 70. Mặc dầu các nước Nam Mỹ
    tăng diêïn tích lên 400 ha, Aán Độ tăng 500 ha đưa sản lượng hạt điều thô ước đạt 300
    ngàn đến 400 ngàn tấn và cho lượng nhân hạt điều khoảng 75 ngàn đến 100 ngàn tấn.
    Tuy nhiên thị trường các nước tiêu thụ rất lớn nên thị trường không đủ khả năng cung
    cấp.
    Có thể nói hạt điều là loại nông sản chế biến luôn luôn được ưa chuộng và tiêu thụ
    rất dễ dàng. Nhưng sản lượng hạt điều thô là loại nông sản luôn luôn không ổn định và
    có chiều hướng giảm sút, ngay ở thập niên 80 cây điều được tôn vinh nhưng sau một thời
    gian ngắn thì có chiều hướng chững lại và giảm xút.
    - Về măng thực phẩm: trong những năm gần đây, trên thị trường thế giới rất ưa chuộng
    sản phẩm chế biến từ măng tre, măng trúc dưới dạng đóng hộp, đóng túi. Trung Quốc,
    Đài Loan là những nước trồng rất nhiều tre để lấy măng thực phẩm, là mặt hàng đặc sản
    khan hiếm cung không đủ cầu. Nhu cầu sử dụng trên thị trường thế giới hàng năm tăng từ
    18% đến 20% so với năm trước.
    Ơû thị trường trong nước, mặc dầu chất lượng măng tự nhiên không sánh bằng măng tre
    bát Độ và trúc Tạp Giao; phần lớn tiêu thụ măng dưới dạng sơ chế qua bóc vỏ, sấy khô
    hoặc tiêu thụ măng tươi chưa qua sơ chế. Nhưng nhìn chung, các loại sản phẩm này rất
    khan hiếm và giá rất cao, đặc biệt là măng được người tiêu dùng xếp vào loại rau sạch
    thì nhu cầu lại tăng cao, nhất là ở các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà
    Nội, Đà Nẵng
    Nhiều tài liệu chính thức của cơ quan chuyên trách Bộ nông nghiệp và từ các trung
    tâm chế biến và xuất khẩu rau quả cho thấy hiện nay ở Trung Quốc có loại tre Bát Độ
    cho sản phẩm măng có chất lượng cao và tiêu thụ rất tốt. Đặc biệt giống này còn cho
    năng suất cao, tre Bát Độ từ năm thứ 3 trở đi, mỗi héc ta, hàng năm có thể thu hoạch từ
    90 tấn đến 135 tấn măng tươi. Ơû Trung Quốc, tre Bát Độ được trồng trên diện tích lớn (có
    vùng hơn 15 ngàn ha) ở các tỉnh Quảng Tây, Vân Nam, Tứ Xuyên.
    Nhìn từ mặt kinh tế có thể cho thấy: nếu lấy năng suất bình quân 60 tấn/ha bằng 50%
    năng xuất bình quân của Trung Quốc và thực tế đã đạt được ở một số khu vực miền Nam
    và miền Bắc nước ta và bán với giá 2000 đ/kg (bằng giá rau muống) thì có thể thấy được
    hiệu quả đầu tư trồng tre Bát Độ để lấy măng hiệu quả gấp 9 lần hiệu quả trồng điều,
    trong lúc đầu ra hai sản phẩm đều ở mức như nhau, xét về tiêu thụ trong nước thì sản
    phẩm măng có nhu cầu tiêu thụ lớn hơn nhu cầu tiêu thụ nhân hạt điều.
     Sự cần thiết phải chuyển hướng sản xuất kinh doanh:
    Công ty Đường Bình Dương đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho
    phép chuyển hướng sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả kinh tế. Bối cảnh đó đặt
    ra cho Công ty Đường Bình Dương phải chọn ra hướng đi phù hợp trên cơ sở phát huy thế
    mạnh của mình đó là:
    Có sẵn đất canh tác, chỉ có việc tìm ra các loại cây trồng cho hiệu quả cao so với cây
    mía và những loại cây khác.
    Có lợi thế về thị trường tiêu thụ lớn, đó là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng,
    miền tây Nam Bộ lại có hệ thống đường sắt, hệ thống cảng biển lớn rất thuận lợi cho
    xuất khẩu và cung cấp ra thị trường trong nước và xuất khẩu qua biên giới Vân Nam, Tứ
    Xuyên của Trung Quốc.
    Với chủ trương của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Tổng Công ty Mía
    đường 2, trên cơ sở phát huy những lợi thế đó, Công ty đường Bình Dương chuyển hướng
    sản xuất kinh doanh trên cơ sở chuyển đổi cây trồng từ cây mía sang trồng tre Bát Độ để
    lấy măng làm nguyên liệu chế biến măng thực phẩm cho xuất khẩu và tiêu thụ trong
    nước. Với cơ cấu chuyển hướng sản xuất kinh doanh đó, nhà máy chế biến măng thực
    phẩm được thành lập trên cơ sở:
    - Quyết định số 1665 QĐ/BNN-TCCB ngày 17 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nông
    nghiệp và Phát triển nông thôn về bổ sung ngành nghề kinh doanh cho Công ty Đường
    Bình Dương.
