Luận Văn Bàn về việc thu hút &chồng thất thu quỹ Bảo Hiểm XH ở cơ quan Bảo Hiểm XH quận Đống Đa

Thảo luận trong 'Bảo Hiểm' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bàn về việc thu hút &chồng thất thu quỹ Bảo HiểmXH ở cơ quan Bảo Hiểm XH quận Đống ĐaLỜI NÓI ĐẦU

    Cùng với những vấn đề thiết yếu của cuộc sống con người là việc làm và thu nhập, thì bảo hiểm xã hội trong bất kỳ một chế độ xã hội nào cũng là một vấn đề luôn luôn được xem xét, bởi vì rủi ro luôn là một vấn đề dễ xảy ra với mọi người. BHXH là chính sách xã hội được nhiều quốc gia coi trọng nhằm đảm bảo về mặt thu nhập cho người lao động khi họ tạm thời hoặc vĩnh viễn mất khả năng lao động. Bảo hiểm xã hội đã trở thành quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động gắn liền với quyền về việc làm và thu nhập. Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm ngay từ khi mới thành lập nước và nó đã đóng góp to lớn cho sự phát triển của đất nước. Hoạt động của bảo hiểm xã hội ngày càng hiệu quả hơn đặc biệt là sau năm 1995 khi mà quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành độc lập nằm ngoài Ngân sách Nhà nước. Quỹ bảo hiểm xã hội là xương sống của bất kỳ một hệ thống bảo hiểm xã hội nào vì chế độ bảo hiểm xã hội đều nhằm mục đích bảo đảm an toàn về thu nhập cho người lao động, muốn vậy thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải có một lượng tiền nhất định.
    Cơ quan bảo hiểm xã hội quận Đống Đa được thành lập và bắt đầu hoạt động từ tháng 10 năm 1995 cho đến nay đã thu được nhiều thành tự như: phí thu được ngày càng nhiều, chi trả đúng đối tượng . Tuy nhiên trong quá trình hoạt động vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như: thu bảo hiểm xã hội vẫn chưa đạt kết quả cao, nhiều đơn vị vẫn còn lợi dụng kẽ hở pháp luật để trốn nộp bảo hiểm xã hội, vẫn tồn tại trục lợi bảo hiểm xã hội . Điều này đã làm cho hiệu quả hoạt động của quỹ bảo hiểm xã hội còn chưa cao và còn phải nhờ vào Ngân sách Nhà nước. Như vậy, vấn đề thu và chống thất thu quỹ bảo hiểm xã hội có một ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của chế độ xã hội Việt Nam cũng như bảo hiểm xã hội các tỉnh, huyện trong cả nước trong đó có bảo hiểm xã hội quận Đống Đa. Do vậy mà em chọn đề tài: “Bàn về việc thu và chống thất thu quỹ bảo hiểm xã hội ở cơ quan Baỏ hiểm xã hội quận Đống đa “
    Mục đích của đề tài:
    - Làm rõ thu và chống thất thu bảo hiểm xã hội là gì?
    - Đánh giá thực trạng công tác thu và chống thất thu quỹ bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội quận Đống Đa giai đoạn 1995 – 2001?
    - Đề xuất ý kiến và giải pháp nhằm nâng cao công tác thu và chống thất thu quỹ bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội quận Đống Đa trong thời gian tới
    Nội dung của chuyên đề bao gồm:
    Lời nói đầu
    Chương I: Khái chung về bảo hiểm xã hội và thu quỹ bảo hiểm xã hội
    Chương II: Thực trạng công tác thu, và chống thất thu quỹ bảo hiểm xã hội ở cơ quan bảo hiểm xã hội quận Đống Đa .
    Chương III: Một số ý kiến nhằm nâng cao công tác thu và chống thất thu quỹ bảo hiểm xã hội ở cơ quan bảo hiểm xã hội quận Đống Đa.
    Kết luận.
    Chuyên đề này được hoàn thành là nhờ sự giúp đỡ tận tình của Thầy giáo GS- TS Nguyễn cao thường và tập thể cán bộ công nhân viên của cơ quan bảo hiểm xã hội quận Đống Đa. Mặc dù bản thân em đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ còn hạn chế và bảo hiểm xã hội là một vấn đề lớn và quan trọng nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong thầy giáo và các cán bộ trong cơ quan bảo hiểm xã hội quận Đống Đa đóng góp ý kiến để chuyên đề được hoàn chỉnh hơn.

    Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2001.
    Sinh viên
    Lê khánh việt.

