Tài liệu Bàn về thời gian mang thai tối đa và tối thiểu trong việc xác định cha,mẹ,con

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    guyên tắc suy đoán pháp lí xác định cha, mẹ, con mà Luật HN&GĐ năm
    2000 quy định có ý nghĩa đặc biệt cả về mặt
    xã hội và pháp lí. Trước hết, việc xác định cha, mẹ, con nhằm làm ổn định các mối quan hệ trong gia đình, đảm bảo quyền lợi của các thành viên trong gia đình. Việc xác định cha, mẹ, con còn là một trong những cơ sở đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng, đặc biệt là quyền làm cha, làm mẹ gắn liền với thiên chức tự nhiên của người đàn ông và người phụ nữ. Việc xác định cha, mẹ, con đảm bảo quyền mang thai, sinh con, nuôi con của người phụ nữ, đó là thiên chức làm mẹ được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Trong mối quan hệ với các chế định pháp lí khác thì việc xác định cha, mẹ, con đóng vai trò đặc biệt quan trọng, trong nhiều trường hợp là cơ sở pháp lí để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các vụ việc như li hôn, cấp dưỡng, huỷ kết hôn trái pháp luật Bài viết này đi sâu vào nghiên cứu khía cạnh khá tế nhị của việc xác định cha, mẹ, con đó là thời gian mang thai. Bởi việc xác định cha, mẹ, con sẽ chính xác hơn khi pháp luật quy định một cách chặt chẽ các trường hợp cụ thể và cá biệt về thời gian mang thai.
    Trong hôn nhân hợp pháp, một trong những căn cứ để xác định cha, mẹ, con là sự kiện sinh đẻ của người vợ. Quá trình sinh đẻ





    ở con người mang tính chất sinh học - xã hội đó là năng lực đẻ con (thụ tinh, thai nghén và đẻ), sự kiện sinh đẻ luôn gắn với yếu tố xã hội mà trước hết là hôn nhân và gia đình. Do đó, pháp luật đã gắn quá trình thai nghén và sinh con trong việc xác định cha, mẹ, con.
    Theo nguyên tắc suy đoán pháp lí việc xác định cha, mẹ, con, Điều 63 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: “Con sinh ra trong thời kì hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kì đó là con chung của vợ chồng ”. Có nghĩa là pháp luật chú trọng tới quá trình thai nghén và sinh con của người vợ. Còn đối với việc thụ tinh, theo Từ điển tiếng Việt là “hiện tượng tế bào sinh sản cái tiếp nhận tế bào sinh sản đực để trở thành tế bào trứng hoặc hợp tử”, có thể là thụ tinh một cách tự nhiên, cũng có thể là thụ tinh bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản, miễn rằng người vợ và chỉ có người vợ là người mang thai và sinh ra đứa trẻ đó. Pháp luật không thừa nhận việc mang thai hộ hay chửa đẻ thuê. Người vợ phải là người thực hiện toàn bộ quá trình sinh đẻ (từ thụ tinh, mang thai và sinh con).
    Theo Từ điển tiếng Việt thì “có thai” là đang mang thai trong bụng, còn “thụ thai” là bắt đầu có thai. Từ đây dẫn đến hai trường






    * Giảng viên Khoa luật dân sự
    Trường Đại học Luật Hà Nội



    hợp: Người vợ thụ thai trong thời kì hôn nhân hoặc người vợ đang mang thai trong thời kì hôn nhân (trường hợp này người vợ đã thụ thai trước thời kì hôn nhân). Việc quy định này là rất phù hợp với hoàn cảnh xã hội hiện nay. Bởi trong thực tế có rất nhiều trường hợp nam nữ trong quan hệ tình cảm đã có quan hệ tình dục trước khi đăng kí kết hôn, hành vi này dẫn đến người phụ nữ có thai và họ hợp pháp hoá mối quan hệ đó bằng việc đăng kí kết hôn. So với pháp luật trong các thời kì trước, pháp luật hiện hành đã có sự thay đổi lớn. Pháp luật trong thời kì dưới chế độ Việt Nam cộng hoà đã quy định: “Đứa trẻ thụ thai trong thời kì hôn thú là con của chồng người mẹ. Được coi như thụ thai trong thời kì hôn thú, trẻ nào sinh ra đủ một trăm tám chục ngày sau khi hôn thú thành lập, hay không quá ba trăm ngày sau khi hôn thú đoạn tiêu” (Điều 207 Bộ dân luật Sài Gòn năm 1972). Như vậy, về nguyên tắc, pháp luật thời kì này chỉ thừa nhận những đứa trẻ do người vợ bắt đầu có thai trong thời kì hôn nhân là con của người chồng mà không chấp nhận trường hợp đứa trẻ do người vợ bắt đầu có thai trước khi kết hôn và trong thời kì hôn nhân vẫn đang mang thai. Việc quy định này còn phụ thuộc vào quan điểm nhìn nhận vấn đề hôn nhân và gia đình trong hoàn cảnh xã hội ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
    Pháp luật thực định không đưa ra định nghĩa thế nào là con do được thụ thai trong thời kì hôn nhân như pháp luật thời kì trước, vì đã quy định trường hợp con sinh ra trong thời kì hôn nhân là con chung của vợ chồng nên việc quy định này là không cần thiết. Pháp luật thực định chỉ quy định thời gian



