Luận Văn Bàn về yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    166
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP
    1.1.MỘT SỐ KHÁI NIỆM
    1.1.1. Văn hoá
    Văn hoá là một lĩnh vực tồn tại và phát triển gắn liền với đời sống của nhân loại, là đặc trưng riêng có của con người, ấy vậy mà mãi tới thế kỷ XVIII, cuối thế kỷ XIX, các nhà khoa học trên thế giới mới nghiên cứu sâu về lĩnh vực này.
    Định nghĩa văn hoá đầu tiên được chấp nhận rộng rãi là định nghĩa do nhà nhân chủng học E.B Tylor đưa ra: “văn hoá là một tổng thể phức tạp bao gồm các kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và toàn bộ những kỹ năng, thói quen mà con người đạt được với tư cách là thành viên của một xã hội”. Có một định nghĩa khác dễ hiểu hơn và tiệm cận gần hơn đến bản chất của văn hoá, ngày nay nhiều người tán thành với định nghĩa này của ông Frederico Mayor, tổng giám đốc UNESCO: “ văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động”.
    Các nhà xã hội học chia văn hoá thành hai dạng: văn hoá cá nhân và văn hoá cộng đồng. Văn hoá cá nhân là toàn bộ vốn tri thức, kinh nghiệm tích luỹ vào mỗi cá nhân, biểu hiện ở hệ thống quan niệm và hành xử của cá nhân ấy trong đời sống thực tiễn. Văn hoá cộng đồng là văn hoá của một nhóm xã hội, nó không phải là số cộng giản đơn của văn hoá cá nhân- thành viên của cộng đồng xã hội ấy. Trong hoạt động doanh nghiệp thì “ văn hoá doanh nhân” là thuộc dạng văn hoá cá nhân, còn “ VHDN” là thuộc dạng văn hoá cộng đồng.
    Văn hoá là phương tiện để con người “ điều chỉnh” ( cải tạo) cuộc sống của mình theo định hướng vươn tới những giá trị chân, thiện, mỹ. Được xem là cái “nền tảng”, “ vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển” của con người và xã hội ngày càng thăng bằng và bền vững hơn, văn hoá có tác dụng tích cực đối với sự phát triển của mỗi cá nhân cũng như toàn bộ cộng đồng. Nội lực của một dân tộc trước hết là mọi nguồn lực tập hợp từ vốn văn hoá truyền thống đã tích luỹ trong lịch sử của chính dân tộc đó.
    Như vậy, thực chất văn hoá là hệ thống các giá trị được sản sinh ra trong xã hội nhất định, được đặc trưng bởi hình thái kinh tế xã hội nhất định, bao gồm cả giá trị vật chất và tinh thần.
    Văn hoá không phải là một yếu tố phi kinh tế, trái lại, văn hoá và kinh doanh lại có mối quan hệ qua lại gắn bó mật thiết với nhau: văn hoá và kinh doanh đều có mục tiêu chung là phục vụ con người, văn hoá là nguồn lực lớn cho kinh doanh,tuy nhiên mục tiêu ngắn hạn của văn hoá và kinh doanh lại có thể trái ngược nhau, nếu kinh doanh chỉ chạy theo lợi nhuận trước mắt thì sẽ gây tác hại cho văn hoá, xói mòn bản sắc văn hoá dân tộc, khi nền văn hoá mang những yếu tố không phù hợp sẽ kìm hãm, cản trở sự phát triển của kinh doanh.

    1.1.2. Văn hoá kinh doanh
    Thuật ngữ VHKD mới chỉ xuất hiện thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Trên thế giới tồn tại hai cách hiểu khác nhau về VHKD: Theo cách thứ nhất, người ta cho rằng, VHKD chính là VHDN. Theo cách hiểu thứ hai, VHKD là một phạm trù ở tầm cỡ quốc gia, do đó VHDN chỉ là một thành phần trong VHKD. Ở Việt Nam, quan niệm về VHKD và VHDN còn chưa rõ ràng, trong phạm vi đề tài này, xin nghiêng về cách hiểu thứ hai về VHKD(văn hoá mang tầm cỡ Quốc gia): “ VHKD bao gồm những nguyên tắc điều chỉnh việc kinh doanh, việc ấn định ranh giới giữa hành vi cạnh tranh và các ứng xử vô đạo đức, những quy tắc phải tuân theo trong các thoả thuận kinh doanh”. VHKD ( business culture) là các giá trị văn hoá thể hiện trong hình thức mẫu mã và chất lượng sản phẩm, trong thông tin quảng cáo về sản phẩm, trong cửa hàng bày bán sản phẩm, trong cách giao tiếp ứng xử của người bán đối với người mua, trong tâm lý và thị hiếu tiêu dùng, rộng ra là trong cả quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh với toàn bộ các khâu, các điều kiện liên quan của nó nhằm tạo ra những chất lượng- hiệu quả kinh doanh nhất định. Nếu căn cứ vào tính cố hữu, mức độ thay đổi được của hệ thống các giá trị văn hoá trong kinh doanh thì có thể nói, VHKD của một quốc gia được cấu thành bởi ba yếu tố là: văn hoá doanh nhân(trình độ, năng lực, đạo đức nghề nghiệp, phẩm hạnh làm ngừơi, của những người tham gia sản xuất kinh doanh), văn hoá thương trường(tính chất của sự cạnh tranh, cơ cấu tổ chức, hệ thống pháp chế liên quan đến môi trường kinh doanh của một quốc gia) và văn hoá doanh nghiệp- bộ phận có vai trò, vị trí mang tính quyết định, là đầu mối trung tâm của quá trình xây dựng VHKD.
    Như vậy, ngoài những đặc trưng của văn hoá ( tính tập quán, tính cộng đồng cao, tính dân tộc, tính lịch sử, tính tiến hoá, tính chủ quan, tính khách quan ( được hình thành từ quá trình lịch sử tất yếu), tính kế thừa, và tính có thể học hỏi được). Nói chung, VHKD còn mang một số đặc trưng khác: VHKD xuất hiện cùng với sự xuất hiện của hàng hoá và thị trường, VHKD luôn phù hợp với trình độ kinh doanh của Quốc gia.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...