Báo Cáo Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Cụm công nghi

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp Trúc Mai, xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

    MỞ ĐẦU 1
    1. XUẤT XỨ DỰ ÁN 5
    2. CĂN CỨ THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 6
    2.1. Căn cứ pháp lý. 6
    2.2. Căn cứ kỹ thuật 8
    2.3. Tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam 9
    2.4. Nguồn cung cấp tài liệu, dữ liệu. 10
    3. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH LẬP ĐTM 11
    4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM 12
    Chương 1. 14
    MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 14
    1.1. TÊN DỰ ÁN 14
    1.2. CHỦ DỰ ÁN 14
    1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 14
    1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 15
    1.4.1. Mục tiêu và quy mô dự án. 15
    1.4.1.1. Mục tiêu. 15
    1.4.1.2. Quy mô, tính chất của dự án. 16
    1.4.2. Các hạng mục công trình dự án. 17
    1.4.2.1. Các công trình xây dựng. 17
    1.4.2.2. Phương án thiết kế hạ tầng xây dựng. 17
    1.4.3. Công nghệ thi công. 23
    1.4.3.1. Giải phóng mặt bằng. 23
    1.4.3.2. Rà phá bom, mìn, vật liệu nổ. 23
    1.4.3.3. Thi công san lấp mặt bằng. 24
    1.4.4. Các loại máy móc thiết bị thi công. 25
    1.4.5. Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu của dự án. 25
    1.4.6. Tổng mức đầu tư của dự án. 25
    1.4.7. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án. 26
    1.4.8. Tiến độ thực hiện dự án. 28
    Chương 2. 29
    ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG 29
    VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 29
    2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 29
    2.1.1. Điều kiện về địa lý địa chất 29
    2.1.1.1. Vị trí địa lý. 29
    2.1.1.2. Địa chất 29
    2.1.2. Điều kiện về khí tượng – thủy văn. 30
    2.1.2.1. Khí tượng. 30
    2.1.2.2. Thuỷ văn. 35
    2.1.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên. 35
    2.1.3.1. Môi trường không khí 37
    2.1.3.2. Môi trường nước. 38
    2.1.3.3. Môi trường đất 39
    2.1.4. Tính nhạy cảm môi trường, đánh giá sơ bộ về sức chịu tải của môi trường 39
    2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 40
    2.2.1. Điều kiện kinh tế. 40
    2.2.2. Điều kiện xã hội 41
    Chương 3. 43
    ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 43
    3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 44
    3.1.1. Giai đoạn chuẩn bị dự án. 44
    3.1.1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 44
    3.1.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 45
    3.1.2. Trong giai đoạn thi công xây dựng. 46
    3.1.2.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 46
    3.1.2.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 64
    3.1.3. Trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động sản xuất ổn định. 66
    3.1.3.1.Nguồn tác động liên quan đến chất thải 66
    3.1.3.2. Nguồn tác động không liên quan đến chất thải 81
    3.1.4. Đối tượng bị tác động. 84
    3.1.4.1. Các thành phần môi trường tự nhiên. 84
    3.1.4.2. Môi trường kinh tế - xã hội 84
    3.1.5. Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra. 85
    3.2. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT VÀ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 86
    3.2.1. Đánh giá đối với các tính toán về lưu lượng, nồng độ, và khả năng phát tán chất khí độc hại và bụi 86
    3.2.2. Đánh giá đối với các tính toán về phạm vi tác động do tiếng ồn. 87
    3.2.3. Đánh giá đối với các tính toán về tải lượng, nồng độ và phạm vi phát tán các chất ô nhiễm trong nước thải 87
    3.2.4. Đánh giá đối với các tính toán về tải lượng, hàm lượng các chất ô nhiễm trong chất thải rắn. 88
    Chương 4. 89
    BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA 89
    VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 89
    4.1. ĐỐI VỚI CÁC TÁC ĐỘNG XẤU 89
    4.1.1. Trong giai đoạn quy hoạch dự án. 89
    4.1.1.1. Phân cụm các nhà máy. 89
    4.1.1.2. Bố trí các nhà máy và hạng mục công trình trong CCN 89
    4.1.1.3. Bồi thường, giải phóng mặt bằng. 90
    4.1.1.4. Biện pháp rà phá bom mìn. 90
    4.1.2. Trong giai đoạn thi công xây dựng cơ sở hạ tầng. 91
    4.1.2.1. Các vấn đề trong thiết kế - chọn biện pháp thi công. 91
    4.1.1.2. Hạn chế đến các công trình hạ tầng. Error! Bookmark not defined.
    4.1.1.3. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí 91
    4.1.1.4. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước. 93
    4.1.1.5. Đối với chất thải rắn và vấn đề ô nhiễm môi trường đất 94
    4.1.1.6. Các biện pháp khác. 94
    4.1.3. Trong giai đoạn hoạt động. 95
    4.1.3.1. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí 95
    4.1.3.2. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước. 100
    4.1.3.3. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất 105
    4.1.3.4. Các biện pháp giảm thiểu do tiếng ồn, độ rung. 107
    4.1.3.5. Bảo vệ hệ sinh thái 107
    4.1.3.6. Giảm thiểu tác động đến môi trường kinh tế, xã hội nhân văn. 108
    4.2. ĐỐI VỚI SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 108
    4.2.1. Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động. 108
    4.2.2. Các biện pháp phòng chống thiên tai - sự cố. 109
    Chương 5. 111
    CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 111
    5.1 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 111
    5.1.1. Trong giai đoạn xây dựng các hạng mục công trình của dự án. 111
    5.1.2. Trong giai đoạn nhà máy đi vào hoạt động. 112
    5.2. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 117
    5.2.1. Trong giai đoạn thi công xây dựng. 117
    5.2.2. Trong giai đoạn CCN đi vào hoạt động sản xuất 118
    Chương 6. 119
    THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 119
    6.1. Ý KIẾN CỦA UBND XÃ LÂU THƯỢNG 119
    6.2. Ý KIẾN CỦA UBMTTQ XÃ LÂU THƯỢNG 119
    6.3. Ý KIẾN PHẢN HỒI VÀ CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN TRƯỚC CÁC 120
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 121
    1. KẾT LUẬN 121
    2. KIẾN NGHỊ 122
    3. CAM KẾT. 122


