Luận Văn Báo cáo đánh giá môi trường của dự án quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 -2012 tầ

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT . 4
    TÓM TẮT BÁO CÁO ĐMC 5
    1. Xuất xứ của Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia . 12
    2. Căn cứ pháp lý và cơ sở thực hiện ĐMC 14
    2.1. Căn cứ pháp lý . 14
    2.1.1. Luật và chính sách liên quan đến bảo vệ môi trường 14
    2.1.2. Luật và văn bản pháp luật về tài nguyên nước 16
    2.1.3. Luật và quy định pháp luật về vấn đề bảo tồn và bảo vệ 17
    2.1.4. Các văn bản pháp luật liên quan đến tái định cư . 19
    2.1.6. Các văn bản pháp luật khác . 21
    2.2. Các chiến lược và chính sách định hướng 22
    2.2.1. Các chiến lược và chính sách môi trường và kinh tế xã hội . 22
    2.2.2. Các chiến lược và chính sách năng lượng . 24
    2.3. Căn cứ kỹ thuật 24
    3. Mục tiêu báo cáo, phương pháp tiếp cận và cách thức tổ chức thực hiện . 24
    3.1. Mục tiêu của Đánh giá môi trường chiến lược 24
    3.2. Phương pháp tiếp cận và phương pháp luận 25
    3.2.1. Phương pháp luận 25
    3.2.2. Các bước thực hiện . 26
    3.3. Tổ chức thực hiện và trao đổi trong quá trình thực hiện 36
    3.4. Danh sách nhóm thực hiện . 39
    Chương 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHÍNH LIÊN
    QUAN ĐẾN QHĐ VII 42
    1.1. CƠ QUAN CHỦ DỰ ÁN 42
    1.2. TÓM TẮT DỰ ÁN 42
    1.2.1. Tóm tắt về QHĐ VII . 42
    1.2.1.1. Các mục tiêu của QHĐ VII 42
    1.2.1.2. Nội dung của QHĐ VII . 43
    1.2.1.3. Quan điểm và phương hướng phát triển của QHĐ VII 45
    1.2.2. Mối quan hệ của QHĐ VII với các quy hoạch phát triển khác của quốc gia 47
    1.2.3. Các chương trình, dự án trọng điểm và ưu tiên trong QHĐ 7 59
    1.2.4. Phương án thực hiện QHĐ VII . 61
    1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐMC . 63
    1.3.1. Phạm vi nghiên cứu của ĐMC 63
    1.3.1.1. Phạm vi không gian 63
    1.3.1.2. Về thời gian 66
    1.3.2. Các vấn đề môi trường chính liên quan đến QHĐ VII . 66
    Chương 2: DIỄN BIẾN CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN QHĐ VII 71
    2.1. MÔ TẢ TÓM TẮT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN . 71
    2.1.1. Điều kiện về địa hình, địa lý và địa chất . 71
    2.1.2. Điều kiện khí hậu và khí tượng thủy văn 76
    2.1.3. Điều kiện hải văn 85
    2.2. XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TRONG QUÁ KHỨ VÀ
    THỰC TRẠNG KHI KHÔNG CÓ QHĐ VII 87
    2.2.1. Hiện trạng và xu hướng biến đổi các điều kiện tự nhiên 87
    2.2.2. Xu hướng biến đổi các thành phần môi trường tự nhiên 88
    2.2.2.1. Mất rừng và đa dạng sinh học 88
    Báo cáo Đánh giá Môi trường Chiến lược
    Viện Năng lượng 2
    2.2.2.2. Thay đổi chế độ thủy văn, quản lý tài nguyên nước và nhiễm mặn hạ lưu 95
    2.2.2.3. Thay đổi chất lượng môi trường 96
    2.2.2.4. Chất thải rắn và chất thải nguy hại . 109
    2.2.2.5. Bảo tồn và sử dụng hiệu quả tài nguyên 110
    2.2.2.6. Thực trạng biến đổi khí hậu . 113
    2.2.2.7. An ninh năng lượng 117
    2.2.2.8. Xung đột môi trường, rủi ro và sự cố môi trường 117
    2.2.2.9. Hiện trạng và xu thế biến đổi của kinh tế xã hội 119
    2.2.2.10. Sinh kế của người dân 124
    2.2.2.11. Sức khỏe cộng đồng . 130
    2.2.2.12. Nông nghiệp và an ninh lương thực . 130
    Chương 3: DỰ BÁO TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG KHI THỰC HIỆN QHĐ VII132
