Tiến Sĩ Bang giao Việt Nam với Trung Quốc dưới triều Trần (1226-1400)

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 3/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
    NĂM 2014

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài .1
    2. Đối tượng, phạm vi, mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu .3
    3. Nguồn tài liệu, phương pháp nghiên cứu .6
    4. Đóng góp của luận án 8
    5. Bố cục luận án .9
    NỘI DUNG 10
    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .10
    1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 10
    1.1.1. Trước thế kỷ XX .10
    1.1.2. Từ thế kỷ XX đến nay .12
    1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 20
    1.2.1. Trung Quốc .20
    1.1.2. Một số nước khác 28
    Tiểu kết chương 1 33

    Chương 2: CƠ SỞ CỦA BANG GIAO VIỆT NAM VỚI TRUNG QUỐC
    DƯỚI TRIỀU TRẦN (1226 - 1400
    ) 35
    2.1. Bối cảnh lịch sử Việt Nam dưới các triều vua Trần (1226 - 1400) .35
    2.1.1.Thời kỳ ổn định và phát triển từ năm 1226 đến năm 1341 .35
    2.1.2. Khủng hoảng và suy vong từ năm 1342 đến năm 1400 .40
    2.2. Bối cảnh lịch sử Trung Quốc từ đầu thế kỷ XIII đến cuối thế kỷ XIV .45
    2.2.1. Triều Nam Tống suy vong và sự thiết lập triều Nguyên 45
    2.2.2. Trung Quốc dưới triều Nguyên (1260 – 1368) và đầu triều Minh (1368 -1400) .50
    2.3. Bang giao Việt Nam với Trung Quốc trước năm 1226 59
    2.3.1. Bang giao Việt Nam với Trung Quốc trước năm 1010 .59
    2.3.2. Bang giao Việt Nam với Trung Quốc dưới triều Lý (1010 - 1225) .64
    Tiểu kết chương 2 69

    Chương 3: HOẠT ĐỘNG BANG GIAO CỦA TRIỀU TRẦN VỚI CÁC
    TRIỀU NAM TỐNG, TRIỀU NGUYÊN VÀ TRIỀU MINH (1226- 1400)
    71
    3.1. Bang giao của triều Trần với triều Nam Tống (1226 - 1279) .71
    3.1.1. Sứ đoàn .71
    3.1.2. Cầu phong và thụ phong tước hiệu 72
    3.1.3. Giải quyết tranh chấp ở khu vực biên giới .77
    3.1.4. Tiếp nhận di dân từ triều Nam Tống 78
    3.2. Bang giao của triều Trần với triều Nguyên (1260 - 1368) .80
    3.2.1. Sứ đoàn .80
    3.2.2. Cầu phong và thụ phong tước hiệu 82
    3.2.3. Triều cống .84
    3.2.4. Đấu tranh bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ 95
    3.2.5. Thông hiếu .107
    3.3. Bang giao của triều Trần với triều Minh từ năm 1368 đến năm 1400 110
    3.3.1. Sứ đoàn .110
    3.3.2. Cầu phong và triều cống 111
    3.3.3. Vấn đề biên giới 1117
    Tiểu kết chương 3 120
    Chương 4: KẾT QUẢ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA BANG GIAO VIỆT NAM
    VỚI TRUNG QUỐC DƯỚI TRIỀU TRẦN (1226 - 1400) 122
    4.1. Kết quả .122
    4.1.1. Đối với Việt Nam .122
    4.1.2. Đối với Trung Quốc .130
    4.2. Đặc điểm 136
    4.2.1. Tinh thần độc lập và tự chủ trong hoạt động bang giao của triều Trần 136
    4.2.2. Tính linh hoạt trong hoạt động bang giao của triều Trần 142
    Tiểu kết chương 4 146
    KẾT LUẬN 147
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
    LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .151
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .153
    PHỤ LỤC .172


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài

    Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam trải qua nhiều triều đại khác nhau. Mỗi triều đại là những hình ảnh đa sắc màu. Vương triều Trần (1226 - 1400) là một triều đại phong kiến để lại nhiều dấu ấn trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam. Chính điều đó đã thu hút sự quan tâm của giới sử học trong và ngoài nước. Trong những năm qua, các công trình nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học lịch sử đã đề cập đến
    nhiều phương diện khác nhau của vương triều Trần. Tuy nhiên, nghiên cứu về vương triều Trần vẫn tồn tại một số vấn đề còn bỏ ngỏ hoặc cần đánh giá lại.
    Ấn tượng về vương triều Trần được tạo dựng thông qua những thành quả mà vương triều Trần đạt được trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Chính quyền từ trung ương đến các đơn vị hành chính địa phương được tổ chức thống nhất và khá chặt chẽ. Hình thái kinh tế điền trang và thái ấp vào thế kỷ XIII không chỉ góp phần mở rộng diện tích khai hoang mà còn cung cấp kịp thời lực lượng binh
    lính cho nhà nước khi cần kíp. Đặc biệt ba lần chiến thắng giặc ngoại xâm, giữ vững độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của vương triều Trần là những sự kiện chúng ta không thể nào quên. Bên cạnh đó, một số khía cạnh khác của vương triều Trần như hoạt động bang giao lại chưa được tái hiện đầy đủ và rõ nét.
    Trong thời kỳ phong kiến của Việt Nam, hoạt động bang giao là nhân tố có tác động nhất định đến sự thịnh suy của mỗi vương triều. Sức mạnh của đất nước được kiểm chứng qua những thắng lợi từ hoạt động bang giao. Đồng thời những thắng lợi ấy góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam trong khu vực ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Như vậy hoạt động bang giao chính là một phương diện khác để chúng ta có cách nhìn khách quan hơn, toàn diện hơn về các triều đại phong kiến Việt Nam. Vương triều Trần đã thiết lập bang giao với một số quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Vì nhiều lý do, Trung Quốc trở thành đối tượng chính trong hoạt động bang giao của vương triều Trần. Từ năm 1226 đến năm 1400, lịch sử Trung Quốc lần lượt chứng kiến sự kế tiếp của ba vương triều Nam Tống, triều Nguyên và triều Minh. Đối với mỗi vương triều phong kiến Trung Quốc, triều Trần thực hiện các hoạt động bang giao có những điểm tương đồng và khác biệt.