    MỞ ĐẦU

    1. XUẤT XỨ DỰ ÁN
    a. Tóm tắt xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án
    Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế, sự tác động mạnh mẽ và gay gắt của quy luật kinh tế khách quan cũng như sự chi phối của nền kinh tế thế giới và khu vực đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần trên thị trường ngày càng khốc liệt. Để đạt được mục tiêu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2020, Nhà nước và các doanh nghiệp phải không ngừng củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội. Trong đó, việc đầu tư quy hoạch và hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp phải được hoàn chỉnh cả về quy mô cũng như chất lượng các công trình hạ tầng.
    Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có gần 30 khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ đã có quy hoạch chi tiết được phê duyệt. Đây là thị trường lớn cung cấp mặt bằng sạch gắn liền với kết cấu hạ tầng đồng bộ để thu hút các nhà đầu tư cho phát triển công nghiệp của tỉnh. Bên cạnh đó, Thái Nguyên là tỉnh có nền sản xuất công nghiệp đã được Chính phủ định hướng từ những năm 1960 về luyện kim đen, luyện kim màu, xây dựng công trình, vật liệu xây dựng
    Nhằm khai thác triệt để những tiềm năng và thế mạnh trên, đặc biệt là nguồn tài nguyên khoáng sản rắn và nguồn nhân lực dồi dào phục vụ cho chiến lược tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh cũng như góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, Công ty cổ phần sản xuất gang Hoa Trung lập dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp Trúc Mai thuộc xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Đây sẽ là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng có công nghệ tiên tiến, hiện đại đến đầu tư xin thuê đất. Khi dự án đi vào hoạt động sẽ đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thu hút các nhà đầu tư vào cụm công nghiệp này đồng thời tạo công ăn việc làm cho lao động tại địa phương và các tỉnh lân cận, tăng thu ngân sách địa phương.
    b. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư
    Hội đồng quản trị công ty cổ phần sản xuất gang Hoa Trung

