Tài liệu Bàn về tình huống giao tiếp trong giáo học pháp ngoại ngữ hiện đại

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÀN VỀ TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP TRONG GIÁO HỌC PHÁP NGOẠI NGỮ HIỆN ĐẠI​ ​ THE COMMUNICATION SITUATIONS IN MODERN METHODS​ OF TEACHING FOREIGN LANGUAGE​ ​ TÓM TẮT​ Trong lĩnh vực dạy – học ngoại ngữ hiện nay thuật ngữ “tình huống giao tiếp” (THGT) được sử dụng rất phổ biến. Điều này được giải thích bằng chính tầm quan trọng của nó đối với những người đã và đang nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ ở tất cả các bậc học. THGT là phương tiện hữu hiệu không thể thay thế được giúp cho việc dạy – học ngoại ngữ đạt được hiệu quả tối ưu. Bởi vậy, việc nghiên cứu chuyên sâu về THGT và vận dụng chúng trong dạy học ngoại ngữ là một vấn đề không chỉ mang tính lý luận mà còn mang tính thực tiễn. Theo A.A. Leochiep THGT là tổng thể những hoàn cảnh, những điều kiện bên trong và bên ngoài nhằm tạo ra sự cần thiết hướng tới lời nói với mục đích giao tiếp, hay theo cách nói khác THGT là tổng thể những điều kiện lời nói và phi lời nói cần và đủ để thực hiện hành động lời nói theo dự định, cho dù những điều kiện ấy được cho trước hay được giáo viên tạo ra trong lớp học. ABSTRACT​ Currently, the term communication situation has been popularly used in the field of teaching - learning foreign languages. The explanation for this is its importance for those who have been studying and teaching foreign languages at all levels. Communication situation is a useful, even irreplaceable, means which is likely to help make optimal achievements in teaching - learning a foreign language. Therefore, the in-depth research on communication situations and their application in teaching foreign languages is a not only theoretical but also practical problem. According to A.A. Leochiep, communication situation is a combination of circumstances, the inside and outside conditions to create the necessity towards verbal communication purpose. In other words, communication situation is the general verbal and non-verbal condition which is both necessary and sufficient to implement the planned speech acts, although these conditions are provided by their teachers in advance or created in the classroom. 1. Đặt vấn đề Sự xuất hiện và được khẳng định bằng thực tiễn của quan điểm giao tiếp – cá thể hóa trong lĩnh vực dạy - học ngoại ngữ những năm gần đây, một lần nữa khẳng định tính ưu việt của nó so với những quan điểm trước đó, trong đó điều kiện cần thiết và phương tiện quan trọng nhất để thực hiện quan điểm này chính là TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP trong dạy học lời nói bằng tiếng nước ngoài. Điều đó được giải thích rằng chỉ có trong THGT và thông qua nó thì các từ và các dạng từ mới có sức mạnh, các hiện tượng ngôn ngữ mới trở nên giao tiếp. Mặt khác, cũng chỉ có sử dụng THGT trong quá trình dạy – học ngoại ngữ mới giúp hình thành và phát triển ở người học kĩ năng, kĩ xảo sử dụng ngôn ngữ như một công cụ giao tiếp. Hay nói cách khác, việc sử dụng THGT trong dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là dạy học khẩu ngữ thường gây hứng thú cho người học, kích thích ở họ một phản ứng lời nói và giúp họ diễn đạt được tư tưởng của mình. Tình huống giao tiếp đóng vai trò đặc biệt quan trọng tới mức mà thiếu nó (THGT) thì không thể có một hành vi giao tiếp nào bằng khẩu ngữ. Hiện nay, có rất ít người trong số những người nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ còn nghi ngờ về điều đó, vì vậy dạy học ngoại ngữ thông qua THGT được xem là một trong những phương thức dạy – học ngoại ngữ thú vị nhất, hiệu quả nhất, nhưng đồng thời cũng khó nhất. Thực tế cho thấy việc dạy – học ngoại ngữ thông qua THGT trong nhiều trường hợp, rất tiếc, đã không mang lại được kết quả như mong đợi. Lý do để giải thích cho điều này thì có nhiều, nhưng trước hết đó là sự thiếu hiểu biết về lý luận, sự hiểu sai lệch về bản chất của THGT và cấu trúc của nó, cũng như chọn phương thức giới thiệu THGT không phù hợp, hay chưa có một hệ thống bài tập giao tiếp trên cơ sở khoa học. Tất cả những điều nói ở trên cho phép khẳng định nghiên cứu về THGT và vận dụng chúng trong dạy – học ngoại ngữ là một vấn đề không chỉ mang tính lí luận mà còn mang cả tính thực tiễn, và cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu một cách toàn diện. 2. