Thạc Sĩ Báo cáo chung Tổng quan ngành Y tế năm 2010 Hệ thống y tế Việt Nam trước thềm kế hoạch 5 năm 2011-20

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/10/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    116
    Chương 8: Trang thiết bị y tế
    Trang thiết bị y tế (TTBYT) một lĩnh vực chuyên môn của ngành y tế bao gồm các
    loại thiết bị, dụng cụ, vật tư, phương tiện vận chuyển chuyên dụng phục vụ cho công tác
    khám chữa bệnh, phòng bệnh, nâng cao sức khoẻ nhân dân. Dược/thuốc và Trang thiết bị y tế
    là một trong 6 bộ phận cấu thành của hệ thống y tế, có mối quan hệ tác động qua lại, gắn kết,
    hỗ trợ với các cấu phần khác, như cung ứng dịch vụ, nhân lực, hệ thống thông tin, tài chính
    và quản trị, để bảo đảm cho công tác chăm sóc sức khỏe (CSSK) đạt được kết quả cao nhất.
    TTBYT là loại sản phẩm đặc biệt, ứng dụng các thành tựu mới nhất của các ngành
    khoa học công nghệ cao và có yêu cầu khắt khe về độ an toàn, tính ổn định và độ chính xác.
    TTBYT cũng thường được sử dụng làm thước đo mức độ hiện đại của một đơn vị cơ sở y tế,
    đồng thời cũng đóng góp vào chất lượng dịch vụ y tế do đơn vị y tế đó cung cấp. Cùng với
    nhu cầu ngày càng cao về chăm sóc sức khỏe của nhân dân, hệ thống TTBYT đã được đầu tư
    với quy mô lớn, đổi mới và hiện đại hóa hơn nhiều so với thời gian trước đây.
    Chương này sẽ phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp cho một số vấn đề ưu tiên
    trong nhiều vấn đề cần giải quyết, nhằm góp phần phát huy hơn nữa hiệu quả của trang thiết
    bị và công nghệ y tế, được ứng dụng vào việc CSSK nhân dân.
    1. Đánh giá thực trạng
    1.1. Những tiến bộ và kết quả
    Trong những năm gần đây, lĩnh vực TTBYT đã có nhiều tiến bộ và kết quả, đóng góp
    tích cực vào những thành tựu chung của hệ thống y tế Việt Nam, thể hiện ở những mặt chủ
    yếu sau đây.
    1.1.1. Chiến lược và chính sách quốc gia về TTBYT
    Trong những năm qua, để đáp ứng được nhu cầu của công tác bảo vệ, chăm sóc sức
    khỏe của nhân dân, hệ thống y tế trong cả nước đã được đầu tư nâng cấp, trong đó TTBYT
    chiếm tỷ trọng đáng kể cả về số lượng và giá trị bằng nhiều nguồn vốn khác nhau.
    Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chính sách quốc gia giai đoạn 2002-2010 về
    TTBYT theo Quyết định số 130/2002/QĐ-TTg. Nhà nước đã tiếp tục ban hành và chỉ đạo
    thực hiện các chính sách để nâng cao vai trò của lĩnh vực TTBYT trong công tác bảo vệ và
    chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Các mục tiêu đã được đề ra để định hướng cho các hoạt
    động trong lĩnh vực TTBYT, bao gồm mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể như sau:
    Mục tiêu chung của Chính sách quốc gia là: Bảo đảm đủ TTBYT cho các tuyến theo
    quy định của Bộ Y tế; Từng bước hiện đại hóa trang thiết bị cho các cơ sở y tế; phấn đấu đến
    năm 2010 đạt trình độ kỹ thuật về TTBYT ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực; Xây
    dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên ngành để khai thác sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa và
    kiểm chuẩn TTBYT; Phát triển công nghiệp TTBYT để nâng cao tỷ trọng sản phẩm TTBYT
    được nghiên cứu và sản xuất trong nước.
