Báo Cáo Báo cáo đánh giá tác động môi trường: DỰ ÁN ĐẦU TƯ TĂNG ĐỘ SÂU KHAI THÁC ĐẾN MỨC -60m MỎ ĐÁ XÂY DỰNG

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Xuất xứ của dự án.
    Mỏ đá xây dựng Tân Bản, Phường Bửu Hoà, Tp. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai của Công ty TNHH Một Thành Viên XD & SX VLXD Biên Hoà đã được sự chấp thuận của UBND tỉnh Đồng Nai tại công văn số 5865/UBND – CN ngày 19/9/2005 cho phép Công ty lập thủ tục thăm dò phần sâu trên diện tích 12,8ha đến mức -60m.
    Báo cáo kết quả thăm dò phần sâu được thành lập vào tháng 12 năm 2005 và đã được Hội đồng đánh giá trữ lượng Khoáng sản phê chuẩn theo quyết định số 5228/QĐ-UBND, ngày 29/05/2006, do Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai ký.
    Dựa trên kết quả trữ lượng được phê duyệt, Công ty TNHH Một thành viên XD & SX VLXD Biên Hoà tiến hành thành lập Dự án đầu tư tăng độ sâu khai thác đến mức -60m mỏ đá xây dựng Tân Bản, Phường Bửu Hoà, Tp. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai để xin cấp phép khai thác với công suất khai thác1.800.000m3/năm và thời gian hoạt động của mỏ là 3,5 năm (theo thiết kế khai thác).
    Nhằm thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường của dự án và làm cơ sở trình các cơ quan chức năng thẩm định, phê duyệt cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, Công ty TNHH Một thành viên XD & SX VLXD Biên Hoà đã tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường “Dự án đầu tư tăng độ sâu khai thác đến mức -60m-Mỏ đá xây dựng Tân Bản, Phường Bửu Hoà, Tp. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai” .
    Mục đích thành lập của Báo cáo ĐTM:
    - Trên cơ sở các biện pháp, công suất khai thác của dự án đầu tư khai thác, cơ sở hiện trạng môi trường nền của khu mỏ, Báo cáo sẽ dự báo và đánh giá các tác động môi trường tiềm tàng chính của dự án lên môi trường xung quanh.
    - Phân tích một cách có căn cứ khoa học những tác động có lợi, có hại mà dự án gây ra cho môi trường trong khu vực.
    - Xây dựng và đề xuất các biện pháp tổng hợp để bảo vệ môi trường, xử lý một cách hợp lý mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường của khu vực dự án nói riêng, cũng như trong khu vực.
    - Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường và cải tạo môi trường cảnh quan khu mỏ sau khi kết thúc khai thác, đóng cửa mỏ.
    2. Các căn cứ pháp lý để lập Báo cáo ĐTM:
    a. Các văn bản pháp quy, pháp lý
    + Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực thi hành từ 01/07/2006.
    + Luật Khoáng sản được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 20/03/1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 14/06/2005;
    + Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
    + Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
    + Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
    + Nghị định số 137/2005/NĐ-CP ngày 09/11/2005 của chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản và Thông tư số 105/2005/TT-BTC ngày 30/11/2005 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện phí bảo vệ môi trường.
    + Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi trường ngày 08/09/2006 Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường đối và cam kết bảo vệ môi trường.
    + Thông tư liên tịch số 126/1999/TTLT-BTC-BCN-BKHCNMT ngày 22/10/1999 hướng dẫn việc ký quỹ để phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản và Công văn số 832/BKHCNMT-MTg ngày 08/04/2002 của Bộ Khoa học-Công nghệ và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện ký quỹ để phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản.
    + Căn cứ TCVN 4586-1997 do Ủy Ban KH-CN ban hành năm 1997 về yêu cầu an toàn khi bảo quản, vận chuyển và sử dụng Vật Liệu Nổ Công Nghiệp.
    + Quyết định số 155/1999/QĐ.TTg ngày 16/07/1999 của Thủ tuớng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý chất thải nguy hại.
    + Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25/6/2002 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về việc "Công bố danh mục tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường bắt buộc áp dụng".
    + Quyết định số 2128/QĐ-CNCL ngày 18/03/2001 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc cho phép sử dụng vật liệu nổ;
    + Quyết định số 2954/QĐ.CT.UBT ngày 03/11/2000 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc "Thực hiện ký quỹ để phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai".
    + Quyết định số 210/2005/QĐ.UBT ngày 20/01/2005 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc "Quy định về phân vùng môi trường nước và không khí để áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường TCVN-2001 trên địa bàn tỉnh".
    + Quyết định số 50/2006/QĐ.UBND ngày 08/06/2006 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc ban hành Quyết định quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
    + Công văn của UBND tỉnh Đồng Nai số 5865/UBND-CN ngày 19/9/2005 cho phép Công ty Xây dựng và Sản xuất VLXD Biên Hòa lập thủ tục thăm dò phần sâu đến mức -60m tại mỏ đá xây dựng Tân Bản, P.Bửu Hoà, Tp.Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...