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 2.1. Tình huống giao tiếp là một trong ba thành tố của cấu trúc hành động lời nói
    Hành động lời nói với tư cách là đơn vị tối thiểu của giao tiếp - đơn vị cơ bản của dạy - học ngoại ngữ hiện đại được cấu thành từ 3 thành tố: Ý định giao tiếp; tình huống giao tiếp và phương tiện ngôn ngữ để biểu đạt. Nhưng trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi chỉ xin mạn đàm về tình huống giao tiếp. Thuật ngữ “Tình huống giao tiếp” là một trong những thuật ngữ đã và đang được sử dụng rộng rãi trong giáo học pháp ngoại ngữ cũng như trong lí luận sách giáo khoa. Nhưng cho đến nay, khi bàn về tình huống giao tiếp vẫn có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Đã có rất nhiều định nghĩa về THGT. Điều đó được lý giải bằng chính tính phức tạp của THGT. Khi đi vào giải quyết những vấn đề liên quan tới THGT, mặc nhiên chúng ta rơi vào góc hẹp của một số vấn đề khác nhau mang tính lí luận sâu sắc. Đó là mối quan hệ qua lại mang tính biện chứng giữa ngôn ngữ và lời nói, mối quan hệ giữa ý và nghĩa, mối quan hệ giữa hình thức và nội dung Trước hết, có thể nói bản chất sự khác nhau, đôi khi trái ngược nhau của các định nghĩa về THGT nằm trong bản chất của giao tiếp ngoại ngữ. Một mặt, thực tiễn của cuộc sống là đa dạng, phong phú mà các hiện tượng của nó nằm trong mối quan hệ này hoặc quan hệ khác cũng tạo ra những THGT khác nhau. Mặt khác, những con người với tư cách là chủ thể của THGT mang những nét tính cách khác nhau, có nhu cầu giao tiếp khác nhau. Trong quá trình tác động qua lại này, những THGT được phản ánh thông qua chủ thể. Những công trình nghiên cứu của các nhà tâm lí học đã khẳng định rằng sự tri giác lời nói, động cơ học tập và nhu cầu giao tiếp của người học có mối quan hệ hữu cơ. Chủ thể có ảnh hưởng trực tiếp tới THGT. Điều đó đã được minh chứng bằng thực tế, những chủ thể khác nhau khi cùng tham gia vào THGT sẽ tạo ra những THGT khác nhau. Những điều phân tích ở trên cho phép rút ra kết luận rằng, trong quá trình tương tác của chủ thể với THGT, cũng có nghĩa là trong quá trình hoạt động lời nói có tồn tại một tình huống tâm lí bên trong song song với những tình huống bên ngoài nhằm tạo ra ở chủ thể một nhu cầu, một sự cần thiết hướng tới lời nói. Đó chính là sự cần thiết được tham gia vào giao tiếp. Như vậy, “THGT là tổng thể những hoàn cảnh, những điều kiện bên trong và bên ngoài nhằm tạo ra sự cần thiết phải hướng tới lời nói với mục đích giao tiếp”, hay nói cách khác “THGT là tổng thể những điều kiện lời nói và phi lời nói (ngôn ngữ không lời: cử chỉ, nét mặt, điệu bộ và các tín hiệu khác) cần và đủ để thực hiện hành động lời nói thoe dự định, cho dù những điều kiện ấy được cho trước hay được giáo viên tạo ra ở trong lớp học” (A.A. Leonchiep). Bản chất của THGT với tư cách là một trong ba thành tố cấu thành hành động lời nói – đơn vị tối thiểu của giao tiếp – đơn vị cơ bản của việc dạy – học ngoại ngữ là ở các câu trả lời cho các câu hỏi: Nói ở đâu? Nói khi nào? Với ai? Và nói cái gì? Và nói như thế nào? . Việc chấp nhận định nghĩa về THGT trên đây đã giúp cho các nhà ngôn ngữ học và các nhà giáo học pháp xác định được cấu trúc của THGT, trong đó bao gồm: 1. Trạng thái bên trong của người nói;
    2. Trạng thái bên ngoài của người nghe;
    3. Đối tượng được nói tới;
