Tiểu Luận Bằng những phân tích về 3 giai đoạn phát triển của TNTB , CM rằng hợp tác giản đơn là bước tiến về t

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài:Bằng những phân tích về 3 giai đoạn phát triển của TNTB , CM rằng hợp tác giản đơn là bước tiến về tổ chức & SX



    MỤC LỤC


    BẰNG NHỮNG PHÂN TÍCH VỀ BA GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CNTB CHỨNG MINH RẰNG HIỆP TÁC GIẢN ĐƠN LÀ MỘT BƯỚC TIẾN VỀ TỔ CHỨC VÀ SẢN XUẤT, CÔNG TRƯỜNG THỦ CÔNG TẠO ĐIỀU KIỆN CHO SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẠI CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ, ĐẠI CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ LÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT ĐẢM BẢO CHO SỰ TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TBCN.

    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU. 1

    NỘI DUNG. 2

    I. Giai đoạn hiệp tác giản đơn (HTGĐ). 2

    1. Khái niệm và đặc điểm. 2

    2. Ưu thế của HTGĐ. 2

    3. Tính chất TBCN của HTGĐ. 3

    II. Công trường thủ công (CTTC). 4

    1. Khái niệm và đặc điểm. 4

    2. Những ưu thế của CTTC. 4

    3. Tính chất TBCN của CTTC. 5

    III. Đại công nghiệp cơ khí. 5

    1. Quá trình phát triển của máy móc. 5

    2. Ưu thế của máy móc. 6

    3. Tính chất TBCN của đại công nghiệp cơ khí. 6

    4. Tính chất tiến bộ của đại công nghiệp cơ khí. 7

    KẾT LUẬN. 9

    TÀI LIỆU THAM KHẢO.





    LỜI MỞ ĐẦU

    Mặc dù ngày nay, chủ nghĩa tư bản (CNTB) đã có nhiều biến thể về nhiều mặt, song không vì thế mà bản chất bóc lột của nó thay đổi. Như trước đây, CNTB vẫn là chế độ xã hội dựa trên cơ sở bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Dựa trên sự bóc lột đó, mà chủ yếu là phương pháp bóc lột giá trị thặng dư tương đối, CNTB đã xây dựng được cho mình nền móng vững chắc đảm bảo cho sự phát triển về sau này.

    Đề cập đến quá trình sản xuất giá trị thặng dư tương đối, chúng ta không thể không nhắc tới công lao to lớn của Mác. Mác đã khái quát lịch sử phát triển của CNTB trong công nghiệp thành ba giai đoạn: hiệp tác giản đơn tư bản chủ nghĩa (TBCN), công trường thủ công TBCN, đại công nghiệp cơ khí. Quá trình phát triển của CNTB trong công nghiệp là quá trình nâng cao năng suất lao động xã hội, đồng thời là quá trình nâng cao trình độ bóc lột của tư bản, chủ yếu là bóc lột giá trị thặng dư tương đối.

    Nghiên cứu về ba giai đoạn phát triển của công nghiệp tư bản trong công nghiệp để thấy rằng hiệp tác giản đơn là một bước tiến về tổ chức sản xuất, công trường thủ công tạo điều kiện cho sự ra đời của đại công nghiệp cơ khí, đại công nghiệp cơ khí là cơ sở vật chất đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của phương thức sản xuất TBCN.

    Với những hiểu biết của một sinh viên năm thứ nhất, chắc chắn những kiến thức mà em trình bày không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Vì vậy, qua bài tiểu luận này em kính mong nhận được sự đóng góp từ phía các thầy giáo, cô giáo của khoa để em có thể rút kinh nghiệm cho những bài sau này.

    Em xin chân thành cảm ơn!

    I. GIAI ĐOẠN HIỆP TÁC GIẢN ĐƠN (HTGĐ).

    1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM.

    Hiệp tác giản đơn TBCN là một số đông công nhân làm việc trong cùng một thời gian, dưới sự điều khiển của cùng một nhà tư bản, trong cùng một không gian để sản xuất ra cùng một loại hàng hoá.

    Hiệp tác giản đơn so với phương thức sản xuất phong kiến chỉ khác về quy mô sản xuất và số lượng lao động làm thuê. Song, nhờ lao động hiệp tác, người ta đã tạo nên một năng suất lao động cao hơn hẳn năng suất lao động của những người làm ăn riêng lẻ. Các nhà tư bản đã lợi dụng hình thức lao động này để tổ chức lao động sản xuất trong xưởng thợ của mình, tạo ra một sức sản xuất mới, nhằm tăng thêm khối lượng giá trị thặng dư trong điều kiện lao động còn là thủ công. HTGĐ hình thành với điều kiện tư liệu sản xuất phải tập trung trong tay các nhà tư bản đồng thời có những người lao động đã bị tước hết tư liệu sản xuất, tự do đem bán sức lao động của mình.

    2. ƯU THẾ CỦA HIỆP TÁC GIẢN ĐƠN.

    Thứ nhất: các cá nhân có điều kiện san đi bù lại những chênh lệch về thể lực, về trình độ khéo léo nên đảm bảo hao phí lao động cá biệt xấp xỉ với hao phí lao động xã hội cần thiết của sản phẩm, đảm bảo việc sản xuất và tiêu thụ hàng hoá ổn định và vững chắc hơn so với phương thức sản xuất phong kiến.

    Thứ hai: tiết kiệm được tư liệu sản xuất, giảm bớt được chi phí trên một đơn vị sản phẩm do nhiều công nhân cùng sử dụng chung một tư liệu sản xuất.