    - Thông báo số 19/TB-UB ngày 8 tháng 10 năm 2004 của UBND tỉnh Bình Dương về việc
    sử dụng đất của Công ty Đường Bình Dương.
    b. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền duyệt dự án đầu tư.
    Dự án nằm trong khu vực của tỉnh Bình Dương nên theo quy định, cơ quan có thẩm
    quyền phê duyệt cấp phép đầu tư cho dự án là Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương.
    Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho
    Công ty cổ phần đường Bình Dương theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
    4603000237 ngày 22 tháng 5 năm 2006. Theo Luật bảo vệ môi trường do Quốc hội nước
    Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 27/12/1993 và Chủ tịch nước ký sắc
    lệnh ban hành ngày 10/01/1994; Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006, dự án
    phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
    Bình Dương phê duyệt.
    2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường
    (ĐTM)
    Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho Dự án xây dựng nhà máy chế
    biến măng thực phẩm của Công ty Cổ phần Đường Bình Dương tại phường Phú Thọ, thị
    xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương được dựa trên các căn cứ pháp luật và kỹ thuật sau:
     Các văn bản pháp quy
    Báo cáo ĐTM cho Dự án xây dựng nhà máy chế biến măng thực phẩm của Công ty
    Cổ phần Đường Bình Dương được xây dựng dựa vào các văn bản pháp lý và tài liệu tham
    khảo sau:
    - Luật Bảo Vệ Môi Trường do Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
    khóa IX, kỳ họp thứ 8, thông qua ngày 12 tháng 12 năm 2005.
    - Thông tư số 125/2003/TTLT – BTC – BTNMT ngày 18/12/2003 của Bộ trưởng BTN &
    MT về hướng dẫn thực hiện nghị định số 67/2003/NĐ - CP của Chính phủ về thu phí
    môi trường đối với nước thải.
    - Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2003 - Nghị định của chính phủ
    về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
    - Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về ban
    hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động.
    - Quy chế Quản Lý Chất Thải Nguy Hại ban hành kèm theo Quyết định số
    155/1999/QĐ – TTg ngày 16/07/1999 của Thủ tướng Chính phủ.
    - Thông tư 199/TTg về quản lý chất thải rắn trong các đô thị và khu công nghiệp
    (3/1997).
    - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ
    nghĩa Việt Nam về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo
    vệ môi trường.
    - Thông tư hướng dẫn số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/2006 của bộ Tài Nguyên &
    Môi Trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
    trường và cam kết bảo vệ môi trường.
    - Nghị định số 81/2006/NĐ-CP của chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo
    vệ môi trường.
    - Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25/6/2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học
    Công nghệ và Môi trường công bố các danh mục Tiêu Chuẩn Việt Nam về môi
    trường bắt buộc áp dụng.
    - Luật đầu tư của CHXHCN Việt Nam qui định các dự án đầu tư không được gây ô
    nhiễm môi trường.
    - Các qui định pháp luật về môi trường tỉnh Bình Dương năm 2003.
    - Quyết định số 218/2003/QĐ-UB ngày 25/8/2003 của UBND tỉnh Bình Dương về việc
    ban hành quy định chi tiết việc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng nước
    thải công nghiệp khi thải vào từng thuỷ vực cụ thể trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
    - Công văn số 628/TNMT ngày 21 tháng 3 năm 2006 của UBND tỉnh Bình Dương về
    việc thực hiện các biện pháp môi trường.
    - Các tài liệu tham khảo công nghệ xử lý các chất thải như: nước, khí và rắn.

     Tiêu chuẩn môi trường

    Tất cả các dự án thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam đều phải áp dụng tiêu chuẩn môi
    trường Việt Nam do BKHCN&MT (nay là Bộ Tài Nguyên và Môi Trường) ban hành. Dự
    án thực hiện ở những địa phương đã có tiêu chuẩn môi trường riêng, có thể áp dụng tiêu
    chuẩn môi trường địa phương với điều kiện phải nghiêm ngặt hơn tiêu chuẩn do BKHCN
    & MT ban hành.
    Trong trường hợp các tiêu chuẩn môi trường cần áp dụng chưa được quy định trong
    tiêu chuẩn môi trường Việt Nam, chủ dự án có thể xin áp dụng tiêu chuẩn bảo vệ môi
    trường của các nước tiên tiến khi được phép bằng văn bản của BKHCN&MT.
     Các tài liệu cơ sở khác
    - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty Cổ phần Đường Bình Dương do Sở
    kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp ngày 22 tháng 5 năm 2006.
    - Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến măng thực
    phẩm của Công ty Cổ phần Đường Bình Dương.
    - Các tài liệu và số liệu về tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Dương;
    - Các số liệu điều tra đưa vào phương pháp chung để thực hiện báo cáo ĐTM. Đó là
    các số liệu về hiện trạng môi trường (đất, nước, không khí) ban đầu, các số liệu về vị
    trí địa lý, tình hình kinh tế – xã hội hiện tại của khu vực;
    - Các tài liệu tham khảo công nghệ xử lý các chất thải (nước, khí thải và chất thải rắn)
    của trong và ngoài nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...