    4. Phương tiện ngôn ngữ để thực hiện lời nói.
    Tình huống giao tiếp đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc dạy – học ngoại ngữ vì nó là đơn vị để tổ chức dạy – học. Điều đó đã được khẳng định bằng lí luận và thực tiễn trong chừng mực ngôn ngữ được phát triển thông qua THGT và không tách rời THGT. Ngôn ngữ và THGT gắn bó chặt chẽ với nhau. Hiện nay, trong giáo học pháp ngoại ngữ hiện đại, THGT tạm thời chia làm hai loại chủ yếu: THGT tự nhiên và THGT học tập. Những THGT tự nhiên có thể xuất hiện trong giờ học, mặc dù không nhiều. Trong những trường hợp này, những THGT tự nhiên đảm bảo cho việc sử dụng những đơn vị ngôn ngữ trong những điều kiện tương đương với quá trình sản sinh lời nói trên thực tế. Những THGT loại này, mặc dù ưu việt hơn với những THGT khác, nhưng rất tiếc trong quá trình dạy – học chúng được vận dụng một cách rất hạn chế, nhất là ở giai đoạn đầu, thường gây không ít khó khăn trong việc tổ chức dạy – học. Bởi vậy, trong quá trình dạy – học ngoại ngữ chủ yếu vẫn sử dụng các THGT học tập, tức là những THGT mô phỏng hay bắt chước giống và gần giống như những THGT tự nhiên. Ở đây, nghệ thuật sư phạm, tài nghệ của người thầy được biểu hiện ở khả năng chuyển dần những THGT học tập sang những THGT tự nhiên. Để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy – học ngoại ngữ khi lấy THGT làm đơn vị để tổ chức việc dạy – học thì các THGT học tập cần phải đáp ứng được những yêu cầu sau: a. Nó phải tái tạo được những điều kiện chủ yếu của THGT tự nhiên, những điều kiện cần và đủ để thực hiện hành động lời nói, không có những điều kiện “thừa”, tức là những điều kiện không có trong THGT tự nhiên.
    b. THGT học tập cũng phải có cấu trúc giống như THGT tự nhiên.
    c. Trong THGT học tập cũng như trong THGT tự nhiên, định hướng giao tiếp và đặc điểm của THGT cần phải giống nhau và cũng phải sản sinh ra những sản phẩm giống nhau (hành động lời nói được tạo ra giống nhau).
    d. Tình huống giao tiếp học tập có thể được lập lại (tái tạo lại)
    Như vậy, sự khác nhau giữa THGT tự nhiên và THGT học tập chỉ là ở chỗ trong THGT tự nhiên thì nhu cầu giao tiếp là có thực, còn trong THGT học tập thì nhu cầu giao tiếp mang tính giả định do người dạy và người học tạo ra.