    Mục tiêu cụ thể: (i) Phấn đấu đến năm 2005 đáp ứng được nhu cầu TTBYT thông
    dụng cho các đơn vị y tế cơ sở; (ii) Tiếp tục trang bị và phát huy hiệu quả ba trung tâm y tế
    chuyên sâu Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Huế, có kế hoạch mở rộng tới các khu vực theo vùng
    kinh tế xã hội; (iii) Mở rộng sản xuất TTBYT thông dụng, bảo đảm cung cấp đủ 40% nhu cầuChương 8: Trang thiết bị y tế
    117
    trong ngành vào năm 2005 và 60% vào năm 2010. Đẩy mạnh sản xuất TTBYT công nghệ
    cao, đầu tư các dây chuyền công nghệ tiên tiến cho sản xuất TTBYT, dược phẩm và vắc-xin.
    Nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến TTBYT nhằm
    thực hiện các mục tiêu của Chính sách quốc gia về TTBYT 2002-2010.
    Bộ Y tế đã từng bước hoàn chỉnh và đổi mới hệ thống bộ máy quản lý Nhà nước về
    TTBYT từ trung ương đến địa phương, nâng cao năng lực quản lý TTBYT của các cơ sở y tế
    trong toàn ngành; các cơ sở y tế có cán bộ nghiệp vụ theo dõi công tác TTBYT; các bệnh
    viện, các viện trung ương, bệnh viện đa khoa tỉnh có phòng vật tư thiết bị y tế; các trung tâm
    y tế huyện có cán bộ chuyên môn theo dõi công tác vật tư thiết bị y tế. 6
    Nhằm định hướng cho các cơ sở y tế trong đầu tư, mua sắm trang thiết bị bằng nguồn
    vốn trái phiếu Chính phủ một cách hiệu quả theo hướng phù hợp với nhu cầu CSSK cũng như
    năng lực chuyên môn, Bộ Y tế đã ra Quyết định số 3333/2008/QĐ-BYT về việc ban hành
    Danh mục TTBYT thiết yếu và Quyết định 431/2009/QĐ-BYT về việc ban hành Danh mục
    TTBYT Phòng khám đa khoa khu vực tuyến huyện. Còn đối với các cơ sở y tế khác vẫn áp
    dụng theo Quyết định 437/2002/QĐ-BYT và Quyết định 1020/2004/QĐ-BYT.
    Để chuẩn hóa và hỗ trợ cho các cơ sở y tế trong việc mua sắm TTBYT Bộ Y tế đã chỉ
    đạo việc xây dựng và ban hành tài liệu Cơ sở Dữ liệu TTBYT cho các bệnh viện thuộc các
    tuyến xã, huyện và tỉnh.
    1.1.2. Tăng cường đầu tư mua sắm TTBYT
    Việc đầu tư mua sắm TTBYT chủ yếu qua đấu thầu cạnh tranh theo luật định. Tuy
    nhiên, do TTBYT có những đặc thù so với trang thiết bị của ngành khác, nên đã có một số
    quy định đặc biệt. Dưới đây tổng quan các quy định pháp luật, tình hình thực hiện đấu thầu
    mua sắm TTBYT và xác định một số lĩnh vực cần giải quyết nhằm cải thiện tình hình.
    Để nâng cao hiệu quả của việc đầu tư vào TTBYT, nâng cao vai trò của công tác đấu
    thầu trong lĩnh vực mua sắm TTBYT, ngành y tế áp dụng Luật Đấu thầu năm 2005 và Nghị
    định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/05/2008 và gần đây là Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày
    15/10/2009 hướng dẫn thực hiện Luật Đấu thầu. Trong quá trình thực hiện Luật, Nhà nước đã
    xây dựng thêm các hướng dẫn cụ thể, như:
    Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 49/2007/QĐ-TTg ngày 11/4/2007 về
    các trường hợp đặc biệt được chỉ định thầu; Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg ngày 14/3/2008
    ban hành quy chế đấu thầu, đặt hàng đối với các dịch vụ công; Chỉ thị số 27/2008/CT-TTg
    ngày 5/9/2008 về việc chấn chỉnh công tác đấu thầu sử dụng vốn nhà nước. Ngoài ra Bộ Kế
    hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ Thương mại đã ban hành thêm các văn bản quy phạm
    pháp luật liên quan.