    3.1. SỰ PHÙ HỢP CỦA QHĐ VII VỚI CÁC MỤC TIÊU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG . 132
    3.2. ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN ĐỀ XUẤT . 135
    3.3. DỰ BÁO XU HƯỚNG CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI PHƯƠNG ÁN PHÁT
    TRIỂN ĐỀ XUẤT . 137
    3.3.1. Mất rừng và đa dạng sinh học . 144
    3.3.1.1. Tác động đến rừng và tài nguyên đa dạng sinh học do phát triển thủy điện 145
    3.3.1.2. Tác động đến rừng và tài nguyên đa dạng sinh học do phát triển nhiệt điện và điện hạt
    nhân 154
    3.3.1.3. Tác động đến rừng và tài nguyên đa dạng sinh học do phát triển lưới truyền tải 155
    3.3.2. Thay đổi chế độ thủy văn, quản lý đa dụng tài nguyên nước và vấn đề nhiễm mặn hạ lưu.162
    3.3.2.1. Biến đổi thủy văn vùng hạ lưu . 162
    3.3.2.2. Đánh giá tác động đến tài nguyên nước và quản lý đa mục tiêu tài nguyên nước . 165
    3.3.3. Thay đổi chất lượng các thành phần môi trường 171
    3.3.4. Vấn đề về chất thải rắn và chất thải nguy hại . 179
    3.3.5. Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên khoáng sản 180
    3.3.6. Biến đổi khí hậu: . 187
    3.3.7. An ninh năng lượng . 189
    3.3.8. Xung đột, rủi ro và sự cố môi trường. . 190
    3.3.9. Các vấn đề xã hội và di dân 193
    3.3.10. Sinh kế của người dân . 200
    3.3.11. Sức khỏe cộng đồng 202
    3.3.12. Vấn đề về an ninh lương thực . 209
    3.3.13. Tác động từ xây dựng các công trình dân dụng bổ trợ cho dự án . 211
    3.3.7. Các tác động tích luỹ và xu hướng của vấn đề môi trường do tác động tích luỹ của QHĐ
    VII 212
    Chương 4: THAM VẤN CÁC BÊN LIÊN QUAN . 220
    4.1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN THAM VẤN . 220
    4.1.1. Mục đích của tham vấn . 220
    4.1.2. Hình thức tham vấn và đối tượng tham gia . 220
    4.2. KẾT QUẢ THAM VẤN 221
    4.2.1. Kết quả tham vấn 221
    4.2.2. Ý kiến của nhóm thực hiện ĐMC về kiến nghị của các bên liên quan trong quá trình tham
    vấn 224
    Chương 5: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU, CẢI THIỆN
    VÀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 226
    Báo cáo Đánh giá Môi trường Chiến lược
    Viện Năng lượng 3
    5.1. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU VÀ CẢI THIỆN QHĐ VII226
    5.1.1. Phương án giảm thiểu tác động từ điều chỉnh quy hoạch, vị trí, quy mô các dự án . 226
    5.1.2. Đề xuất biện pháp giảm thiểu đối với tác động tiêu cực không thể tránh khỏi và định
    hướng về đánh giá tác động môi trường đối với các dự án thành phần của QHĐ VII . 233
    5.1.2.1. Biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực cho các dự án nhiệt điện . 233
    5.1.2.2. Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực ở các dự án thủy điện . 235
    5.1.2.3. Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực ở các dự án điện hạt nhân . 237
    5.1.2.4. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực do phát triển lưới truyền tải điện 238
    5.1.2.5. Định hướng cho ĐTM ở các dự án điện thành phần 238
    5.1.3. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật 240
    5.1.4. Giải pháp về trao đổi hợp tác phát triển liên kết điện vùng ASEAN và GMS . 241
    5.1.5. Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác . 242
    5.2. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG . 243
