Báo Cáo Báo cáo Đánh giá tác động môi trường khu du lịch sinh thái Phi Trường

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN

    Tỉnh Quảng Nam nằm trong không gian vùng Bắc Trung Bộ với những tiềm năng và lợi thế rất lớn về du lịch. Quảng Nam có Đô thị cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn là điểm du lịch nổi tiếng thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Quảng Nam còn nằm trong khu vực phát triển của hành lang kinh tế Đông Tây nối miền Trung với các nước Lào, Thái Lan, Mianma nên hoạt động lưu thông giữa các vùng rất thuận lợi.
    Ngày 05/06/2003 Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định 108/2003/QĐ-TTg về việc thành lập Khu kinh tế mở Chu Lai nhằm tạo đà phát triển kinh tế cho tỉnh Quảng Nam và khu vực miền Trung. Hoạt động của Khu kinh tế đã và đang thu hút nhiều dự án đầu tư; trong đó việc đầu tư loại hình du lịch sinh thái ven biển rất được quan tâm.
    Với lượng du khách du lịch, các chuyên gia đến tham quan, nghỉ dưỡng và làm việc tại khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất ngày càng nhiều thì việc đầu tư xây dựng các khu Resort càng trở nên cấp thiết.
    Nắm bắt được những nhu cầu trên cùng với những thuận lợi về vị trí xây dựng, các chính sách đãi ngộ đầu tư, . Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Chu Lai quyết định đầu tư xây dựng dự án Khu du lịch sinh thái Phi trường tại Khu kinh tế mở Chu Lai, xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
    Dự án được Ban quản lý khu kinh tế mở Chu Lai thống nhất chủ trương đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái.
    2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)
    - Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 và Chủ tịch nước Công bố ngày 12/12/2005.
    - Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 28/02/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
    - Thông tư 08/2006/TT-BTNMT ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài nguyên & Môi trường về việc hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
    - Thông tư số 09/2000/TT-BXD ngày 17/07/2000 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư và thông tư số 07/2003/TT-BXD ngày 17/06/2003 về việc sửa đổi, bổ sung thông tư số 09/2000/TT-BXD.
    - Thông báo số 232/TB-KTM ngày 26/12/2007 của Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai về việc thống nhất chủ trương đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái Phi Trường.
    - Biên bản bàn giao mốc của Trung tâm Dịch vụ và Phát triển quỹ đất và phòng xây dựng Tài nguyên và Môi trường với Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Chu Lai.
    - Thuyết minh quy hoạch chi tiết 1/500 khu du lịch sinh thái Phi Trường.
    - Số liệu đo đạc phân tích chất lượng môi trường nền do Công ty Cổ phần Tư vấn Công nghệ Môi trường Quảng Nam và Đài Khí tượng Thủy văn Trung Trung bộ phối hợp thực hiện.
    - Các tài liệu, số liệu liên quan đến khu vực dự án.
    - Các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.
    3. NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO ĐTM
    - Mô tả tóm tắt dự án.
    - Điều kiện tự nhiên, môi trường và KT - XH khu vực thực hiện dự án.
    - Đánh giá các tác động đối với môi trường.
    - Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa sự cố môi trường.
    - Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
    - Dự toán kinh phí cho các công trình môi trường.
    - Chương trình quản lý và giám sát môi trường.
    - Tham vấn ý kiến cộng đồng.
    - Nguồn cung cấp số liệu và phương pháp đánh giá.
    - Kết luận và kiến nghị.
    4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
    Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Phi Trường do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Chu Lai chủ trì thực hiện.
    Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Chu Lai
    + Địa chỉ liên hệ: Khu kinh tế mở Chu Lai, xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
    + Đại diện:
    1. Ông: Nguyễn Minh Sửu - Giám đốc.
    2. Bà: Bùi Thị Thu Thủy - Nhân viên kế hoạch.
    Với sự tư vấn của Công ty Cổ phần Tư vấn Công nghệ Môi trường Quảng Nam.
    + Địa chỉ liên hệ: 241 Trần Quý Cáp - Tam Kỳ - Quảng Nam.
    + Đại diện:
    1. Ông: Vũ Đình Mai - Giám Đốc.
    2. Ông: Võ Đình Tường - Kế toán công ty.
    3. Ông: Lê Văn Vinh - Trưởng phòng Kỹ thuật
    Quá trình thực hiện lập báo cáo được triển khai như sau:
    - Xây dựng đề cương báo cáo đánh giá tác động môi trường.
    - Thu thập thông tin: Thu thập các thông tin về đất đai, các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, . tại khu vực thực hiện dự án và các vùng lân cận.
    - Khảo sát thực địa: Đơn vị tư vấn phối hợp với chủ đầu tư, tiến hành khảo sát hiện trường, đánh giá sơ bộ các điều kiện về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội; hiện trạng môi trường, đồng thời lấy mẫu, phân tích mẫu, đo đạc các thông số môi trường.
    - Tổ chức xây dựng các chuyên đề đánh giá tác động môi trường: Trên cơ sở nội dung, quy mô của dự án, xác định các nguồn phát sinh ô nhiễm, đánh giá mức độ và phạm vi tác động của các nguồn gây ô nhiễm trong các giai đoạn xây dựng và khi dự án đi vào hoạt động; từ đó đề ra các biện pháp xử lý hiệu quả, phù hợp.
    - Tổng hợp báo cáo đánh giá tác động môi trường.
    - In ấn văn bản, gửi trình báo cáo cho cơ quan quản lý.