    Đặc biệt trong lĩnh vực TTBYT, Bộ Y tế đã ban hành các quyết định phù hợp, như:
    Quyết định số 2738/QĐ-BYT ngày 24/7/2007 ủy quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu, kết quả
    lựa chọn nhà thầu của các đơn vị thuộc Bộ Y tế; Quyết định số 2876/QĐ-BYT ngày 1/8/2007
    hướng dẫn thực hiện đấu thầu trong ngành y tế; Quyết định số 4318/QĐ-BYT ngày
    6/11/2007 ủy quyền cho Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế phê duyệt hồ sơ mời
    thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu; Quyết định số 1232/QĐ-BYT ngày 8/4/2008 phân cấp
    thẩm quyền quyết định mua sắm, sửa chữa lớn tài sản từ kinh phí chi thường xuyên và các
    quỹ của các đơn vị hành chính, sự nghiệp trực thuộc Bộ.
    6
    Cấp Bộ Y tế theo 188/2007/NĐ-CP và 2964/2004/QĐ-BYT, cấp tỉnh theo 13/2008/NĐ-CP, cấp huyện theo
    14/2008/NĐ-CP. Tại bệnh viện theo quy chế bệnh viện.BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2010
    Hệ thống y tế Việt Nam trước thềm kế hoạch 5 năm 2011-2015
    118
    Điều kiện thực hiện mua sắm TTBYT thuận lợi do hệ thống văn bản pháp quy về đấu
    thầu tương đối đầy đủ đã làm cho chất lượng của công tác đấu thầu được nâng cao, chất
    lượng các dịch vụ tư vấn, cung cấp hàng hóa cũng được nâng cao với giá cả phù hợp. Qua
    thời gian thực hiện các quy định đấu thầu, đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu đã chuyên
    sâu hơn trong các lĩnh vực tổ chức đấu thầu, soạn thảo hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự
    thầu, ký kết và giám sát quá trình thực hiện hợp đồng. Luật Đấu thầu quy định điều kiện chặt
    chẽ để được áp dụng đấu thầu hạn chế nên đấu thầu rộng rãi tăng, đấu thầu hình thức khác
    giảm.
    Thực hiện đầu tư mua sắm thiết bị thông qua hình thức “xã hội hóa” (XHH) đã góp
    phần khắc phục tình hình nhà nước thiếu vốn đề đầu tư vào TTBYT trong 10 năm trở lại đây.
    Định hướng XHH tạo ra sự tự chủ trong việc huy động nguồn vốn để đầu tư tăng cường cơ sở
    vật chất, đổi mới trang thiết bị thông qua nhiều hình thức, như:
     Vay các tổ chức tín dụng
     Huy động vốn từ cán bộ, công nhân viên
     Huy động vốn từ các nhà đầu tư thông qua liên doanh, liên kết
     Khuyến khích các cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài hoạt động từ thiện cung
    cấp, hỗ trợ các TTBYT và hỗ trợ khám chữa bệnh, giúp cho các cơ sở có điều kiện tốt
    hơn để phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân
    Theo số liệu năm 2008, các bệnh viện công đã huy động được khoảng 3000 tỷ đồng
    để đầu tư TTBYT, trong đó các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế huy động được trên 500 tỷ
    đồng, các đơn vị thuộc TP Hồ Chí Minh huy động và vay quỹ kích cầu gần 1000 tỷ đồng; các
    đơn vị thuộc Hà Nội huy động được trên 100 tỷ đồng; Quảng Ninh gần 50 tỷ đồng . [124].
    Cơ chế giao quyền tự chủ đã tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động thực hiện việc kiểm soát
    chi tiêu nội bộ, phát huy tính dân chủ, sáng tạo, nâng cao kỹ năng quản lý và thực hiện nhiệm
    vụ chuyên môn của đơn vị.