    5.2.1. Mục tiêu của chương trình quản lý và giám sát môi trường . 243
    5.2.2. Chương trình quản lý môi trường . 243
    5.2.3. Chương trình giám sát môi trường 243
    5.2.4. Chế độ báo cáo môi trường trong quá trình thực hiện 244
    Chương 6: CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP DỮ LIỆU - SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
    ĐÁNH GIÁ . 245
    6.1. NGUỒN CUNG CẤP DỮ LIỆU VÀ SỐ LIỆU 245
    6.1.1. Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo . 245
    6.1.2. Nguồn tài liệu dữ liệu chủ dự án tạo lập . 246
    6.1.3. Đánh giá mức độ chi tiết và tin cậy, tính cập nhật của nguồn tài liệu này. . 246
    6.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH LẬP ĐMC . 247
    6.2.1. Liệt kê tất cả các phương pháp 247
    6.3. NHẬN XÉT MỨC ĐỘ CHI TIẾT VÀ ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ . 249
    6.3.1. Nêu rõ mức độ chi tiết và tin cậy của các đánh giá . 249
    6.3.2. Những vấn đề còn thiếu độ tin cậy, lý do (chủ quan và khách quan). 250
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 251
    I. Kết luận . 251
    II. Kiến nghị . 254
    Báo cáo Đánh giá Môi trường Chiến lược
    Viện Năng lượng 4
    KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT
    ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á
    ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
    BNNPTNT Bộ Nông nghiệp phát triển Nông thôn
    BTNTM Bộ Tài nguyên Môi trường
    BVMT Bảo vệ môi trường
    DSM Quản lý nhu cầu
    ĐMC Đánh giá môi trường chiến lược
    EMF Điện từ trường
    EPA Cơ quan bảo vệ môi trường
    EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam
    FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
    GDP Tổng sản phẩm quốc nội
    KCN Khu Công nghiệp
    KTXH Kinh tế xã hội
    MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tư
    NMĐHN Nhà máy điện hạt nhân
    NMNĐ Nhà máy nhiệt điện
    NLTT Năng lượng mới và tái tạo
    TBKHH Tua bin khí chu trình hỗn hợp
    ODA Hỗ trợ phát triển Chính thức
    QHĐ Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia
    UBND Ủy Ban Nhân dân
    XĐMT Xung đột MT
    WHO Tổ chức Y tế thế giới
    Báo cáo Đánh giá Môi trường Chiến lược
    Viện Năng lượng 5
    TÓM TẮT BÁO CÁO ĐMC
    Đánh giá trong nghiên cứu này đã chứng minh ĐMC là một bộ phận quan trọng trong việc Quy
    hoạch chiến lược cho phát triển ngành điện. ĐMC tạo một cơ chế đánh giá và tìm hiểu toàn bộ
    rủi ro tiềm năng liên quan đến các loại nguồn và lưới điện đối với con người và môi trường,
    trong phạm vi trực tiếp nơi triển khai dự án và khu vực rộng lớn lân cận. ĐMC cũng cung cấp
    một cơ chế xác định và đánh giá các biện pháp giảm thiểu tác động và đền bù hiệu quả nhất, bao
    gồm các biện pháp giảm thiểu tác động đến sức khỏe, kinh tế, xã hội, rủi ro và bồi thường đầy đủ
    các tác động tiêu cực xảy ra. ĐMC cũng đã bước đầu xác định các chi phí thiệt hại liên quan đến
    sức khỏe con người, xã hội và môi trường, các biện pháp giảm thiểu và nội hóa các chi phí này
    vào trong đánh giá tính hiệu quả kinh tế của các dự án điện. Điều này đảm bảo cân bằng giữa
    hiệu quả kinh tế mà vẫn đảm bảo được môi trường và công bằng xã hội của quá trình thực hiện
    kế hoạch phát triển tổng thể ngành điện mà trước đây chưa được thực hiện.