    c./. Mối quan hệ của dự án với các quy hoạch phát triển
    Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp Trúc Mai, xã Lâu Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên là dự án đầu tư mới, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công chương trình: "Phát triển mạnh CN - TTCN gắn với phát triển thương mại, dịch vụ của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010, phù hợp với các quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh cũng như của Nhà nước cụ thể như:
    - Luật Đầu tư ngày 29/11/2005 và Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
    - Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2015 có tính đến 2020;
    - Quy hoạch phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;
    - Quyết định số 88/QĐ-UB của UBND tỉnh Thái Nguyên ngày 13/01/2004 về việc phê duyệt phương án quy hoạch chung các khu công nghiệp nhỏ trên toàn tỉnh;
    - Quyết định số 1672/QĐ-UBND UBND tỉnh Thái Nguyên ngày 11/08/2006 về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng Cụm công nghiệp nhỏ Trúc Mai;
    - Quy hoạch mở rộng cụm công nghiệp nhỏ Trúc Mai đã được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt tại Quyết định số 1580/QĐ-UBND ngày 14/7/2008.
    2. CĂN CỨ THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
    2.1. Căn cứ pháp lý
    - Luật Bảo vệ Môi trường ngày 29/11/2005;
    - Luật Đầu tư ngày 29/11/2005;
    - Luật Tài nguyên nước ngày 20/5/1998;
    - Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
    - Luật hoá chất ngày 21/11/2007;
    - Luật đất đai ngày 01/7/2004;
    - Luật thuế xuất nhập khẩu ngày 26/12/1991; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế xuất, nhập khẩu ngày 05/7/1993;
    - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật BVMT;
    - Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật BVMT;
    - Nghị định số 108/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07 tháng 10 năm 2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;
    - Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ về việc Quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;
    - Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 06/4/2007 về quản lý chất thải rắn;
    - Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
    - Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009;
    - Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
    - Nghị quyết của Bộ chính trị Số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
    - Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ Môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
    - Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 18/08/2009 của Thủ tướng chính phủ về ban hành quy chế quản lý cụm công nghiệp;
    - Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại;
    - Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác quản lý CTR tại các đô thị và KCN;
    - Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10/07/1999 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược quản lý CTR ở các đô thị và KCN Việt Nam đến năm 2020”
    - Quyết định số 04/2008/QĐ- BXD ngày 03/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Bộ xây dựng về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dưng;
    - Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
    - Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/7/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp;
    - Thông tư 12/2006/TT-BCN ngày 22 tháng 12 năm 2006 Hướng dẫn thi hành Nghị định số 68/2005/NĐ-CP của Chính phủ về an toàn hoá chất;
    - Thông tư 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, mã số quản lý chất thải nguy hại;
    - Quyết định số 35/2009/ QĐ-UBND ngày 14/12/2009 về ban hành quy chế quản lý, phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
    - Quyết định số 1593/2002/QĐ-UB ngày 04/06/2002 của UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành quy định bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên;
    - Quyết định số 341/QĐ-UBND ngày 11/02/2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên v/v phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020;
    - Các văn bản pháp lý khác.
    2.2. Căn cứ kỹ thuật
    - Quy hoạch chi tiết xây dựng Cụm công nghiệp nhỏ Trúc Mai, huyện Võ Nhai được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt tại quyết định số 1672/QĐ-UBND ngày 11/08/2006;
    - Quy hoạch mở rộng cụm công nghiệp nhỏ Trúc Mai, huyện Võ Nhai được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt tại Quyết định số 1580/QĐ-UBND ngày 14/7/2008;
    - Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp Trúc Mai, huyện Võ Nhai;
    - Thuyết minh thiết kế cơ sở và bản vẽ thiết kế cơ sở công trình xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp Trúc Mai, huyện Võ Nhai.
    - Số liệu, tài liệu về kinh tế - xã hội khu vực thực hiện dự án;
    - Các số liệu, tài liệu khảo sát, quan trắc và phân tích do Công ty cổ phần công nghệ môi trường Hiếu Anh phối hợp Trung tâm tư vấn dịch vụ tài nguyên và
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...