    Theo thống kê sơ bộ, một số TTBYT hiện đại, có giá trị lớn đã được đầu tư, trang bị
    trong công tác chẩn đoán và điều trị, như: hơn 100 hệ thống chụp cắt lớp vi tính (CT scanner)
    các loại, 20 hệ thống chụp cộng hưởng từ (MRI), 3 hệ thống chụp mạch (Angiography), 4 hệ
    thống dao mổ Gamma, 3 hệ thống gia tốc tuyến tính, 11 hệ thống thiết bị tán sỏi ngoài cơ thể.
    Ngoài ra, các thiết bị khác như: Laser Excimer, phẫu thuật Phaco, X-quang số hóa, nội soi
    các loại, siêu âm màu, các máy xét nghiệm sinh hóa, huyết học và miễn dịch cũng được
    nhiều đơn vị liên kết, đầu tư lắp đặt.
    Thực tế cho thấy, tại những thành phố lớn, việc XHH lĩnh vực TTBYT được triển
    khai khá tốt (TP Hồ Chí Minh: 432 tỷ đồng, Hà Nội: 120 tỷ đồng, Thanh Hóa: 65 tỷ đồng,
    Hải Phòng: 46 tỷ đồng), nhưng tại các tỉnh miền núi khó khăn thì hầu như không huy động
    được thông qua hình thức XHH này.
    Ngoài ra các Hội đồng Tư vấn kỹ thuật các cấp đã được thành lập để tư vấn, hỗ trợ
    cho các cơ sở y tế, công tác quản lý sau đấu thầu (theo dõi, nghiệm thu hợp đồng, lắp đặt,
    chạy thử, bàn giao, hướng dẫn sử dụng, bảo hành, bảo trì ) cũng được đề cao để đảm bảo
    hiệu quả của công tác mua sắm, cung cấp thiết bị đúng với yêu cầu và tiến độ dự kiến. Công
    tác thanh tra trong lĩnh vực mua sắm TTBYT cũng được Bộ Y tế đẩy mạnh với mục tiêu
    giám sát tính hiệu quả của việc đầu tư TTBYT.
    1.1.3. Tăng cường hiệu quả trong việc khai thác, sử dụng TTBYT
    Để tăng cường quản lý việc sử dụng, khai thác có hiệu quả các TTBYT, Bộ Y tế đã
    giao trách nhiệm cụ thể cho đơn vị phụ trách TTBYT các cấp, tuyến xây dựng các tiêu chuẩnChương 8: Trang thiết bị y tế
    119
    về TTBYT, xây dựng các quy chế kiểm chuẩn, xây dựng năng lực kỹ thuật về TTBYT theo
    khu vực và quy định về ngân sách có thể dành cho duy trì bảo dưỡng TTBYT.
    Bộ Y tế đã nâng cao vai trò của các Phòng Vật tư - Thiết bị y tế tại các bệnh viện, sở
    y tế hoặc bộ phận chuyên trách theo dõi về TTBYT trong công tác tham mưu, tư vấn đối với
    việc đầu tư, quy trình mua sắm, quản lý khai thác sử dụng có hiệu quả vật tư, TTBYT.
    Bộ Y tế đã chỉ đạo các hoạt động nhằm tăng cường công tác dịch vụ kỹ thuật - thiết bị
    y tế. Tiến bộ đáng kể được thể hiện trong việc thực hiện kiểm chuẩn định kỳ TTBYT đang sử
    dụng tại các cơ sở y tế cũng như sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu. Viện Trang
    thiết bị và Công trình y tế đã được xây dựng và từng bước củng cố, được Bộ Y tế giao nhiệm
    vụ làm đầu mối trong công tác kiểm tra, kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị y tế và công tác này
    cũng đã được triển khai tại nhiều cơ sở y tế. Phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường -
    Chất lượng, ngành y tế đã đào tạo kiểm định viên, xây dựng và ban hành các quy trình kiểm
    chuẩn TTBYT. Một cơ sở kiểm định TTBYT tại TP Hồ Chí Minh đã được xây dựng.
    Các trung tâm dịch vụ kỹ thuật TTBYT được xây dựng và củng cố. Trước mắt tập
    trung xây dựng Trung tâm dịch vụ kỹ thuật TTBYT tại Đà Nẵng để đảm bảo dịch vụ kỹ thuật
    cho khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Các loại hình dịch vụ kỹ thuật TTBYT được đa
    dạng hóa. Công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng, giám sát hiệu quả khai thác sử dụng
    TTBYT tại các cơ quan theo các quy định của Nhà nước được đẩy mạnh.
