Tài liệu Bàn về trục lợi trong kinh doanh bảo hiểm

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Bàn về trục lợi trong kinh doanh bảo hiểm

    MỤC LỤC
    DANH MỤC VIẾT TẮT
    LỜI MỞ ĐẨU . 1
    CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM VÀ KINH DOANH BẢO HIỂM .3
    1.1. Sơ lược về bảo hiểm 3
    1.1.1. Khái niệm bảo hiểm 3
    1.1.2. Bản chất của bảo hiểm: 3
    1.1.3. Vai trò của bảo hiểm trong nền kinh tế thị trường. . 5
    1.1.3.1. Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường. . 6
    1.1.3.2. Ưu điểm của nền kinh tế thị trường: . 7
    1.1.3.3. Nhược điểm của nền kinh tế thị trường: 8
    1.1.3.4. Vai trò của bảo hiểm trong nền kinh tế thị trường . 9
    1.2. Kinh doanh bảo hiểm 12
    1.2.1. Sản phẩm bảo hiểm . 12
    1.2.2. Doanh nghiệp bảo hiểm . 14
    1.2.2.1. Điều kiện thành lập doanh nghiệp bảo hiểm 14
    1.2.2.2. Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm . 15
    1.2.2.3. Nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm: . 17
    CHƯƠNG II: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM . 19
    2.1. Trục lợi bảo hiểm 19
    2.1.1. Khái niệm, bản chất của trục lợi bảo hiểm . 19
    2.1.2. Đối tượng 19
    2.2. Trục lợi bảo hiểm từ phía nhân viên bảo hiểm 20
    2.2.1. Khái niệm 20
    2.2.2. Các hình thức trục lợi bảo hiểm của nhân viên bảo hiểm 20
    2.2.3. Nguyên nhân dẫn đến hành vi trục lợi của nhân viên bảo hiểm. . 24
    2.2.3.1. Nguyên nhân khách quan: 24
    2.2.3.2.Nguyên nhân chủ quan: . 27
    2.2.4. Hậu quả của trục lợi bảo hiểm nói chung và của trục lợi bảo hiểm từ phía nhân viên bảo hiểm nói riêng. 28
    2.2.5. Kinh nghiệm chống trục lợi từ phía nhân viên bảo hiểm ở Mỹ và bài học cho Việt Nam . 31
    2.2.5.1. Kinh nghiệm chống trục lợi bảo hiểm của Mỹ. 31
    2.2.5.2. Bài học cho việt nam 33
    CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG CHỐNG TRỤC LỢI BẢO HIỂM TỪ PHÍA NHÂN VIÊN BẢO HIỂM Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000-2010 .35
    3.1. Tình hình trục lợi bảo hiểm ở nước ta giai đoạn 2000 - 2010 35
    3.1.1. Xu hướng diễn biến của trục lợi bảo hiểm 35
    3.1.2. Thực trạng hành vi trục lợi bảo hiểm ở nước ta. . 41
    3.2. Thực trạng chống trục lợi bảo hiểm của nhà nước, doanh nghiệp bảo hiểm và các tổ chức liên quan khác giai doạn 2000-2010 46
    3.2.1. chống trục lợi bảo hiểm là trách nhiệm của toàn xã hội. . 46
    3.2.2. Thực trạng chống trục lợi bảo hiểm của nhà nước, các doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân có liên quan. 47
    3.2.2.1. Về phía nhà nước 47
    3.2.2.2. Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm 57
    3.2.2.3. Hiệp hội bảo hiểm việt nam 57
    3.2.2.4. Về phía các doanh nghiệp . 62
    CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP CHỐNG TRỤC LỢI BẢO HIỂM TỪ PHÍA NHÂN VIÊN BẢO HIỂM Ở NƯỚC TA. 68
    4.1. Về phía nhà nước 68
    4.2. Về phía doanh nghiệp bảo hiểm . 70
    4.3. Về phía người tiêu dùng 73
    C. KẾT LUẬN 74
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 75


    DANH MỤC VIẾT TẮT

    KDBH : Kinh doanh bảo hiểm
    KDTBH : Kinh doanh tái bảo hiểm
    BHNT : Bảo hiểm nhân thọ
    BHPNT : Bảo hiểm phi nhân thọ
    SPBH : Sản phẩm bảo hiểm
    DNBH : Doanh nghiệp bảo hiểm
    TLBH : Trục lợi bảo hiểm.
    BTC : Bộ tài chính



    DANH MỤC BẢNG

    Bảng 1: Doanh thu BH PNT toàn ngành năm 2009 35
    Bảng 2. Bảng số liệu về tình hình trục lợi bảo hiểm ở VN giai đoạn 2007 -2009 41


