Tiểu Luận Bằng những sự kiện lịch sử ở đầu thế kỷ XX hãy chứng minh: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là tất yếu

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Bằng những sự kiện lịch sử ở đầu thế kỷ XX hãy chứng minh: Đảng Cộng sản VN ra đời là tất yếu
    Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, một nhà nước kiểu mới đi theo con đường chủ nghĩa xã hội, hoạt động theo lí tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê nin, chấm dứt gần một thế kỷ chịu sự đô hộ của thực dân Pháp. Ngày 30/4/1975, chính quyền tay sai Sài Gòn của đế quốc Mỹ đã sụp đổ hoàn toàn, thống nhất đất nước, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.


    Một đất nước nhỏ bé như đất nước Việt nam chúng ta mà lần lượt đánh bại hai đế quốc vào loại lớn mạnh nhất thế giới, là một điều hết sức phi thường, đó phải là kết quả của một đường lối lãnh đạo đúng đắn. Đó chính là đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng của giai cấp công nhân. Đảng là tổ chức tiên phong đại diện cho lí tưởng của giai cấp công nhân và nông dân, hoạt động trên nền tảng của chủ nghĩa Mác Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đảng cộng sản Việt Nam luôn là đội quân tiên phong, lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, gian khổ kể cả trong thời chiến cũng như thời bình, đưa đất nước ta tiến lên theo con đường chủ nghĩa xã hội. Đảng cộng sản Việt Nam là một tổ chức tiến bộ, ngay từ khi mới ra đời nó đã mang trong mình bản chất khoa học và cách mạng.


    A.SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM:
    I.Điều kiện lịch sử dẫn đến sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam:
    Từ nửa đầu thế kỷ 19, các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây phần lớn đã hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp, nền kinh tế có những bước phát triển lớn mạnh, yêu cầu đòi hỏi về thị trường tiêu thụ và cung cấp nguồn nguyên liệu hàng hoá tăng cao, dẫn đến việc đi xâm chiếm các nước kém phát triển. Tại đây, chúng thực hiện chế độ áp bức bóc lột hết sức hà khắc, gây nên mâu thuẫn giữa các nước thuộc địa và các nước đế quốc ngày càng sâu sắc.


    Vào giữa thế kỷ 19, nước Việt Nam đã bị thực dân Pháp xâm lược, mở đầu bằng cuộc tiến công vào cảng Đà Nẵng. Sau khi thực hiện việc xâm lược và bình định vũ trang, thiết lập bộ máy thống trị trên toàn bộ đất nước ta, thực dân Pháp tiến hành những cuộc khai thác thuộc địa nhằm cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt, cho vay nặng lãi, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá của chính quốc. Chính sách thuộc địa của Pháp ở Việt Nam và cả Đông Dương là chuyên chế về chính trị, kìm hãm và nô dịch về văn hoá, bóc lột nặng nề về kinh tế, nhằm đem lại lợi ích tối đa cho bọn tư bản lũng đoạn Pháp. Dưới chế độ đó, nền kinh tế Việt Nam bị kìm hãm nặng nề, đời sống của nhân dân bị cùng cực hoá, làm cho mâu thuẫn cơ bản vốn có trong lòng người dân với bọn phong kiến cũ không mất đi mà còn xuất hiện thêm mâu thuẫn mới toàn thể dân tộc Việt Nam với bọn thực dân Pháp. Lịch sử đòi hỏi cần phải giải quyết những mâu thuẫn đó.
     
Đang tải...