    Công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế về TTBYT
    được tăng cường. Đã thành lập cơ sở nghiên cứu với sự tham gia của các cơ quan trực thuộc
    Bộ, các cơ sở khoa học công nghệ, các nhà khoa học để nghiên cứu khả năng ứng dụng
    những TTBYT, các phương pháp điều trị và chẩn đoán mới xuất hiện trên thế giới để áp dụng
    có chọn lọc vào Việt Nam; thực hiện chính sách khuyến khích các nhà khoa học, các cơ sở
    khoa học và công nghệ trong và ngoài ngành tham gia nghiên cứu, khai thác sử dụng và thực
    hiện dịch vụ kỹ thuật về TTBYT.
    Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Tiêu chuẩn chất lượng (Bộ
    Khoa hoc và Công nghệ) xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn Việt Nam
    trong lĩnh vực TTBYT. Tính đến nay, lĩnh vực TTBYT đã có 135 tiêu chuẩn Việt Nam và 35
    Tiêu chuẩn ngành.
    Công tác kiểm định, hiệu chuẩn TTBYT cũng đã được triển khai tại nhiều cơ sở y tế,
    thực hiện với sự ủy quyền của cơ quan có thẩm quyền của Bộ Khoa hoc và Công nghệ, nhiều
    TTBYT đã được kiểm định, như: máy X-quang các loại, hệ thống chụp cắt lớp vi tính/CT-
    scanner, máy điện tim, máy thở, máy gây mê, máy siêu âm, máy làm giầu ôxy và nhiều
    thiết bị y tế khác.
    Về tài chính, theo Chỉ thị số 01/2003/CT-BYT ngày 13/06/2003 của Bộ trưởng Bộ Y
    tế về việc tăng cường công tác quản lý TTBYT, các đơn vị được phép dành từ 5% đến 7%
    trong số kinh phí thường xuyên được cấp hằng năm cho hoạt động mua sắm tài sản cố định
    để thực hiện công tác kiểm chuẩn, bảo hành, bảo dưỡng và sửa chữa TTBYT tại đơn vị.
    1.1.4. Đào tạo phát triển nhân lực cho lĩnh vực TTBYT
    Khi hệ thống TTBYT phát triển, cần thiết phải có một đội ngũ nhân viên kỹ thuật đủ
    mạnh để duy trì, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm chuẩn; đội ngũ kỹ thuật cũng cần được mở rộng
    phạm vi hoạt động để sản xuất phụ tùng, các thiết bị, dụng cụ đơn giản phục vụ trong ngành
    với giá cả hợp lý.BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2010
    Hệ thống y tế Việt Nam trước thềm kế hoạch 5 năm 2011-2015
    120
    Để phát triển nhân lực kỹ thuật TTBYT ở nước ta, Bộ Y tế đã xây dựng kế hoạch đào
    tạo nguồn nhân lực kỹ thuật TTBYT trong cả nước; tích cực phối hợp với Bộ Giáo dục và
    Đào tạo để nâng cao quy mô và chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật trong các lĩnh vực
    quản lý, kỹ thuật công nghệ và kỹ năng sử dụng TTBYT. Tổ chức các hội nghị chuyên đề về
    phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực TTBYT; khảo sát nhu cầu, điều tra hiện trạng đội ngũ
    cán bộ chuyên ngành TTBYT và đánh giá nhu cầu trên cơ sở ý kiến của các đơn vị đào tạo.
    Mở rộng mạng lưới đào tạo, đáp ứng yêu cầu của ngành trong phạm vi cả nước. Củng cố,
    thành lập hoặc giao nhiệm vụ cho các cơ sở đào tạo xây dựng nội dung, chương trình đào tạo
    thiết thực, đáp ứng yêu cầu sử dụng trong thực tế. Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách
    phù hợp, mở rộng định biên và chức danh, bố trí công tác cho cán bộ tại các cơ sở y tế để thu
    hút nguồn nhân lực phục vụ cho ngành.