    Nhiệt điện chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu nguồn điện của hệ thống điện Việt Nam, nên không
    ngạc nhiên khi nó cũng là nguồn có nhiều tác động đến môi trường và xã hội nhất. Quan trọng
    hơn cả là các tác động do ô nhiễm không khí từ quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch sử dụng,
    đặc biệt là than. Hậu quả của việc phát thải 4 chất ô nhiễm chính (CO2, SO2, NOx và bụi) gây 3
    lọai tác động chính: axit hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và biến đổi khí hậu. Theo kế
    hoạch phát triển của QHĐ VII, đến năm 2030 tải lượng thải CO2 và bụi sẽ tăng gấp 10 lần, SO2
    và NOx tăng gấp vài lần so với hiện nay. Với thải lượng thải của các chất ô nhiễm này sẽ ảnh
    hưởng tiêu cực trong phạm vi rộng. Hơn nữa, Việt Nam nằm trong danh sách các nước dễ bị tổn
    thương do biến đổi khí hậu trên thế giới với 10 triệu người sống ở vùng đồi núi, ven biển và
    đồng bằng nơi có thể bị tác động tiêu cực của sự biến đổi khí hậu. Sự axit hóa đất và nguồn nước
    đang xảy ra rộng khắp và ngày càng gia tăng ở khu vực sông Mê Kông. Hàng triệu người sẽ phải
    hứng chịu các mức độ khác nhau và gia tăng của những hiện tượng bất thường của thời tiết và rủi
    ro do khí hậu. Số người tiếp xúc với các khí ô nhiễm ở mức độ khác nhau ngày càng gia tăng làm
    tăng tỷ lệ bệnh về hô hấp và các bệnh khác. Mức độ tác động cho thấy nghiêm trọng hơn ở các
    thành phố lớn và có hoạt động kinh tế phát triển nơi mà chất lượng không khí đã rất kém. Các tác
    động khác đã được đánh giá và ước tính khoản chi phí thiệt hại khoảng 9,7 tỷ USD mỗi năm đến
    2030 nếu không có các biện pháp nào được thực hiện để giảm thiểu mức phát thải các chất ô
    nhiễm không khí đặc biệt từ hoạt động của các nhà máy nhiệt điện than.
    Thủy điện là nguồn phát điện lớn thứ hai trong hệ thống điện Việt Nam. Nó tiềm ẩn nhiều tác
    động tiêu cực đến môi trường và xã hội như mất đất, chia cắt các hệ sinh thái nhạy cảm, di dời
    người dân và ảnh hưởng đến văn hóa và sinh kế của các cộng đồng ngay cả các cộng đồng không
    bị di dời, sự phân chia hệ thống thủy văn và hệ sinh thái thủy sinh trên các lưu vực và các ảnh
    hưởng khác. Đối với thủy điện, hầu hết các tác động đến môi trường và xã hội của các dự án
    thuộc Quy hoạch điện là: ảnh hưởng đến người dân tái định cư, diện tích vùng đất ngập nước,
    diện tích rừng cần phải dọn dẹp, thay đổi sinh thái sông. Các dự án thủy điện nằm trong kế hoạch
    phát triển của QHĐ VII sẽ làm ngập 25.133 ha đất và di dời khoảng 61.571 người (hơn 90% là
    Báo cáo Đánh giá Môi trường Chiến lược
    Viện Năng lượng 6
    dân tộc thiểu số) ra khỏi vùng lòng hồ. Sẽ có mất mát lớn hơn và nhiều hơn diện tích rừng và
    chia cắt hệ sinh thái đặc biệt là các tác động đến diện tích vùng được bảo vệ và có đa dạng sinh
    học cao. Mười địa điểm có giá trị sinh học đặc trưng được nhận định là dễ bị chia cắt, trong đó
    có 2 dự án là Đăk Mi 1 và Đồng Nai 5 có ảnh hưởng đặc biệt nhất đến các vùng sinh thái nhạy
    cảm và có ý nghĩa đa dạng sinh học tầm cỡ Quốc tế.
