Báo Cáo Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sắt xốp Bắc Kạn 100.000 tấn/năm t

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
    a. Tóm tắt xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của dự án
    Trong những năm gần đây ngành công nghiệp thép nước ta đã phát triển với tốc độ nhanh, đảm bảo được khoảng 50% tổng nhu cầu thép của các ngành kinh tế. Tuy nhiên, sự phát triển của các khâu trong ngành thép còn ở tình trạng mất cân đối. Hiện nay, ngành thép của nước ta có khả năng sản xuất khoảng 260.000 tấn gang, 2.400.000 tấn phôi thép và 6.500.000 tấn thép cán/năm. Đến năm 2010, Việt Nam có thể sản xuất 3.000.000 tấn gang, 4.500.000 tấn phôi thép và 8.000.000 tấn thép cán/năm. Như vậy, khâu sản xuất nguyên liệu cho luyện thép (sản xuất gang hoặc sắt xốp) là khâu lớn nhất, cần phải phát triển mạnh mẽ trong thời gian sắp tới mới có thể đáp ứng được nhu cầu của luyện thép, giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường nước ngoài, phát huy tiềm năng tài nguyên của đất nước, phù hợp với chủ trương chính sách của nhà nước. Trong những năm gần đây, nước ta hàng năm đã phải nhập khẩu trên 1 triệu tấn thép phế. Việc nhập khẩu thép phế gặp rất nhiều khó khăn về giá cả và chất lượng, vận chuyển và môi trường.
    Để khắc phục tình trạng trên đòi hỏi phải phát triển, áp dụng công nghệ tiên tiến đáp ứng được chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường. Trong quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam giai đoạn 2007 -2015, có xét đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 345/2007/QĐ -TTg ngày 04/9/2007 đã nêu rõ:
    - Phát triển ngành thép Việt Nam phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và ngành công nghiệp của cả nước, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các địa phương và lộ trình hội nhập của Việt Nam.
    - Xây dựng và phát triển ngành thép Việt Nam thành một ngành công nghiệp quan trọng, đảm bảo phát triển ổn định và bền vững, giảm thiểu sự mất cân đối giữa sản xuất gang, phôi thép với sản xuất thép thành phẩm, giữa sản phẩm thép dài với sản phẩm thép dẹt.
    - Xây dựng ngành thép Việt Nam với công nghệ tiên tiến hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn tài nguyên của đất nước, đảm bảo hài hòa với bảo vệ môi trường sinh thái tại các địa phương phát triển ngành thép.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...