    1.1.5. Củng cố hệ thống kinh doanh, xuất nhập khẩu TTBYT
    TTBYT thường rất tốn kém, không chỉ do chi phí mua sắm ban đầu mà còn cả chi phí
    cho hóa chất, vật tư tiêu hao, sửa chữa, bảo dưỡng khi sử dụng. Thị trường TTBYT toàn cầu
    rất lớn và có nhiều tổ chức, doanh nghiệp tham gia. Tuy nhiên, không phải nhà cung ứng
    TTBYT nào cũng hoạt động có trách nhiệm để cung cấp TTBYT có chất lượng, hoạt động
    hiệu quả. Vì vậy, nhà nước cần có vai trò quan trọng trong quản lý các cơ sở kinh doanh,
    nhập khẩu TTBYT, chủ yếu về mặt thu thập và phổ biến thông tin về các đơn vị cung ứng
    dịch vụ có chất lượng, uy tín, và chi phí hợp lý. Đồng thời nhà nước phải có hệ thống chế tài
    đối với đơn vị kinh doanh, XNK thiếu trách nhiệm.
    Trong những năm qua Bộ Y tế đã tiến hành củng cố hệ thống kinh doanh, xuất nhập
    khẩu TTBYT: Thống nhất quản lý nhà nước về kinh doanh, xuất nhập khẩu TTBYT từ trung
    ương đến địa phương. Thiết lập hệ thống thanh tra, kiểm tra và giám sát chất lượng TTBYT
    đang lưu hành trên thị trường; Có chính sách hỗ trợ về vốn và kỹ thuật cho các cơ sở thuộc
    thành phần kinh tế nhà nước nhằm phát huy vai trò chủ đạo trong lĩnh vực kinh doanh
    TTBYT; Tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế có thể tham gia hoạt động kinh
    doanh TTBYT theo quy định của Nhà nước và hướng dẫn của Bộ Y tế.
    Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 08/2006/TT-BYT ngày 13/06/2006 hướng dẫn các
    hoạt động nhập khẩu đối với sản phẩm sử dụng trong lĩnh vực gia dụng, y tế và TTBYT và
    Thông tư số 09/2006/TT-BYT ngày 11/07/2006 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Mục IV và Phụ
    lục 09 của Thông tư 08/2006/TT-BYT.
    Đồng thời Bộ Y tế cũng thành lập các Hội đồng Tư vấn cấp giấy phép nhập khẩu
    TTBYT, xây dựng và ban hành quy trình cấp giấy phép nhập khẩu và hướng dẫn cụ thể cho
    các doanh nghiệp.
    Hiện nay Bộ Y tế đang chỉ đạo xây dựng và thực hiện đề tài ứng dụng công nghệ
    thông tin vào quy trình thẩm định, cấp giấy phép nhập khẩu TTBYT nhằm xây dựng một hệ
    thống cơ sở dữ liệu điện tử để quản lý công tác cấp phép xuất nhập khẩu TTBYT một cách
    nhanh chóng, hiệu quả, quản lý tình hình sử dụng khai thác TTBYT tại các đơn vị cơ sở.
    1.1.6. Tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp sản xuất, dịch vụ TTBYT
    Theo mục tiêu của Chính sách quốc gia về TTBYT giai đoạn 2002-2010, ngành công
    nghiệp sản xuất TTBYT cần bảo đảm cung cấp đủ 40% nhu cầu trong ngành vào năm 2005
    và 60% vào năm 2010. TTBYT bao gồm các loại máy móc tương đối tinh vi về mặt công
    nghệ và kỹ thuật. Đầu tư nghiên cứu TTBYT rất tốn kém, và hiện nay các nước nghèo khó
    mà cạnh tranh với các công ty đa quốc gia trong việc sản xuất các loại TTBYT công nghệ
    cao. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều mặt hàng dạng “dụng cụ” y tế, hoặc trang bị nội thất như
    giường bệnh, tủ, xe đẩy, và cả những thiết bị đơn giản như nồi hấp, tủ sấy, máy hút . mà các
     
Đang tải...