    Những tác động tích cực nhận thấy là sự cải thiện lưu lượng nước vào mùa khô mang lại những
    lợi ích lớn về nông nghiệp trên toàn bộ các lưu vực sông nhưng lại tác động tiêu cực do bị tổn
    thương đến suy giảm các hệ sinh thái sông ở vùng gần sát các dự án thủy điện. Các tác động do
    phát triển thủy điện thường phức tạp và rộng lớn nhưng hầu hết chúng có thể được giảm thiểu
    phụ thuộc vào các dự án đã được lập kế hoạch và triển khai một cách hiệu quả hơn và các cách
    tiếp cận bền vững đối với thủy điện có thể mang lại những lợi ích khác và giảm các tác động tiêu
    cực.
    Điện hạt nhân sẽ là nguồn điện mới ở Việt Nam. Đây là nguồn phát điện đặc trưng bởi mặc dù
    xác xuất xảy ra thấp nhưng các rủi ro tiềm ẩn thường gây những tác hại khủng khiếp nếu xảy ra:
    phản ánh những tác động nghiêm trọng thường liên quan đến việc sử dụng và quản lý vật liệu
    phóng xạ. Yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam trong thời gian tới là phát triển năng lực và hệ
    thống quản lý để xử lý các vật liệu phóng xạ trước khi thực hiện dự án điện hạt nhân. Một số tác
    động có thể dự báo từ việc sử dụng và thải nước làm mát của các dự án điện hạt nhân tạo nên sự
    quan tâm đặc biệt, nhất là khi các dự án đó nằm ở vùng sinh thái nhạy cảm. Việc lựa chọn nhà
    máy điện là vấn đề chính ở đây, bất kỳ vị trí nào ở gần vùng nhạy cảm và có giá trị cao cần phải
    tránh và các tác động do nước làm mát đến các hệ sinh thái biển và ven sông cần phải được đánh
    giá cụ thể và cẩn thận.
    Năng lượng tái tạo, nguồn điện từ dạng năng lượng này có tác động rất nhỏ và những ảnh
    hưởng của sự chia cắt và tác động về mặt cảnh quan đối với vùng lân cận các dự án gió, mặt trời
    hay thủy điện nhỏ là nhỏ. Những tác động không đáng kể này là do mức độ phát triển thấp của
    năng lượng tái tạo trong kịch bản cơ sở của Quy hoạch điện VII và bản chất của các công nghệ
    này là ôn hòa hơn đối với môi trường và xã hội so với nguồn điện từ các dạng năng lượng khác.
    Đường dây truyền tải được đưa ra trong QHĐ VII chủ yếu là kế hoạch mở rộng theo nhu cầu
    đối với hệ thống truyền tải. Có nhiều tác động đặc biệt liên quan đến việc dọn sạch hành lang
    tuyến đường dây. Với chiều dài và lộ trình tuyến của các đường dây mới được quy hoạch trong
    QHĐ VII sẽ phá bỏ hơn 14.000 ha rừng trong đó có 7.739 ha rừng giàu và rừng có giá trị và
    nguồn tài nguyên tương đối cao. Giá trị kinh tế bị thiệt hại do mất rừng ước tính được khoảng
    218 triệu USD. Các đường dây truyền tải sẽ đi qua tổng số 59 khu vực bảo vệ và 39 vùng có đa
    dạng sinh học cao. Tổng diện tích rừng bị chặt phá là 3.387 ha thuộc diện tích vùng bảo vệ và
    2.297 ha vùng có mật độ đa dạng sinh học cao. Điều này tác động tiêu cực cho các hệ sinh thái ở
    đây do phân cắt môi trường sống, một vài nơi bị chia cắt thành nhiều mảnh nhỏ làm tổn thương
    đến tính nguyên vẹn của vùng có giá trị đa dạng sinh học cao.
