Tiểu Luận Bàn về vai trò của đo lường trong một số hệ thống quản lý chất lượng ở các doanh nghiệp công nghiệp

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bàn về vai trò của đo lường trong một số hệ thống quản lý chất lượng ở các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam

    LỜI MỞ ĐẦU

    Đo lường là một lĩnh vực hoạt động khoa học- kỹ thuật hết sức gần gũi và gắn bó mật thiết với đời sống con người.Nó gần gũi và quen thuộc đến mức như trở thành tự nhiên. Cũng vì vậy thường người ta không để ý đến nó, không dễ dàng cảm nhận được vai trò và tầm quan trọng của nó.Chúng ta hình như chỉ tình cờ phát hiện ra nó và cảm thấy nó quan trọng khi gặp một trục trặc nào đó trong cuộc sống. Hầu như những gì con người cần cho cuộc sống đều phải đo. Cái thước giúp ta biết tấm vải, khúc gỗ .dài bao nhiêu mét,cái cân giúp ta biết con gà,con lợn, bì gạo .nặng bao nhiêu kilôgam .Đo lường tạo ra cơ sở định lượng tin cậy để thuận mua vừa bán, để đảm bảo công bằng và tin cậy lẫn nhau trong thương mại, trong giao lưu kinh tế giữa mọi người và giữa các nước với nhau, đồng thời đo lường tạo ra cơ sở định lượng để chúng ta có được các quyết định đúng đắn liên quan đến an toàn và tính mạng của mọi người.
    Khoa học-kỹ thuật ngày càng phát triển,trình độ đời sống và sản xuất của con người ngày càng nâng cao,đo lường càng trở nên gần gũi và quan trọng.Ngày nay, chúng ta không thể hình dung một đời sống xã hội văn minh, phát triển mà lại thiếu đo lường. Đo lường đã trở thành như một yếu tố, một nhu cầu văn hoá trong đời sống của tất cả mọi người,của toàn xã hội.
    Sự nghiệp đổi mới nền kinh tế,công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đặt ra cho công tác đo lường những yêu cầu mới rất cấp bách, đặc biệt là trước xu thế hội nhập và toàn cầu hoá thương mại hiện nay.Trong những năm qua,cơ chế quản lý nhà nước về đo lường đã đổi mới khá nhiều, một mặt phù hợp với hoàn cảnh điều kiện của ta,mặt khác tiếp cận thích ứng với tập quán,xu thế và các quy định của quốc tế và khu vực.Có thể nhận thấy những đổi mới về nhận thức và cách làm này khi so sánh các nội dung của pháp lệnh đo lường ban hành năm 1990 với pháp lệnh đo lường năm 1999.Bên cạnh đó hoạt động quản lý nhà nước về đo lường gắn bó chặt chẽ với các hoạt động quản lý nhà nước khác đã góp phần trực tiếp vào việc đấu tranh chống gian lận thương mại,chống thất thu thuế, chóng hàng giả và các hàng kém chất lượng, bảo vệ lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp,đặc biệt là các doanh nghiệp có áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, đồng thời bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng góp phần tạo ra môi trường pháp lý để đảm bảo sự pháp triển lành mạnh của sản xuất và tiêu dùng.
    Qua quá trình học tập, được thầy cô giáo giảng dạy, trang bị cho lý luận và những kiến thức cơ bản về đo lường.Em đã đi vào nghiên cứu đề tài: "Bàn về vai trò của đo lường trong một số hệ thống quản lý chất lượng ở các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam".
    Nội dung của đề án gồm:
    Phần I: Những lý luận chung về đo lường.
    Phần II: Thực trạng đo lường trong hệ thống quản lý chất lượng ở các doanh nghiệp công nghiệp Việt nam.
    Phần III: Một số giải pháp nhằm làm tốt công tác đo lường trong các doanh nghiệp công nghiệp có áp dụng hệ thống quản lý chất lượng.

    MỤC LỤC
    Lời mở đầu 1
    Phần I: Những lý luận chung về đo lường 3

    I. Lịch sử hình thành và phát triển của đo lường. 3
    1. Sự hình thành và phát triển của đo lường trong lịch sử phát triển của nhân loại. 3
    2. Lịch sử hình thành và phát triển của đo lường Việt nam. 4
    II- Những khái niệm cơ bản thường dùng của đo lường trong hệ thống quản lý chất lượng. 5
    1. Đo lường là gì ? 5
    2. Các thuật ngữ chung và cơ bản của đo lường trong hệ thống quản lý chất lượng. 7
    III. Vai trò và sự cần thiết của đo lường trong các hệ thống quản lý chất lượng. 9
    1. Vai trò và sự cần thiết của đo lường trong các hệ thống quản lý chất lượng ở các doanh nghiệp công nghiệp. 9
    2. Nội dung quản lý nhà nước về đo lường ở Việt Nam hiện nay. 10
    3. Công tác quản lý đo lường tại doanh nghiệp. 12
    4. Mối quan hệ giữa đo lường và chất lượng với quản lý chất lượng trong doanh nghiệp. 13
    6. Yêu cầu và vị trí của đo lường trong hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM 17
    IV. Một vài kinh nghiệm về quản lý đo lường ở các nước phát triển trên thế giới. 18

    Phần II: Thực trạng đo lường trong một số hệ thống quản lý chất lượng ở các doanh nghiệp công nghiệp việt nam. 21
    I. Tình trạng đo lường trong các doanh nghiệp công nghiệp việt nam nói chung. 21
    1. Đo lường công nghiệp là gì? 21
    2. Đo lường công nghiệp trong pháp lệnh đo lường 1999. 21
    3. Tình trạng đo lường trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt nam nói chung. 22
    II- Đánh giá về công tác đo lường trong các doanh nghiệp công nghiệp việt nam có áp dụng hệ thống quản lý chất lượng. 25
    1. Tình hình đo lường trong một số các doanh nghiệp Việt nam có áp dụng hệ thống quản lý chất lượng. 25
    2. Đánh giá về công tác đo lường trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt nam có áp dụng hệ thống quản lý chất lượng. 26

    Phần III: Một số giải pháp để làm tốt công tác đo lường trong các doanh nghiệp có áp dụng hệ thống quản lý chất lượng 29
    I. Các giải pháp ở tầm vĩ mô của nhà nước để thúc đẩy các doanh nghiệp công nghiệp thực hiện tốt công tác đo lường. 29
    II. Các biện pháp vi mô để làm tốt công tác đo lường trong các doanh nghiệp có áp dụng hệ thống quản lý chất lượng. 31
    1. Thực hiện tốt công tác đo lường, kiểm tra, kiểm soát chất lượng. 31
    2. Xây dựng tiêu chuẩn công ty và áp dụng tiêu chuẩn. 32
    3. Đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất về đo lường. 33
    4. Thực hiện công tác đào tạo trong lĩnh vực đo lường. 34
    5. Hợp tác với bên ngoài để xây dựng hệ thống đo lường trong doanh nghiệp. 35

    Kết luận 37
    Tài liệu tham khảo 38
     
Đang tải...