    LỜI MỞ ĐẨU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Bảo hiểm có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mọi quốc gia. sự phát triển của bảo hiểm phụ thuộc vào tình hình kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Kinh tế càng phát triển thì bảo hiểm cũng ngày càng phát triển. Nếu như trước kia nói đến bảo hiểm là một cái gì đó xa lạ thì ngày nay, thuật ngữ bảo hiểm đã trở nên quen thuộc ,nó trở thành một nhu cầu thiết yếu của mỗi con người. Hiện tại, nước ta có khoảng 50 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm. Tổng doanh thu phí bảo hiểm lên tới 26.000 tỷ đồng, đạt 2% GDP, với tốc độ tăng bình quân trên 27%/năm; tổng số tiền các Doanh nghiệp Bảo hiểm đã huy động đầu tư trở lại nền kinh tế gần 70 nghìn tỷ đồng. Tính đến tháng 3/2010, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực bảo hiểm nói riêng lên đến hơn 1 tỷ USD.
    Một thực tế là khi bảo hiểm càng phát triển thì những hành vi gian lận trong kinh doanh bảo hiểm ngày nhiều và mức độ ngày càng tinh vi. Các hành vi trục lợi diễn ra ở mọi đối tượng tham gia bảo hiểm, không chỉ có ở phía bên được bảo hiểm mà còn có ở phía bên bảo hiểm hay cao hơn nữa là sự câu kết giữa các bên để trục lợi, theo thống kê cho thấy có 90% các vụ trục lợi có “ chân trong”- nói cách khác là sự tiếp tay của các cán bộ, công nhân viêntrong ngành. Những hành vi này đã gây hậu quả nghiêm trọng đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Vì thế, công tác phòng chống tình trạng trục lợi bảo hiểm ngày càn được nhà nước và các doanh nghiệp bảo hiểm quan tâm chú trọng.
    Tuy nhiên, do hạn chế về nhiều mặt nên hiệu quả của các chính sách này chưa cao, tình trạng trục lợi vẫn còn phổ biến ở hầu hết các nghiệp vụ.,
    Do đó nhóm chúng tôi nghiên cứu đề tài “ Bàn về trục lợi trong kinh doanh bảo hiểm” nhằm góp phần nhỏ bé vào công tác chống trục lợi bảo hiểm.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    + Tìm hiểu về trục lợi bảo hiểm.
    + Tìm hiểu về trục lợi bảo hiểm từ phía nhân viên bảo hiểm .
    + Thực trạng về tình hình trục lợi bảo hiểm từ phía nhân viên bảo hiểm ở Việt Nam.
    + Kinh nghiệm phòng chống trục lợi bảo hiểm ở nước Mỹ.
    + Đưa ra các giải pháp nhằm phòng chống tình trạng trục lợi bảo hiểm từ phía nhân viên bảo hiểm.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    +Đối tượng: chống trục lợi bảo hiểm từ phía nhân viên bảo hiểm.
    +Phạm vi nghiên cứu: các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm tài sản.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Trong quá trình nghiên cứu, nhóm chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp thống kê: thống kê các số liệu về tình hình trục lợi bảo hiểm, thống kê các doanh nghiệp áp dụng công nghệ thông tin vào kinh doanh bảo hiểm phương pháp tổng hợp các vấn đề lý thuyết về trục lợi bảo hiểm, phương pháp điều tra, phương pháp so sánh.
    5. Kết cấu của đề tài
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu được kết cấu gồm 4 chương như sau:
    Chương 1:Những vấn đề lý luận cơ bản về bảo hiểm và kinh doanh bảo hiểm.
    Chương 2: Lý luận chung về trục lợi bảo hiểm.
    Chương 3:Thực trạng chống trục lợi bảo hiểm từ phía nhân viên bảo hiểm ở nước ta giai đoạn 2000-2010.
    Chương 4:Giải pháp chống trục lợi bảo hiểm của nhân viên bảo hiểm ở nước ta.