    1. Các vấn đề môi trường chiến lược
    Sự đóng góp của ngành điện cho phát triển kinh tế đã chứng minh rằng tốc độ phát triển điện
    theo QHĐ VII, là tốc độ kỳ vọng xét về chi phí ở mức tối thiểu nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng nhu
    Báo cáo Đánh giá Môi trường Chiến lược
    Viện Năng lượng 7
    cầu điện của Việt Nam trong tương lai. Nhận định này vẫn đúng ngay cả khi nội hóa toàn bộ chi
    phí xã hội và môi trường vào trong phân tích kinh tế của toàn bộ nguồn và lưới điện, và ngay cả
    khi tổng chi phí của các nguồn điện thay thế khác cao hơn. Do đó, đã chứng minh được ý nghĩa
    của sự đóng góp của ngành điện cho phát triển đất nước.
    ĐMC cũng cho thấy phát triển điện có thể đóng góp cho sự phát triển theo một cách khác nếu
    thực hiện các biện pháp phù hợp: nó có thể là chất xúc tác cho sự phát triển kinh tế ở các địa
    phương xa xôi, nghèo và lạc hậu. Do đó, quy hoạch ngành điện cần bổ sung các biện pháp để
    tăng cường cơ hội phát triển cho các địa phương. Nếu làm được điều đó, ngành điện sẽ mang lại
    lợi ích to lớn cho cộng đồng địa phương thông qua việc cải thiện điều kiện tiếp cận thị trường, có
    cơ hội tạo các nguồn thu nhập mới và được hưởng các dịch vụ mới.
    Có rất nhiều vấn đề liên quan đến khía cạnh môi trường của Quy hoạch điện nhưng ở giai đoạn
    xác định phạm vi ĐMC một số vấn đề chiến lược chính làm trọng tâm phân tích trong báo cáo đã
    được đưa ra gồm có:
    Mất rừng và đa dạng sinh học: chủ yếu phát triển các dự án thủy điện, lưới điện không bền vững.
    Nguy hiểm nhất là chia cắt và làm vỡ vụn hệ sinh thái. Tác động đến sinh thái và đa dạng sinh
    học, tác động đến tài nguyên rừng, ảnh hưởng đến dòng chảy môi trường. Tuy nhiên, có thể giảm
    thiểu nguy cơ tác động nếu áp dụng hiệu quả các biện pháp giảm thiểu mang tính dự phòng. Chi
    phí thực hiện các biện pháp này được nội hóa trong chi phí phát triển ngành điện. Các biện pháp
    đó, để thành công, cần phối hợp chặt chẽ hơn với các cơ quan hữu trách trong lĩnh vực lâm
    nghiệp, ngư nghiệp và các khu bảo tồn, v.v.
    Thay đổi chế độ thủy văn, quản lý đa dụng tài nguyên nước và vấn đề nhiễm mặn hạ lưu. Cơ chế
    quản lý hiện nay nhìn chung tập trung hơn vào tối đa hóa công suất phát điện điều đó cho thấy
    những thiệt hại lớn. Trong mọi trường hợp đều phải tính đến lợi ích chung như kiểm soát lũ,
    cung cấp nước cho hoạt động nông nghiệp và yêu cầu đảm bảo dòng chảy môi trường tối thiểu
    để tránh tác động đến tính nguyên vẹn của hệ sinh thái ở vùng hạ nguồn. Phân tích cũng chỉ ra
    rằng lợi ích tiềm năng về phòng chống lũ, cải thiện tình trạng hạn hán vào mùa khô sẽ lớn hơn
    rất nhiều nếu áp dụng các biện pháp quản lý đa dụng một cách hiệu quả.
