Thạc Sĩ Báo cáo chung Tổng quan ngành Y tế năm 2013: Hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân: Phần 2

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/10/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    105
    Chương IV: Bảo vệ tài chính để thực hiện bao phủ chăm
    sóc sức khỏe toàn dân
    Để thực hiện mục tiêu bao phủ CSSK toàn dân, điều quan trọng trước tiên là phải xây
    dựng hệ thống tài chính y tế có khả năng bảo đảm cho mọi người có thể tiếp cận với dịch vụ
    y tế mà không vấp phải khó khăn về tài chính. Muốn vậy, phải tăng thêm nguồn lực tài chính
    cho y tế, sử dụng hiệu quả nhất nguồn lực hiện có và thực hiện các cơ chế chia sẻ để bảo vệ
    người dân tránh rơi vào nghèo đói do chi trả trực tiếp cho dịch vụ y tế.
    Chương này sẽ phân tích hiện trạng, từ đó đề xuất các giải pháp cải thiện một số cơ
    chế bảo vệ tài chính để thực hiện bao phủ CSSK toàn dân, bao gồm giảm chi tiêu tiền túi của
    hộ gia đình khi đau ốm; trợ giúp một số nhóm đối tượng khó khăn và đối tượng cần được ưu
    tiên; BHYT; huy động nguồn lực tài chính; nâng cao hiệu suất sử dụng các nguồn lực hiện
    có; hoàn thiện phương thức chi trả nhằm hướng tới mục tiêu bảo vệ tài chính cho người dân.
    1. Giảm chi phí từ tiền túi của hộ gia đình cho y tế
    Theo WHO, chi phí từ tiền túi của hộ gia đình cho y tế (OOP = Out-of-pocket health
    payments) là các khoản mà hộ gia đình phải chi trả trực tiếp cho việc sử dụng dịch vụ y tế của
    các thành viên. Chi phí từ tiền túi thường bao gồm phí, lệ phí KCB, tiền mua thuốc, vật tư y
    tế và tiền trả cho các dịch vụ bệnh viện Chi phí từ tiền túi cho y tế không bao gồm các
    khoản chi đã được BHYT thanh toán và thường không tính chi cho đi lại và ăn uống đặc biệt
    [149, 150].
    Chi phí từ tiền túi cho y tế của hộ gia đình thuộc nhóm chi tư (private expenditure)
    cho y tế, tức là chi trực tiếp của từng hộ gia đình riêng biệt, phụ thuộc vào khả năng chi trả
    của hộ gia đình, không có sự chia sẻ rủi ro như các nguồn chi công (public expenditure) -
    nguồn tài chính từ chi trả trước đã được tập hợp thành quỹ (NSNN, quỹ BHYT xã hội ).
    Ngoài các khoản chi trả cho y tế từ tiền túi của hộ gia đình, chi tư còn gồm các khoản chi cho
    BHYT tư nhân, các khoản tài trợ của các tổ chức xã hội, từ thiện và các khoản chi trả trực
    tiếp của chủ sử dụng lao động cho các dịch vụ y tế. Ở Việt Nam, chi phí từ tiền túi của hộ gia
    đình chiếm khoảng 92,7% chi tư cho y tế [151], và trên 50% tổng chi của toàn xã hội cho y
    tế. Theo tài khoản y tế quốc gia, trong các khoản chi trả cho y tế từ tiền túi của hộ gia đình, tỷ
    lệ chi cho các cơ sở y tế tư nhân tăng từ 20% năm 1998 lên trên 30% năm 2001, nhưng lại
    giảm để năm 2009 không khác nhau nhiều, chỉ ở mức 22%, trong khi chi cho y tế công lập
    tăng từ 12% năm 1998 lên 44% năm 2009 và chi cho tự điều trị giảm rõ rệt xuống còn 35%
    [11].
    Tỷ lệ chi phí từ tiền túi của hộ gia đình so với tổng chi cho y tế càng lớn thì khả năng
    chia sẻ rủi ro về tài chính càng ít và người nghèo càng khó tiếp cận với các dịch vụ y tế, do
    đó tính công bằng của hệ thống y tế càng thấp. Chi phí từ tiền túi làm cho hộ gia đình phải cắt
    giảm các khoản chi cần thiết khác như chi cho lương thực, thực phẩm, quần áo, nhu yếu
    phẩm, chi cho học hành của con cái Theo WHO, với tỷ lệ chi phí từ tiền túi của hộ gia đình
    lớn hơn 30% tổng chi cho y tế thì khó có thể đạt được bao phủ CSSK toàn dân [152, 153].
    Khi chi phí từ tiền túi của hộ gia đình bằng hoặc lớn hơn 40% khả năng chi trả của hộ
    gia đình (là phần thu nhập còn lại của hộ gia đình sau khi đã chi cho lương thực thực phẩm)
    thì đó là chi phí y tế thảm họa (CATA) [150]. Chi phí từ tiền túi của hộ gia đình cũng có thể
    gây ra tình trạng nghèo hóa (IMPOOR), khi chi trả trực tiếp cho y tế làm cho khả năng chi
    cho các khoản thiết yếu của hộ gia đình bị giảm xuống dưới ngưỡng nghèo đói. Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2013
    106
    Bao phủ CSSK toàn dân và công bằng chỉ đạt được khi người dân không phải chịu chi
    phí y tế thảm họa và không phải rơi vào nghèo đói do phải chi trả trực tiếp cho y tế.
    1.1. Thực trạng chi phí từ tiền túi của hộ gia đình, chi phí y tế thảm họa
    và tình trạng nghèo hóa do chi phí từ tiền túi tại Việt Nam
    Các hoạt động y tế tại Việt Nam đang được bảo đảm bởi 5 nguồn tài chính, bao gồm
    NSNN, BHYT, tài trợ nước ngoài, chi phí từ tiền túi của hộ gia đình và một số nguồn tài
    chính tư khác. Trong số các nguồn tài chính y tế nêu trên, chi phí từ tiền túi của hộ gia đình
    luôn luôn chiếm tỷ trọng cao. Mặc dù tỷ trọng chi phí từ tiền túi của hộ gia đình trong tổng
    chi cho y tế ở Việt Nam đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây nhưng con số này
     
Đang tải...