    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU. 1

    1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 1
    2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) 1
    3. NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO ĐTM 2
    4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM 2
    CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 4
    1.1. TÊN DỰ ÁN 4
    1.2. CHỦ DỰ ÁN 4
    1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 4
    1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 5
    1.4.1. Mục tiêu của dự án 5
    1.4.2. Quy mô dự án 5
    1.4.3. Quy hoạch sử dụng đất 6
    1.4.4. Các hạng mục công trình chính 6
    1.4.5. Các giải pháp 8
    CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI 14
    2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 14
    2.1.1. Điều kiện địa lý 14
    2.1.2. Điều kiện địa hình 14
    2.1.3. Đặc điểm địa chất 14
    2.1.4. Điều kiện về khí tượng, thủy văn 15
    2.2. HIỆN TRẠNG CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 17
    2.2.1. Hiện trạng môi trường không khí 17
    2.2.2. Hiện trạng môi trường nước 19
    2.2.3. Điều kiện thổ nhưỡng 22
    2.2.4. Hệ sinh thái 22
    2.3. HIỆN TRẠNG KIẾN TRÚC XÂY DỰNG VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ 23
    2.3.1. Hiện trạng giao thông 23
    2.3.2. Hiện trạng cấp nước 23
    2.3.3. Hiện trạng nền và thoát nước mưa 23
    2.3.4. Hiện trạng cấp điện 24
    2.4. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 24
    2.4.1. Điều kiện kinh tế 24
    2.4.2. Điều kiện xã hội 24
    CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 26
    3.1. NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG 26
    3.1.1. Nguồn tác động có liên quan đến chất thải 26
    3.1.2. Nguồn tác động không liên quan đến chất thải 32
    3.1.3. Rủi ro về sự cố môi trường 33
    3.2. ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG 35
    3.2.1. Giai đoạn thi công xây dựng công trình 35
    3.2.2. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động 36
    3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 36
    3.3.1. Giai đoạn thi công xây dựng công trình 36
    3.3.2. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động 40
    3.4. SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG DO HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 44
    3.4.1. Sự cố cháy nổ 45
    3.4.2. Bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) 45
    3.4.3. Hiện tượng xâm thực bờ biển 45
    3.4.4. Sự cố từ hệ thống xử lý nước thải 46
    3.5. ĐÁNH GIÁ VỀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG 46
    CHƯƠNG 4. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 47
    4.1. GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG 47
    4.1.1. Biện pháp quản lý 47
    4.1.2. Các biện pháp kỹ thuật 48
    4.2. KHI DỰ ÁN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG 49
    4.2.1. Giảm thiểu các tác động môi trường không khí 49
    4.2.2. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước 50
    4.2.3. Biện pháp xử lý chất thải rắn 58
    4.2.4. Giảm thiểu tác động do việc khai thác nước ngầm 59
    4.2.5. Trồng cây xanh trong khuôn viên khu du lịch 59
    4.2.6. Các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự 60
    4.3. ĐỐI VỚI SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 60
    4.3.1. Phòng chống cháy nổ 60
    4.3.2. An toàn về điện 61
    4.3.3. An toàn và vệ sinh lao động 61
    4.3.4. Phòng chống sét 61
    4.3.5. Phòng chống thiên tai, sóng thần 62
    4.3.6. Phòng chống sự cố triều dâng và sạt lở bờ 62
    4.3.7. Phòng chống sự cố do hư hỏng hệ thống xử lý nước thải 62
    CHƯƠNG 5. CAM KẾT THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 64
    CHƯƠNG 6. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 65

    6.1. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG 65
    6.2. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ, GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 65
    6.2.1. Quản lý môi trường 65
    6.2.2. Giám sát môi trường 66
    6.2.3. Dự kiến kinh phí thực hiện 67
    CHƯƠNG 7. CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ XÂY DỰNG LẮP ĐẶT 68
    CHƯƠNG 8. THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 69
    CHƯƠNG 9. NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 70

    9.1. NGUỒN CUNG CẤP CÁC SỐ LIỆU, DỰ LIỆU 70
    9.1.1. Tài liệu, dữ liệu tham khảo 70
    9.1.2. Nguồn tài liệu dữ liệu chủ dự án tự tạo lập 70
    9.2. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH LẬP ĐTM 70
    9.3. NHẬN XÉT VỀ ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 71
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...