    Thay đổi chất lượng các thành phần môi trường: chủ yếu là ô nhiễm không khí gây nên 3 loại tác
    động chính: (i) phát thải khí nhà kính và biến đổi khí hậu; (ii) Ô nhiễm nước và axit hóa đất (do
    mưa axit); (iii) các tác động đến sức khỏe con người.
    Tác động do phóng xạ từ quá trình sản xuất điện hạt nhân bắt nguồn từ giai đoạn khai thác
    quặng, tuyển quặng và làm giàu quặng tới chế tạo nhiên liệu và đốt nhiên liệu bằng phản ứng hạt
    nhân để thu nhiệt phát điện. Các công đoạn sau gồm lưu chứa, tái chế nhiên liệu và xử lý các
    chất thải phóng xạ trước khi đưa chúng vào môi trường một cách an toàn cũng có khả năng gây
    ảnh hưởng phóng xạ.
    Ở Việt Nam mới chỉ thực hiện công đoạn sử dụng nhiên liệu trong lò phản ứng hạt nhân để phát
    điện và lưu giữ xử lý chất thải phóng xạ từ sản xuất điện. Vấn đề môi trường chính liên quan đến
    hoạt động sản xuất điện từ loại hình này bao gồm (i) An toàn hạt nhân trong quá trình sản xuất
    điện là một vấn đề quan trọng hàng đầu do những tác động trong trường hợp sự cố của nhà máy
    điện hạt nhân thường lớn và nghiêm trọng. (ii) Quản lý chất thải phóng xạ, (iii) Tác động đến hệ
    Báo cáo Đánh giá Môi trường Chiến lược
    Viện Năng lượng 8
    sinh thái và đa dạng sinh học đặc biệt vị trí dự án nằm trong vùng đệm của khu bảo tồn quốc gia
    núi chúa, khu vực có rạn san hô có mật độ cao, và (iv) các tác động đến môi trường xã hội (số
    hộ/người dân phải di dời dân và tái định cư, ảnh hưởng đến sức sức khoẻ cộng đồng, sự đồng
    thuận của người dân).
    Điện từ nguồn năng lượng tái tạo: Là loại hình sản xuất điện sạch và thân thiện với môi trường
    tuy nhiên vẫn có những vấn đề môi trường cần phải xem xét và đánh giá (1) Thay đổi cảnh quan,
    kiến trúc; (ii) bồi lắng xói mòn hạ lưu; (iii) thay đổi cơ cấu sử dụng đất.
    Vấn đề về chất thải rắn và chất thải nguy hại: là nguồn ô nhiễm đất, nước, không khí và hệ sinh
    thái đặc biệt là loại chất thải nguy hại và chất thải phóng xạ. Để xử lý chúng đòi hỏi tốn nhiều
    tiền và công sức. Ngoài ra, với khối lượng lớn, loại chất thải này còn chiếm dụng diện tích đất
    lớn để lưu chứa gây khó khăn trong thời điểm quỹ đất ngày càng hạn hẹp.
    Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên khoáng sản: được đánh giá là có giới hạn và không thể
    tái tạo được bao gồm tài nguyên nước, than, dầu, khí, đá vôi, tài nguyên rừng và tài nguyên sinh
    vật. Nếu có kế hoạch sử dụng hợp lý ngay từ bây giờ, nguồn tài nguyên này có thể còn phục vụ
    cho các lợi ích của con người và đất nước hạn chế những ảnh hưởng do sự phụ thuộc vào thị
    trường quốc tế về nhiên liệu, xung đột và khủng hoảng do cạn kiệt nguồn nước, dịch vụ từ tài
    nguyên rừng và hệ sinh thái, phá hoại cảnh quan thiên nhiên.
    Biến đổi khí hậu và axit hóa do phát thải các khí ô nhiễm từ các nhà máy nhiệt điện đặc biệt là
    nhiệt điện than. Một phần phí này sẽ phải được chi trả cho công tác xã hội hóa như hỗ trợ chi trả
    dịch vụ y tế cho người dân địa phương khu vực bị ảnh hưởng, nâng cấp cơ sở hạ tầng cải thiện
    điều kiện sống, trồng rừng và xây dựng các công viên cây xanh ở những nơi có điều kiện, duy trì
    và bảo tồn các hệ sinh thái điển hình như đã được nêu ở chương 3.