    Thứ ba: tạo ra một sức sản xuất mới cao hơn hẳn so với tổng cộng các năng lực của cá nhân riêng lẻ, cho phép hoàn thành được những công việc có quy mô lớn.

    Thứ tư: tạo ra được sự kích thích thi đua làm tăng năng suất cá nhân, cuối cùng dẫn đến tăng năng suất xã hội.

    Thứ năm: rút ngắn thời gian hoàn thành công việc do đảm bảo tính liên tục trong quá trình lao động và tác động vào đối tượng lao động từ nhiều phía.

    Thứ sáu: cho phép hoàn thành được những công việc khẩn cấp trong những thời kỳ nhất định và những công việc có tính thời vụ, đảm bảo hiệu quả kịp thời.

    Thứ bảy: do tập trung được tư liệu sản xuất và công nhân nên lao động hiệp tác có thể đồng thời thực hiện được trên cả không gian sản xuất nhỏ lẫn không gian sản xuất lớn.

    3. TÍNH CHẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA CỦA HIỆP TÁC GIẢN ĐƠN.

    - Hiệp tác giản đơn TBCN dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất và bóc lột lao động làm thuê, nên nó làm tăng sức sản xuất lao động xã hội và là một phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối.

    - Nhà tư bản thực hiện chức năng chỉ huy, kiểm tra, giám sát đối với quá trình lao động sản xuất. Chức năng chỉ huy là đòi hỏi tất yếu của lao động tập thể và có thể được ví như một nhạc trưởng điều khiển một dàn nhạc. Mác đã nhận xét: “Một nhạc sĩ độc tấu thì tự điều khiển lấy mình, nhưng dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”.

    Mặt khác, việc chỉ huy của nhà tư bản còn do mục đích của nền sản xuất TBCN chi phối, bóp nặn được giá trị thặng dư càng nhiều càng tốt. Do đó, việc chỉ huy của nhà tư bản phải mang hình thức chuyên chế.

    - Năng suất lao động tăng lên là nhờ lao động hiệp tác của công nhân mà có, nhưng nó lại thuộc về nhà tư bản và như là do tư bản tạo ra.

    Mác đã nhận xét: “Sức sản xuất đó giống như một mức mà nhà tư bản sẵn có một cách tự nhiên, một sức sản xuất cố hữu của tư bản”.

    Kết luận: tóm lại, HTGĐ là một bước tiến về tổ chức sản xuất: tư liệu sản xuất phân tán biến thành tư liệu sản xuất tập trung, lao động riêng lẻ biến thành lao động xã hội, năng suất lao động xã hội tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, sự tiến bộ trên trong tay nhà tư bản lại trở thành một công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc bóc lột giá trị thặng dư được nhiều hơn.

    Hiệp tác giản đơn tuy không tồn tại lâu song nó đã tập hợp được đông đảo công nhân tạo điều kiện cho HTGĐ chuyển biến thành hiệp tác có phân công, tức là công trường thủ công TBCN.

    II. CÔNG TRƯỜNG THỦ CÔNG (CTTC).

    1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM.

    Có hai loại công trường thủ công:

    - Công trường thủ công hỗn tạp: là CTTC mà hình thái cuối cùng của sản phẩm được lắp ráp một cách máy móc bởi những sản phẩm bộ phận độc lập mà có.

    VD: công trường thủ công làm đồng bộ ở Giơnevơ.

    - Công trường thủ công hữu cơ: là CTTC mà sản phẩm của nó do một loạt những quá trình và những thao tác có liên quan với nhau tạo ra.

    VD: công trường thủ công làm kim băng.

    Tóm lại, dù được phân chia dưới hình thức nào thì cơ cấu sản xuất của CTTC vẫn là người lao động bộ phận và công cụ của người ấy. Mác đã nhận xét: “Người lao động bộ phận và công cụ của người ấy, đó là yếu tố đơn giản của công trường thủ công”.

    2. ƯU THẾ CỦA CÔNG TRƯỜNG THỦ CÔNG.

    Thứ nhất: sản xuất được liên tục, đều đặn nhờ tổ chức lao động dây chuyền, hợp lý hóa sản xuất. Người lao động được phân công chuyên môn hoá từng khâu của quá trình sản xuất nên đã rút ngắn được thời gian ngừng việc, giảm giờ chết do thay đổi thao tác, dụng cụ, chỗ làm việc.

    Thứ hai: tay nghề của người công nhân được nâng lên nhanh chóng nhờ chuyên môn hoá lao động bộ phận. Người công nhân chỉ làm một trong nhiều khâu của quá trình sản xuất nên tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, trình độ thành thạo được nâng cao vì vậy hao phí lao động ít hơn mà mang lại hiệu quả cao hơn.

    Thứ ba: sản phẩm làm ra tốt hơn và nhiều hơn so với sản phẩm của người sản xuất riêng lẻ.

    Thứ tư: công cụ lao động được cải tiến, làm cơ sở cho sự ra đời của máy móc sau này. Máy móc đã tiếp thu và phát triển dựa trên sự cải tiến ngày càng hoàn thiện hơn của công cụ trong giai đoạn CTTC.

    Như vậy, nhờ phân công trong CTTC và chuyên môn hoá sản xuất mà kỹ thuật đã tiến bộ rất nhiều tuy nền sản xuất vẫn dựa trên lao động thủ công.
     
Đang tải...