    Những sự kiện trong hoạt động bang giao của Việt Nam với Trung Quốc chi phối rất lớn đến chính sách của các vị vua Trần, thậm chí uy hiếp nền độc lập dân tộc. Như vậy, bang giao với Trung Quốc thực sự là thử thách dành cho các vị vua Trần trong thời gian trị vì. Trải qua thử thách, các vị vua triều Trần đã chứng tỏ được bản lĩnh và tài năng cai trị đất nước. Thử thách này cũng là cơ hội để vương triều Trần khẳng định được sức mạnh và vị thế của một quốc gia tự chủ đối với các quốc gia khác trong khu vực.
    Bang giao trở thành tấm gương phản chiếu chân thực hình ảnh của vương triều Trần trong thế kỷ XIII- XIV. Nghiên cứu bang giao của Việt Nam với Trung Quốc dưới triều Trần không chỉ góp phần nhận thức sâu sắc hơn về vị trí của vương triều Trần trong lịch sử phong kiến Việt Nam mà còn là cơ sở để so sánh, đối chiếu với hoạt động bang giao Việt Nam với Trung Quốc dưới các triều đại phong kiến
    Việt Nam khác. Từ đó bang giao Việt Nam với Trung Quốc thời kỳ phong kiến được tái hiện hệ thống và đầy đủ hơn.
    Các học giả trong nước khi đề cập đến bang giao Việt Nam với Trung Quốc dưới triều Trần mới chỉ dừng lại ở hệ thống niên biểu các sự kiện hoặc tập trung vào quan hệ xung đột giữa triều Trần và triều Nguyên trong các năm 1285 và 1288. Bên cạnh đó, quan điểm đánh giá về quan hệ xung đột giữa hai vương triều lại có sự không thống nhất giữa các học giả Việt Nam và Trung Quốc. Những nhìn nhận đó
    rất cần được xem xét, đánh giá lại một cách khách quan và khoa học. Những vấn đề trong bang giao của triều Trần với các triều đại phong kiến Trung Quốc vẫn còn nhiều khoảng trống cần được khai thác. Bang giao của triều Trần với triều Nam Tống trước và sau năm 1260 có những chuyển biến quan trọng nhưng chưa có một công trình nghiên cứu nào của các học giả trong nước và nước ngoài
    trực tiếp nghiên cứu so sánh. Bang giao của triều Trần với triều Minh dù được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn hơn so với bang giao của triều Trần với triều Nam Tống và triều Nguyên nhưng vẫn mang những sắc thái riêng. Bang giao giữa hai vương triều trong thời gian hòa bình với nhiều hoạt động khác nhau như việc sách phong, triều cống, giải quyết tranh chấp đất đai và dân cư vùng biên giới chưa được nghiên cứu một cách hệ thống. Ngoài ra, một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu như so sánh bang giao của triều Trần với từng triều đại phong kiến Nam Tống,Nguyên, Minh để rút ra những điểm tương đồng và khác biệt. Trên cơ sở đó làm sáng tỏ đặc điểm của hoạt động bang giao Việt Nam với Trung Quốc dưới triều Trần.
    Ngày nay, thế giới không ngừng vận động và thay đổi. Việt Nam tham gia ngày càng sâu rộng vào xu hướng toàn cầu hóa. Quan hệ Việt Nam và Trung Quốc trong thời kỳ mới đã chứng kiến nhiều biến động thăng trầm cũng như đang phải đối diện với rất nhiều thách thức. Thực tế đó đòi hỏi Đảng và Chính phủ Việt Nam cần có chính sách ngoại giao với Trung Quốc phù hợp ở từng thời điểm cụ thể nhằm
    đảm bảo lợi ích dân tộc. Những nhận xét rút ra từ quá trình nghiên cứu bang giao Việt Nam và Trung Quốc dưới triều Trần trở thành “món quà” giàu ý nghĩa mà quá khứ mang đến cho hiện tại.
    Với những lý do trên, tác giả quyết định lựa chọn vấn đề “Bang giao Việt Nam với Trung Quốc dưới triều Trần (1226 - 1400)” làm đề tài luận án.
    2. Đối tượng, phạm vi, mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là bang giao của Việt Nam với Trung Quốc dưới triều Trần (1226 - 1400). Cụ thể là bang giao của triều Trần với các triều Nam Tống (1226 - 1279), triều Nguyên (1260 - 1368) và triều Minh (1368 - 1400). Như vậy chủ thể của hoạt động bang giao từ năm 1226 đến năm 1400 là triều Trần nhưng đối tượng của hoạt động bang giao này lại có sự thay đổi là các triều Nam Tống, triều Nguyên và triều Minh trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.
    Phạm vi nghiên cứu
    - Về không gian
    Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu là phạm vi lãnh thổ của quốc gia Việt Nam chịu sự quản lý của vương triều Trần (tương ứng với khu vực Bắc Bộ kéo dài đến phía Bắc tỉnh Quảng Nam ngày nay1) và phạm vi lãnh thổ Trung Quốc dưới sự quản lý của các vương triều Nam Tống – Nguyên – Minh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...