    Ngoài ra, cần phải có các giải pháp khuyến khích tái sử dụng xỉ để có thể giảm thiểu tác động
    môi trường, tiết kiệm đất và tài nguyên lại có thêm nguồn thu cho các dự án nhiệt điện và giảm
    áp lực đối với các nhà đầu tư khi phải tìm hướng giải quyết xỉ. Nhưng cần lưu ý đến hàm lượng
    kim loại nặng có trong xỉ trong quá trình sử dụng.
    An ninh Năng lượng: là yếu tố chi phối chính của nền kinh tế. Nguy cơ cạn kệt nguồn năng
    lượng sơ cấp trong nước được dự báo trước trong các quy hoạch phát triển ngành và hầu như đến
    năm 2017 thì năng lượng quốc gia bắt đầu có sự phụ thuộc phần lớn vào thị trường quốc tế về
    nguồn, lượng và giá nhiên liệu.
    Xung đột, rủi ro và sự cố môi trường: ngày càng gay gắt và nghiêm trọng do khai thác và sử
    dụng quá mức nguồn tài nguyên làm khan hiếm và cạn kiệt chúng đặc biệt là nguồn nước, rừng
    và dịch vụ rừng, tài nguyên khoáng sản và xung đột về quyền lợi. Quy mô và mức độ xung đột
    khác nhau và xung đột có thể là giữa con người với con người, các cộng đồng dân cư, các địa
    phương và các quốc gia.
    Xã hội và Di dời cộng đồng địa phương là vấn đề mấu chốt và gây nhiều tranh cãi khi phát triển
    điện đặc biệt là thủy điện. Đây là hệ quả không thể tránh khỏi của việc phát triển các dự án kinh
    tế ở các địa phương. Gói biện pháp biện pháp giảm thiểu đòi hỏi chi phí lớn hơn và cần có sự
    ủng hộ về mặt chính trị và sự phối hợp hiệu quả hơn của các bên liên quan. Tuy nhiên, mục tiêu
    Báo cáo Đánh giá Môi trường Chiến lược
    Viện Năng lượng 9
    hoàn toàn có thể đạt được nếu ngành điện nhận thức rõ nghĩa vụ phải thực hiện trách nhiệm xã
    hội và nhu cầu thiết lập mối quan hệ tốt hơn với các cơ quan chính quyền, cộng đồng địa phương
    ở những nơi xây dựng đập thủy điện.
    Sinh kế của người dân: Số hộ dân phải di dời chỗ ở, mất đất sản xuất, các ảnh hưởng khác đến
    cộng đồng người bản xứ.
    Sức khỏe cộng đồng: Tác động đến không khí và sức khỏe người dân đây là vấn đề mấu chốt của
    phát triển nhiệt điện và là hệ quả không thể trành khỏi của quá trình sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
    Tác động này sẽ càng nghiêm trọng hơn khi các dự án nhiệt điện được đặt ở những vùng có
    phông môi trường hiện tại đã cao hoặc cao quá ngưỡng chịu tải. Ví dụ các khu vực như tp Hồ
    Chí Minh và vùng lân cận; toàn Bộ vùng Kinh tế trọng điểm Đồng Bằng Bắc Bộ. Các dự án điện
    mới dự kiến nằm trong khu vực này sẽ phải chi phí cao hơn cho xử lý môi trường để đạt được
    yêu cầu về môi trường và hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
    Vấn đề an ninh lương thực: do đất nông nghiệp ngày càng giảm dần cho các mục đích khác như
    ở đây là cho các dự án điện. Với một quốc gia như Việt Nam với khoảng hơn 70% dân số sống
    và làm việc trong ngành nông nghiệp thì ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp và nguồn cung
    lương thực là có thể nhận thấy rõ được.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...