    CHƯƠNG I
    KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
    VÀ THU QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI

    I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BHXH
    1. Khái niệm và sự cần thiết khách quan của BHXH
    Bảo hiểm xã hội ( BHXH ) ra đời vào những năm giữa thế kỷ 19, khi nền công nghiệp và kinh tế hàng hoá đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở các nước Châu Âu. Như vậy, BHXH là một trong những loại hình bảo hiểm ra đời khá sớm và đến nay đã được thực hiện ở tất cả các nước trên thế giới. So với các loại hình bảo hiểm khác, đối tượng, chức năng và tính chất của BHXH có những điểm khác biệt do bản chất của nó chi phối.
    Con người muốn tồn tại và phát triển thì trước hết phải thoả mãn những nhu cầu tối thiểu như ăn, mặc, ở, đi lại do vậy họ phải lao động để làm ra những sản phẩm cần thiếp. Khi sản phẩm được tạo ra ngày càng nhiều thì đời sống con người ngày càng đầy đủ và hoàn thiện, xã hội ngày càng văn minh hơn. Như vậy việc thoả mãn những nhu cầu sinh sống và phát triển của con người phụ thuộc vào chính khả năng lao động của họ. Nhưng trong thực tế không phải lúc nào con người cũng gặp thuận lợi, có thu nhập và điều kiện sống bình thường mà ngoài ra có rất nhiều trường hợp khó khăn bất lợi ngẫu nhiên phát sinh làm cho người ta bị giảm hoặc mất thu nhập và các điều kiện sinh sống khác. Những trường hợp như ốm đau, tai nạn lao động, mất khả năng lao động do tuổi tác . những trường hợp này, các nhu cầu cần thiết trong cuộc sống không vì thế mà mất đi, trái lại có cái còn tăng lên thậm chí còn xuất hiện thêm một số nhu cầu mới như cần được khám chữa bệnh và điều trị khi ốm đau; tai nạn thương tật nặng cần có người chăm sóc, nuôi dưỡng . Bởi vậy, muốn tồn tại và ổn định cuộc sống, con người và xã hội loài người phải tìm ra và thực tế đã tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau như: đi vay, san sẻ, đùm bọc lẫn nhau trong nội bộ cộng đồng, đi xin hoặc sự cứu trợ của Nhà nước . Nhưng rõ ràng các cách đó hoàn toàn thụ động và không chắc chắn.
    Khi nền kinh tế hàng hoá phát triển, việc thuê mướn công nhân trở lên phổ biến. Lúc đầu người chủ chỉ cam kết trả công lao động, nhưng về sau đã phải cam kết cả việc đảm bảo cho người làm thuê có số thu nhập nhất định để họ trang trải những nhu cầu thiết yếu khi không may họ bị tai nạn, ốm đau, thai sản . Trong thực tế nhiều khi các trường hợp trên không xảy ra và người chủ không phải chi trả một đồng nào, tuy nhiên nhiều khi nó lại xảy ra dồn dập buộc họ phải bỏ ra một lúc một khoản tiền lớn mà họ không muốn. Vì thế, mâu thuẫn chủ thợ phát sinh. Giới thợ liên kết đấu tranh buộc giới chủ phải thực hiện cam kết. Cuộc đấu tranh này diễn ra ngày càng rộng lớn và có tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế xã hội. Do vậy, Nhà nước phải đứng ra can thiệp và điều hoà mâu thuẫn. Sự can thiệp này một mặt làm tăng được vai trò của Nhà nước, mặt khác buộc giới chủ và thợ phải đóng góp một khoản tiền nhất định hàng tháng được tính toán một cách chặt chẽ dựa trên cơ sở xác suất rủi ro xảy ra đối với người làm thuê. Số tiền đóng góp của cả chủ và thợ hình thành nên một quỹ tiền tệ tập trung trên phạm vi quốc gia. Quỹ này còn được bổ sung từ ngân sách Nhà nước khi cần thiết nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động khi gặp phải những biến cố bất lợi. Chính nhờ những mối quan hệ ràng buộc đó mà rủi ro, bất lợi của người lao động được dàn trải, cuộc sống của người lao động và gia đình họ ngày càng được đảm bảo ổn định. Giới chủ cũng thấy mình có lợi và được bảo vệ, sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường tránh được những xáo trộn không cần thiết. Vì vậy, nguồn quỹ tập trung được thiết lập ngày càng lớn và nhanh chóng. Khả năng giải quyết các phát sinh lớn của
     
Đang tải...