    CHƯƠNG I
    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM VÀ KINH DOANH BẢO HIỂM
    1.1. Sơ lược về bảo hiểm
    1.1.1. Khái niệm bảo hiểm
    Mặc dù ra đời khá sớm, song cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về bảo hiểm. ở mỗi góc độ khác nhau có một cái nhìn khác nhau về bảo hiểm:
    - Dưới góc độ tài chính: Bảo hiểm là một hoạt động dịch vụ tài chính nhằm phân phối lại những chi phí mất mát không mong đợi.
    - Dưới góc độ pháp lý: Bảo hiểm là một nghiệp vụ, qua đó, một bên là người được bảo hiểm chấp nhận trả một khoản tiền ( phí bảo hiểm hay đóng góp bảo hiểm) cho chính mình hoặc cho một người thứ ba khác để trong trường hợp rủi ro xảy ra, sẽ được trả một khoản tiền bồi thường từ một bên khác là người bảo hiểm, người chịu trách nhiệm bảo hiểm đối với toàn bộ rủi ro, đền bù những thiệt hại theo luật thống kê.
    - Dưới góc độ kinh doanh bảo hiểm: Bảo hiểm là một cơ chế, trong đó, một người, một doanh nghiệp, một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho công ty bảo hiểm, công ty đó sẽ bồi thường cho nguời được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được bảo hiểm.
    - Bảo hiểm là một hoạt động dịch vụ tài chính, thông qua đó một cá nhân hay một tổ chức có quyền được hưởng bồi thường hoặc chi trả tiền bảo hiểm nếu rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra nhờ vào khoản đóng góp phí bảo hiểm cho mình hay người thứ ba. khoản tiền bồi thường hoặc chi trả này do một tổ chức đảm nhận, tổ chức này có trách nhiệm trước rủi ro hay sự kiện bảo hiểm và bù trừ chúng theo luật thống kê.
    1.1.2. Bản chất của bảo hiểm:
    Mục đích chủ yếu của bảo hiểm là góp phần ổn định cuộc sống và sản xuất cho những người tham gia và kiến tạo nguồn vốn để phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. chính vì vậy, bản chất của bảo hiểm là quá trình phân phối lại tổng sản phẩm quốc nội giữa những người tham gia bảo hiểm nhằm đáp ứng các nhu cầu tài chính phát sinh khi rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra với đối tượng bảo hiểm. tuy nhiên, phân phối trong bảo hiểm là phân phối không đều và phần lớn không mang tính bồi hoàn trực tiếp( loại trừ bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm tiền hưu trí).
    Rủi ro và sự tồn tại của rủi ro là nguồn gốc của bảo hiểm. rủi ro là sự không chắc chắn về hậu quả trong một tình huống cụ thể, là biến cố gây thiệt hại và không mong đợi. để đối phó với rủi ro con người luôn phải tìm cách để phòng vệ. tuy nhiên, các biện pháp phòng vệ dù có thực hiện tốt đến đâu thì rủi ro vẫn cứ xảy ra và đó là điều không thể tránh khỏi. khi rủi ro xảy ra, thường để lại những thiệt hại về tài chính. Để bù đắp những thiệt hại này, người ta có thể sử dụng nhóm các biện pháp tài trợ rủi ro: tích lũy để dành( tiết kiệm) , đi vay, chuyển giao rủi ro( bảo hiểm). trong bảo hiểm hiện đại, bên cạnh rủi ro còn có các sự kiện liên quan đến bảo hiểm như: sự kiện sinh đẻ của lao động nữ, người lao động đến tuổi nghỉ hưu hay người được bảo hiểm còn sống đến một thời điểm xác định trên hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
    Cơ chế chuyển giao rủi ro trong bảo hiểm được thực hiện giữa bên tham gia bảo hiểm và bên bảo hiểm thông qua các cam kết bảo hiểm. theo cơ chế này, bên tham gia bảo hiểm phải nộp phí bảo hiểm và bên bảo hiểm cam kết bồi thường hay chi trả tiền bảo hiểm khi đối tượng bảo hiểm hay người được bảo hiểm gặp phải rủi ro hay sự kiện bảo hiểm. tuy nhiên rủi ro hay sự kiện bảo hiểm chỉ được bảo hiểm khi thỏa mãn các yêu cầu sau:
    ü Rủi ro có tính chất bấp bênh, nghĩa là nó phải xảy ra ngẫu nhiên, hoặc có chắc chắn xảy ra thì cũng không biết trước được khi nào.
    ü Rủi ro phải mang tính khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người được bảo hiểm.
    ü Rủi ro không thuộc phạm vi cấm của pháp luật.
    ü Các rủi ro phải được doanh nghiệp bảo hiểm muốn đảm bảo. trong cuộc sống có rất nhiều rủi ro khác nhau, tuy nhiên không phải rủi ro nào cũng được các doanh nghiệp bảo hiểm sẵn sàng tiếp nhận. chỉ những rủi ro không mang tính chất thảm họa mới được các doanh nghiệp bảo hiểm bảo hiểm. những rủi ro như ô nhiễm môi trường, chiến tranh thông thường không được bảo hiểm( trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa các bên tham gia bảo hiểm
    Phí bảo hiểm mà bên tham gia nộp cho bên bảo hiểm phải được thực hiện trước khi rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra. Ngược lại, khoản tiền mà bên bảo hiểm trả cho bên tham gia hay cho người thứ ba chỉ được thực hiện sau khi sự kiện bảo hiểm hay rủi ro xảy ra gây tổn thất. bên thứ ba trong bảo hiểm là người mà có tài sản hay tính mạng bị thiệt hại trong sự cố bảo hiểm, có quan hệ về mặt trách nhiệm dân sự với người được bảo hiểm và được quyền nhận bồi thường từ doanh nghiệp bảo hiểm với tư cách là người thụ hưởng .
     
Đang tải...