    2.2. Các dạng tình huống giao tiếp và việc sử dụng chúng trong dạy – học ngoại ngữ
    Trong các tài liệu giáo học pháp ngoại ngữ, vấn đề phân loại THGT luôn chiếm được sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học bởi lẽ đây là một vấn đề không chỉ có ý nghĩa lí luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn. Hiện nay có rất nhiều công trình phân loại THGT, nhưng trong khuôn khổ bài viết của mình, chúng tôi chọn sự phân loại của Đ.I.Idarencop được thể thể bằng sơ đồ sau:

    [TABLE=align: left]
    [TR]
    [TD=width: 15][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]















    ​ ​ ​ Hình 1: Dạy lời nói tiếng nước ngoài​ Xét về mặt chức năng, THGT thực hiện 3 chức năng chủ yếu sau:
    a. THGT là một trong những phương thức để hình thành kĩ năng, kĩ xảo lời nói.
    b. Là phương thức để thúc đẩy động cơ hoạt động của cả giáo viên và cả người học.
    c. Là cơ sở đáng tin cậy để lựa chọn và tổ chức truyền đạt ngữ liệu.
    Để sử dụng một cách có hiệu quả THGT trong dạy – học ngoại ngữ, chúng tôi đề xuất 5 phương thức chủ yếu để giới thiệu THGT:
    a. Khôi phục THGT nhờ sự miêu tả bằng lời.
    b. Giới thiệu THGT với sự hỗ trợ của các phương tiện trực quan nhìn (tranh, ảnh, phim, đèn chiếu )
    c. Giới thiệu THGT nhờ sự hỗ trợ của các phương tiện trực quan nghe – nhìn (phim học tập, video, máy vi tính )
    d. Giới thiệu THGT dực trên một sự kiện nào đó có thật như: trận bóng đá, vở kịch, tham gia vào ngày sinh nhật của ai đó .
    e. Giới thiệu THGT với sự hỗ trợ của một văn bản, trong đó có đưa ra quan niệm về đối tượng có thể giao tiếp.
    Trong các phương thức kể trên, phương thức giới thiệu THGT bằng con đường miêu tả bằng lời được sử dụng rỗng rãi nhất vì nó đáp ứng được tất cả mọi điều kiện mà không đòi hỏi cơ sở ngữ liệu chuyên biệt, có nghĩa là dễ dược hiện thực hóa và mang lại hiệu quả thiết thực cho mỗi giờ học. 3. Kết luận
    Việc nghiên cứu một cách toàn diện về THGT và việc sử dụng chúng trong dạy – học ngoại ngữ là công việc chưa đến hồi kết thúc của các nhà ngôn ngữ học, tâm lý học và các nhà giáo học pháp. Vấn đề không chỉ ở chỗ bản chất của THGT là rất phức tạp và vì vậy đang có nhiều ý kiến khác nhau khi bàn về nó, mà còn ở chỗ sử dụng THGT sao cho có hiệu quả nhất. Bởi vậy, bài viết này chỉ góp thêm một tiếng nói nhằm góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng của việc dạy – học ngoại ngữ ở tất cả các bậc học. ​ TÀI LIỆU THAM KHẢO​ ​ 1. N.I.Ges (1977), Tình huống có vấn đề trong dạy – học khẩu ngữ, Maxcơva.
    2. D.I.Idarencốp (1986), Dạy đối thoại, Maxcơva.
    3. V.G. Kôxtômarốp, O.D.Mitrôphanôva (1990), Giáo học pháp tiếng Nga như một ngoại ngữ, Maxcơva.
    4. V.L.Skankin (1979), “Những tình huống giao tiếp điển hình là cơ sở của việc dạy lời nói tiếng nước ngoài”, Tiếng Nga ở nước ngoài, Số 5.
    5. Đỗ Đình Tống (1982), Khả năng và động cơ trong việc nắm tiếng Nga của học sinh phổ thông Việt Nam/Tiếng nước ngoài ở trường phổ thông, Maxcơva.
    6. Nguyễn Văn Tụ (2003), Phương pháp dạy – học tiếng Nga ở trường phổ thông Việt Nam, Huế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...