Báo Cáo báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Xây dựng tuyến kè sông La Ngà, đường cứu hộ bờ kè

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 2
    ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
    2.1. Điều kiện môi trường tự nhiên
    2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất
    2.1.1.1. Điều kiện về địa lýa) Điều kiện về giao thông
    Địa điểm xây dựng tuyến kè sông La Ngà, đường cứu hộ cách trung tâm hành chính của huyện Phú Ninh khoảng 1km về phía Tây Bắc nên điều kiện về giao thông tại khu vực dự án và các vùng lân cận tương đối phát triển. Tại cầu máng (điểm đầu của tuyến kè) có tuyến đường bê tông rộng 5m cắt ngang sông La Ngà, chạy dọc theo kênh chính Phú Ninh N[SUB]8[/SUB] nối các xã Tam Lộc, Tam Phước và T.T Phú Thịnh. Tại cầu La Ngà (điểm giữa của tuyến kè) có tuyến đường liên xã Tam Phước - T.T Phú Thịnh rộng 8 m đã được thảm nhựa. Tại khu vực trung tâm hành chính huyện Phú Ninh, đường được quy hoạch xây dựng có mật độ dày, bề rộng từ 10m-25m, đã được thảm nhựa; các tuyến đường liên thôn, liên xã, đường nội đồng tại khu vực dự án và các vùng lân cận hầu hết đã được bê tông hóa.
    b) Điều kiện về dân cư, công nghiệp, dịch vụ
    Vị trí xây dựng tuyến kè xa khu dân cư tập trung, rãi rác có một vài nhà dân ở gần khu vực sông. Không có hộ dân nào nằm trong diện phải di dời nhà cửa tái định cư đến nơi ở mới. Mật độ dân số trung bình (khoảng 583 người/km[SUP]2[/SUP]); đa phần người dân sống bằng nghề nông nghiệp và làm công nhân.
    Khu vực dự án chưa đầu tư phát triển hoạt động công nghiệp - TTCN; hiện trạng chỉ có nhà sản xuất gạch tuynen Tam Phước cách sông La Ngà khoảng 500m về phía Tây Bắc đang hoạt động. Các hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển nhỏ lẻ chủ yếu ở quy mô hộ gia đình.
    c) Điều kiện về địa hình, địa vật
    Khu vực thực hiện dự án là vùng trung du có địa hình đa dạng và phong phú bao gồm gò đồi, đồng bằng sông suối, kênh lạch. Địa hình dốc thoải từ Đông - Nam về Tây - Bắc theo hướng dòng chảy của suối La Ngà.
    Trong khu vực có 11 gò đồi với độ dốc thoải. Khu phía Bắc có 6 gò đồi, khu phía Nam có 5 gò đồi. Các gò đồi khá gần nhau, khoảng cách độ vài trăm mét.
    Các cao trình cốt tự nhiên cơ bản:
    - Ở các gò đồi cao nhất từ 21 - 24m.
    - Dọc các sườn đồi cốt trung bình từ 11 - 18 m.
    - Các khu ruộng trũng, cốt thấp nhất 11 - 14m.
    Địa vật chủ yếu gồm các loại cây trồng lâu năm như bạch đàn, keo lá tràm, tre trồng dọc sông và các loại cây bụi, cỏ dại; các loại cây hoa màu hằng năm như lúa, lạc, ngô, dưa hấu, .
    Dọc theo tuyến sông, các loại cây lâu năm được trồng với mật độ dày, chiều cao từ 5-15m. Cây hàng năm được trồng dao động theo từng mùa vụ.
    Khu vực thực hiện dự án không có kho tàng bến bãi, công trình công cộng, di tích lịch sử, khu giải trí, trường học; không có trung tâm thương mại, công viên, nghĩa trang, .
    2.1.1.2. Điều kiện về địa chất
    Khu vực dự án nghiên cứu có cấu trúc địa chất lớp trên thuộc Đệ Tứ không phân chia (adQ) và Holocen thượng (aQ[SUB]IV[/SUB][SUP]3[/SUP]) là những trầm tích hiện đại bao gồm cát, sỏi, sạn, bột, mùn thực vật và các sườn tích tàn tích bao gồm sét pha, dăm sỏi sạn, laterit, có bề dày thay đổi từ 2-5m và 15 - 20m.
    Nguồn: Bản đồ địa chất và khoáng sản tỷ lệ 1:200.000 - Tờ Hội An D-49-I
    Trong phạm vi khảo sát địa tầng gồm các lớp sau:
    - Lớp 1: Sét pha lẫn tạp chất hữu cơ, màu xám đen xám xanh, trạng thái dẻo mềm. Có bề dày khảo sát (0,35 đến 0,60)m.
    - Lớp 2: Sét pha lẫn ít dăm sạn, màu xám nâu, trạng thái dẻo cứng, có bề dày khảo sát (0,15 đến 2,10)m.
    - Lớp 3a: Cát hạt thô lẫn dăm sạn cuội tảng, màu xám vàng, trạng thái ẩm ướt đến bão hòa, có bề dày khảo sát (1,00 đến 4,20)m.
    - Lớp 3b: Cát hạt thô lẫn sỏi sạn xen kẹp thấu kính sét, màu xám trắng, trạng thái ẩm ướt, có bề dày khảo sát (1,00 đến 4,20)m.
    - Lớp 4: Cát pha lẫn sỏi sạn, màu xám trắng xám vàng, trạng thái dẻo, có bề dày khảo sát biến thiên từ (1,10 đến 2,50)m.
    - Lớp 5: Sét pha lẫn sỏi sạn, màu nâu vàng nâu đỏ, trạng thái nửa cứng, có bề dày khảo sát biến thiên từ (1,10 đến 2,50)m.
    - Lớp 6: Sét pha lẫn dăm sỏi sạn, màu xám trắng xám vàng đốm xanh, trạng thái cứng (sản phẩm của đá granite phong hóa hoàn toàn), có bề dày khảo sát biến thiên từ (1,10 đến 2,50)m.
    - Lớp 7: Đá granite nứt nẻ phong hóa mạnh đến rất mạnh, màu xám xanh đốm trắng, bề dày khảo sát không xác định được do giới hạn chiều sâu khảo sát.
    Qua khối lượng khảo sát, thí nghiệm mẫu, phân tích, tổng hợp số liệu nhận thấy: Điều kiện địa chất công trình của khu vực thực hiện dự án đơn giản, tương đối đồng nhất về diện và chiều sâu, các lớp có cường độ chịu tải trung bình đến tương đối khá, bề dày tương đối ổn định và phân bố đồng đều.
    2.1.2. Điều kiện về khí tượng
    Khí hậu khu vực Tam Kỳ, Phú Ninh chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ đầu tháng 7 đến cuối tháng 1 năm sau, mùa khô bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 6. Các yếu tố về khí hậu có thể tóm tắt như sau:
    2.1.3.1. Nhiệt độ Nhiệt độ các tháng nóng nhất thường tập trung từ tháng 5 đến tháng 7. Nhiệt độ trung bình của các tháng này từ 28-29,5[SUP]0[/SUP]C. Thời kỳ này, nhiệt độ cao nhất vào ban ngày lên đến 34-35[SUP]0[/SUP]C, thậm chí có ngày lên đến 40-41[SUP]0[/SUP]C, nhất là trong những ngày có gió mùa Tây Nam.
    Về mùa Đông, tháng 1 là tháng lạnh nhất với nhiệt độ trung bình từ 21-23[SUP]0[/SUP]C. Nhiệt độ thấp nhất trung bình trong tháng 1 từ 18-19[SUP]0[/SUP]C.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...