Tài liệu Báo cáo chuyên đề kinh tế vĩ mô tháng 1 năm 2011 và triển vọng kinh tế vĩ mô năm 2011

Thảo luận trong 'Thương Mại - Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong năm 2010, mặc dù đà hồi phục tăng trưởng nền kinh tế thế giới có xu hướng chậm lại, đặc biệt là từ quý 3, Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng khá là 6.78%, so với 5.32% năm 2009, đưa quy mô GDP của nền kinh tế vượt ngưỡng 100 tỷ USD và đạt mức thu nhập bình quân đầu người là 1160 USD. Tuy nhiên, nền kinh tế phải trả giá bằng những bất ổn vĩ mô và những bất cân đối lớn. Lạm phát đã trở lại mức 2 con số (11.75%), VND giảm giá mạnh, trên thị trường chính thức là hơn 5.5%, nhưng ở thị trường tự do, VND giảm giá gần 9%, nhập siêu khoảng 12.5 tỷ USD, tăng 50% so với năm 2009, bội chi ngân sách lên đến gần 6% GDP, lãi suất tăng cao gây xáo trộn lớn trên thị trường tài chính, niềm tin vào điều hành chính sách vĩ mô đang suy giảm Bước sang năm 2011, nền kinh tế vẫn đang tiếp tục đối diện với rất nhiều nguy cơ, nhưng cũng có thể tận dụng được nhiều thời cơ để phát triển. Báo cáo triển vọng kinh tế năm 2011 của TVSC xin đưa ra nhận định một số vấn đề lớn và dự báo một số biến số vĩ mô lớn trong năm 2011.






    Mô hình tăng trưởng – tiếp tục là nguy cơ cho những bất ổn vĩ mô


    Hình 1. Tăng trưởng GDP và một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô (2002-2010)





    Nguồn: GSO, Thống kê tài chính quốc tế, và tính toán của TVSC


    Từ năm 2000, với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng, Việt Nam đi theo mô hình tăng trưởng theo chiều ngang, theo đó, mức độ tăng trưởng chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư công. Tỷ trọng vốn đầu tư trên GDP tăng liên tục từ năm 2000, và trong vài năm gần đây, luôn đạt mức trên dưới 40% GDP. Năm 2010, tổng vốn đầu tư đã tăng 17.1% so với năm 2009, tương đương 41,9% GDP. Đây là mức rất cao so với các nước trong khu vực như Indonesia (khoảng 28%), Malaysia (20%), hay Hàn Quốc (30%).


    Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng này có chất lượng tăng trưởng rất thấp. Đầu tư nói chung và đầu tư công nói riêng (chiếm đến trên dưới 40% tổng đầu tư, năm 2010 là 38.1%) có hiệu quả thấp, thể hiện ở chỉ số ICOR cao (khoảng 8 cho đầu tư nói chung và 9-10 cho đầu tư công nói riêng). Mô hình tăng trưởng cũng không bền vững (tiêu hao nhiều năng lượng và tài nguyên, ô nhiễm môi trường v.v .), thiếu sáng tạo (không dựa vào công nghệ tiên

    tiến), nguồn lực sản xuất của quốc gia bị phân tán, dàn trải, xung đột lợi ích giữa các địa
    phương đang phá vỡ tính tổng thể của cả nền kinh tế.


    Hình 2. Tỷ trọng đầu tư trên GDP của Việt Nam





    Nguồn : GSO


    Với một mô hình tăng trưởng như vậy, chênh lệch đầu tư và tiết kiệm đang ngày càng lớn. Tiết kiệm của nền kinh tế giảm mạnh từ 36,3% GDP năm 2006 xuống 29,2% năm 2009 và 28.5% năm 2010, trong khi vốn đầu tư gia tăng ở mức cao (trên 40-44%). Chênh lệch giữa đầu tư và tiết kiệm đã dẫn đến hai mất cân đối vĩ mô là thâm hụt thương mại và thâm hụt tài khóa trong thời gian dài, đồng thời nợ công có xu hướng tăng nhanh.


    Cũng với mô hình dựa vào đầu tư và tín dụng nhưng chất lượng đầu tư không hiệu quả, mức tăng trưởng sản lượng thực không tương xứng, kéo theo chính sách tiền tệ đi sau để đáp ứng và hệ quả tất yếu là lạm phát, và kéo theo vấn đề tỷ giá. Đây cũng chính là nguyên do khiến mặc dù Việt Nam cũng chịu những tác động khách quan từ giá đầu vào thế giới tăng cao nhưng lạm phát Việt Nam thường rất cao so với các nước trong khu vực (ví dụ lạm phát năm 2010 chỉ khoảng 2% ở Malaysia hay 2.8% ở Thái Lan).


    Mặc dù thông điệp đầu năm của thủ tướng chính phủ đã nhấn mạnh đến việc tái cấu trúc nền kinh tế để bắt đầu kế hoạch phát triển 5 năm (2011-2015) và 10 năm (2011-2020), nhưng việc thay đổi mô hình cần có thời gian chuyển đổi. Bản thân trong kế hoạch năm 2011, đầu tư vẫn chiếm đến 40% GDP với mục tiêu tăng trưởng 7-7.5% cho thấy, rủi ro từ mô hình tăng trưởng thiếu hiệu quả đến bất ổn vĩ mô sẽ vẫn còn hiện hữu trong năm 2011.






    Chính sách tiền tệ kỳ vọng sẽ thắt chặt, ít nhất cho đến hết quý 1


    Với những diễn biến kinh tế vĩ mô bất lợi và niềm tin sụt giảm vào đồng nội tệ diễn ra trong quý 4 năm 2010, dễ hiểu là chính sách của chính phủ cần phải thắt chặt. Thông điệp đầu năm của Thủ tướng cũng thể hiện rõ nhận thức tầm quan trọng của việc ổn định kinh tế vĩ mô: kiểm soát lạm phát, tái cấu trúc mạnh mẽ nền kinh tế, cắt giảm các khoản đầu tư chưa cần thiết và tập trung cho các dự án có hiệu quả.


    Những chỉ tiêu cụ thể cho năm 2011 cũng phần nào nói lên tính thắt chặt so với năm 2010.
    Theo đó, chỉ tiêu lạm phát là dưới 7%, bội chi ngân sách là 5.3% (so với 5.95% năm 2010),

    huy động trái phiếu chính phủ là 45 nghìn tỷ (so với 68 nghìn tỷ ước đạt năm 2010). Chỉ
    tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 23% (so với 27.65% năm 2010), và phần lớn nguồn tín dụng này sẽ được hướng vào khu vực sản xuất, hạn chế tăng tín dụng trong những khu vực phi sản xuất.


    Như vậy, nếu nhìn vào những con số chỉ tiêu và thông điệp của chính phủ, có thể thấy rõ tính thắt chặt hơn về chính sách với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, chứ không phải mục tiêu tăng trưởng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều rủi ro khiến chính sách thắt chặt không có hiệu quả, dễ “linh hoạt” quá đà dẫn đến những hệ quả không đáng có như năm 2010:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...