Luận Văn Bánh răng côn răng thẳng

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Bánh răng côn răng thẳng​

    Information

    CHƯƠNG I

    CHI TIẾT GIA CÔNG VÀ XÁC ĐỊNH DẠNG SẢN XUẤT.


    1.1. PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CHI TIẾT

    Chi tiết bánh răng nón ( Z =14, m =10 ) là một bánh răng nhỏ của cơ cấu dung sai trong ụ phân độ vi sai vạn năng. Bánh răng luôn ăn khớp với cặp bánh răng hành tinh.

    Bánh răng nón nhận chuyển động từ cặp bánh răng hành tinh, lúc có số vòng quay n = 2 khi chia bánh răng không nguyên tố. Lúc thì có số vòng quay n ≠ 2 khi chia vi sai. Vì vậy bánh răng nón nhận chuyển động của cặp bánh răng hành tinh có số vòng quay không ổn định. Bánh răng nón được nối với trục một đầu lắp với nó đầu kia lắp bánh răng khác để truyền chuyển động tới trục vít bánh vít và ra đến phôi. Vì vậy bánh răng nón đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu vi sai của ụ phân độ.

    - Bề mặt lỗ 45 được gia công cấp chính xác 5 và Rz = 20, bề mặt này lắp với trục và quay cùng với trục nhờ có then.

    - Các thông số kỹ thuật của bánh răng có ảnh hưởng cao nhất tới tính năng và chất lượng vận hành của máy. Phần này sẽ trực tiếp ăn khớp và tiếp nhận chuyển động quay từ cặp bánh răng hành tinh rồi chuyển đến cặp bánh răng phụ thông qua trục. Do đó các yêu cầu kỹ thuật của bánh răng cần được đảm bảo và gia công chính xác.

    - Vật liệu của bánh răng được làm từ thép 45.


    1.2. PHÂN TÍCH TÍNH CÔNG NGHỆ TRONG KẾT CẤU CỦA CHI TIẾT

    Phôi là phôi được dập nóng chế tạo trên thép 45 đảm bảo yêu cầu để gia công bánh răng.

    - Đối với lỗ 45 lắp ổ bi ta chỉ cần khoét là đạt yêu cầu kỹ thuật.

    - Bánh răng có mayơ nằm về một phía nên nếu gia công hàng loạt hoặc hàng khối thì ta có thể gá nhiều chi tiết cùng một lúc để gia công hay có thể dùng nhiều dao để gia công một lúc.

    1.3. CHỌN VÀ XÁC ĐỊNH DẠNG SẢN XUẤT.

     Việc xác định dạng sản xuất có ý nghĩa rất lớn đến quá trình thiết kế, quá trình công nghệ, nó góp phần quan trọng trong việc tính toán chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cụ thể : nếu như dạng sản xuất là đơn chiếc thì ta có thể tập trung nguyên công, dùng đồ gá vạn năng thay cho đồ gá chuyên dùng, như vậy sẽ giảm được chi phí gia công. Còn nếu dạng sản xuất là hàng loạt, hàng khối thì ta phải phân tán nguyên công, sử dụng các loại đồ gá chuyên dùng. Làm như vậy sẽ tăng được năng suất gia công, giảm được giá thành sản phẩm.






    KẾT LUẬN


    Qua một thời gian nghiên cứu tự tìm hiểu cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa cơ khí, nhất là sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Nguyễn Dũng Thạch em đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp.

    Với những trang thuyết minh cùng các bản vẽ đi cùng, bản đồ án đã nêu nên khái quát về quy trình công nghệ chế tạo chi tiết bánh răng nón răng thẳng . Trong đó đã bao gồm toàn bộ những kiến thức em đã được học tập nghiên cứu như lập quy trình công nghệ gia công 1 chi tiết máy, viết chương trình gia công bề mặt nào đó.

    Do thời gian làm đồ án có hạn, cùng với kinh nghiệm bản thân còn chưa được va vấp nhiều trong thực tế nên bản đồ án cũng không tránh khỏi những thiếu sót như chưa đưa ra được tính hợp lý trong tính toán kinh tế, vấn đề đảm bảo an toàn lao động v.v Do vậy em mong thầy cô và các bạn giúp đỡ chỉ bảo cho em để bản đồ án của em được hoàn thành hơn.

    Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong bộ môn và nhất là thầy Nguyễn Dũng Thạch đã giúp em hoàn thành đề tài này, chúc các thầy cô luôn mạnh khoẻ.

    Em xin chân thành cảm ơn.


    Hà Nội, tháng 7 năm 2006

    Sinh viên thực hiện

    Trần Văn Quang


    Mục lục

    CHƯƠNG I 1

    CHI TIẾT GIA CÔNG VÀ XÁC ĐỊNH DẠNG SẢN XUẤT. 1


    1.1. PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CHI TIẾT 1

    1.2. PHÂN TÍCH TÍNH CÔNG NGHỆ TRONG KẾT CẤU CỦA CHI TIẾT 2

    1.3. CHỌN VÀ XÁC ĐỊNH DẠNG SẢN XUẤT. 2

    CHƯƠNG II 6

    XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO PHÔI VÀ THIẾT KẾ BẢN VẼ LỒNG PHÔI 6


    2.1. CHỌN PHÔI VÀ XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO PHÔI 6

    2.1.1. Chọn phôi 6

    2.1.2. Xác định phương pháp chế tạo phôi 6

    2.1.3. Xác định giá thành phôi rèn dập. 8

    2.2. TÍNH LƯỢNG DƯ VÀ THIẾT KẾ BẢN VẼ LỒNG PHÔI 9

    2.2.1. Xác định lượng dư của bề mặt 40 9

    2.2.2. Xác định lượng dư cho các bề mặt còn lại 14

    CHƯƠNG III 15

    THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT BÁNH RĂNG NÓN. 15


    3.1. XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHỆ VÀ PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG 15

    3.2. LẬP TIẾN TRÌNH CÔNG NGHỆ 15

    3.3. THỨ TỰ TIẾN TRÌNH CÔNG NGHỆ 17

    3.3.1. Nguyên công I : Cưa phôi 17

    3.3.2. Nguyên công II : Dập nóng 18

    3.3.3. Nguyên công III : Cắt ba via 19

    3.3.4. Nguyên công IV : ủ phôi 20

    3.3.5. Nguyên công V : Khoả mặt đầu 21

    3.3.6.Nguyên côngVI: Khoan 15 – khoét 30 – doa 15, 30 25

    3.3.7. Nguyên công VII : Tiện vát 31

    3.3.8. Nguyên công VIII : Tiện ngoài 33

    3.3.9. Nguyên công IX : Tiện côn góc 450 36

    3.3.10. Nguyên công IX : Tiện côn góc 470 39

    3.3.11. Nguyên công XI : Phay răng 42

    3.3.12. Nguyên công XII : Nhiệt luyện 46

    3.3.13. Nguyên công XIII : Làm sạch chi tiết 47

    3.3.14. Nguyên công XIV: Mài bề mặt răng 48

    3.3.15. Nguyên công XV : Mài 40 49

    3.3.16. Nguyên công XVI : Kiểm tra độ đảo vòng chia 51

    3.3.17. Nguyên công XVII : Kiểm tra sai lệch khoảng pháp tuyến chung 52
     
Đang tải...