Báo Cáo Bàn về vấn đề quản lý vốn oda ở việt nam

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÀN VỀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ VỐN ODA Ở VIỆT NAM


    DISCUSSION ON ODA CAPITAL MANAGEMENT OF VIET NAM










    TÓM TẮT
    Nhiều quốc gia đã thu hút, vận động và sử dụng vốn Hổ trợ phát triển chính thức (ODA)
    khá hiệu quả. Song không ít quốc gia lại là bài học không thành công về quản lý vốn ODA. Hơn
    25 năm qua, Việt Nam đã có được những thành công đáng kể trong lĩnh vực này: đầu tư bằng vốn ODA chiếm khoảng 12% tổng vốn đầu tư xã hội, 28% vốn đầu tư từ NSNN, 50% vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Nhưng đồng thời cũng nổi lên nhiều bất cập đòi hỏi Chính phủ và Quốc hội phải quan tâm đúng mức


    ABSTRACT
    Many countries attracted, mobilised and managed Official Development Assistance (ODA) capital efficiently. But some other countries were not successful in ODA management. For more than 25 years, Viet Nam has got some remarkable success in this field: ODA capital investment makes up about 12% of total social investment capital, 28% of investment capital from the national budget, 50% of development investment credit of the government. However, there exist many problems demanding the attention of the Government and the national suitably reasonably






    1. Đặt vấn đề
    Vốn ODA là một phần của nguồn tài chính chính thức mà Chính phủ các nước phát triển và các tổ chức đa phương dành cho các nước đang phát triển nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội các quốc gia này. Vốn ODA bao gồm tất cả các khoản viện trợ không hoàn lại, có hoàn lại và vay ưu đãi; trong đó phần viện trợ không hoàn lại và các yếu tố ưu đãi khác chiếm ít nhất 25% vốn cung ứng. Nhiều quốc gia đã thu hút, vận động và sử dụng vốn ODA khá hiệu quả. Song không ít quốc gia lại là bài học không thành công về quản lý vốn ODA. Hơn 25 năm qua, Việt Nam đã có được những thành công đáng kể trong lĩnh vực này: đầu tư bằng vốn ODA chiếm khoảng 12% tổng vốn đầu tư xã hội, 28% vốn đầu tư từ NSNN, 50% vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Nhưng đồng thời cũng nổi lên nhiều bất cập đòi hỏi Chính phủ và Quốc hội phải quan tâm đúng mức


    2. Thực trạng huy động vốn ODA của Việt Nam
    Kể từ năm 1993 khi Việt Nam bắt đầu bình thường hóa quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế, nhiều Chính phủ và tổ chức đã nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam. Các nhà tài trợ đã ngày càng quan tâm nhiều hơn đến Việt Nam và có những động thái
    hợp tác tích cực với Chính phủ Việt Nam trong vấn đề này ( vốn ODA cam kết cho Việt


    Nam ngày càng nhiều, đề xuất một số sáng kiến: sáng kiến áp dụng mẫu báo cáo tiến độ thực hiện dự án theo Quyết định 803/2007/QĐ-BKH của nhóm 6 Ngân hàng phát triển (WB, ADB,SBIC,KFD,EXB Hàn Quốc), sáng kiến “Một Liên hợp quốc” nhằm thúc đẩy thực hiện chương trình dự án, giảm chi phí giao dịch và nâng cao hiệu quả viện trợ; sáng kiến hài hòa quy trình và thủ tục ODA trong nội bộ các nước thành viên EU, cụ thể hóa các cam kết trong tuyên bố Paris thành cam kết Hà Nội, tham gia tích cực các Hội nghị của các nhà tài trợ, các Hội nghị của các nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, v v ). Đặc biệt là nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong mục tiêu quản lý nợ công nói chung, nợ nước ngoài và ODA nói riêng. Thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã rất chú trọng công tác thông tin ra bên ngoài, tạo điều kiện cho thế giới biết và hiểu nhiều hơn về Việt Nam, phát triển mạnh mẽ các quan hệ song phương và đa phương, hoàn thiện dần thể chế pháp lý về ODA. (ban hành Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày
    9/11/2006 của Chính phủ về Quy chế pháp lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, Quyết định số 181/2007/QĐ-TTg ngày 26/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế cho vay lại từ nguồn vốn vay, viện trợ nước ngoài của Chính phủ), tổ chức nhiều Hội thảo chuyên đề về ODA, thực thi các biện pháp kiểm soát nguồn ODA v.v )
    Những nỗ lực từ cả 2 phía các nhà tài trợ và Chính phủ Việt Nam đã đạt những kết quả quan trọng. Từ 1993 đến 2005, Việt Nam đã thiết lập quan hệ với hơn 50 nhà tài trợ song phương và đa phương cùng 350 tổ chức Chính phủ với hơn 1500 chương trình dự án. Tình hình nợ của khu vực công nói chung và nợ ODA nói riêng trong giai đoạn
    2002- 2006 ( số liệu cuối năm) được phản ánh qua bảng sau:


    Bảng Tình hình nợ công và nợ ODA của Việt Nam giai đoạn 2002 -2006
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...