    mang thai tối đa mà không quy định thời gian mang thai tối thiểu. Trước đây, trong Thông tư số 15/TATC ngày 27/09/1974 của Toà án nhân dân tối cao nhắc lại đường lối xử li hôn, một vài loại tranh chấp về dân sự, hôn nhân gia đình (gọi tắt là Thông tư số 15) có hướng dẫn thời gian mang thai đứa con thông thường dài nhất là 300 ngày và ngắn nhất là 180 ngày. Nhưng Nghị định số 70/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật HN&GĐ (gọi tắt là Nghị định số 70) quy định: “Con sinh ra trong vòng 300 ngày kể từ ngày chồng chết hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của toà án xử cho vợ chồng li hôn có hiệu lực pháp luật thì được xác định là con chung của hai người” (Điều 21). Vậy pháp luật đã gián tiếp thừa nhận thời gian mang thai tối đa là 300 ngày. Theo quan điểm của chúng tôi, việc pháp luật thực định không đưa ra định nghĩa thế nào là con do được thụ thai trong thời kì hôn nhân là phù hợp nhưng nên quy định cả thời gian mang thai tối thiểu cùng với thời gian mang thai tối đa thì sẽ đảm bảo sự toàn diện hơn. Có nghĩa là, luật thực định cần thiết phải quy định thời kì mang thai pháp định trong việc xác định cha, mẹ, con. Việc quy định này sẽ là cơ sở để áp dụng pháp luật.
    Pháp luật một số nước đã đề cập thời gian mang thai pháp định như pháp luật của Nhật Bản có quy định: “Con được người mẹ thai nghén trong thời kì hôn nhân được coi là con của người chồng. Con sinh ra sau 200 ngày hoặc lâu hơn sau khi kết hôn hoặc trong phạm vi 300 ngày hôn nhân bị huỷ bỏ hoặc vô hiệu được coi là con thai nghén trong thời kì hôn nhân” (Điều 772 BLDS Nhật Bản);



    pháp luật Trung Quốc quy định khoảng thời gian rộng hơn, đứa con hợp pháp là đứa con do được thụ thai từ quan hệ hôn nhân, thời gian bắt đầu mang thai là khoảng thời gian giữa ngày thứ 181 và ngày thứ 302, kể cả hai ngày đó, trước ngày sinh đứa trẻ .; pháp luật Thái Lan cũng quy định tương tự “ Thời gian bắt đầu mang thai, nghĩa là, trong thời gian tính từ ngày thứ 180 đến ngày thứ 310, trước khi đứa trẻ ra đời ” (Điều 1539 Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan). Như vậy, có thể khẳng định rằng, trong lịch sử lập pháp Việt Nam cũng như pháp luật một số nước có những nét tương đồng với Việt Nam cũng quy định rất cụ thể về thời gian mang thai pháp định. Nếu xác định được thời gian mang thai tối đa và tối thiểu thì sẽ xác định được thời điểm thụ thai. Chẳng hạn, pháp luật quy định thời gian mang thai tối thiểu là 180 ngày, thời gian mang thai tối đa là 300 ngày thì thời điểm thụ thai sẽ là khoảng thời gian từ ngày thứ 180 đến ngày thứ 300 kể từ ngày sinh đứa trẻ ngược trở lại. Đây sẽ là cơ sở pháp lí để giải quyết các trường hợp có tranh chấp quan hệ cha, mẹ, con.
    Nghị định số 70 chỉ quy định về thời gian mang thai tối đa là không hoàn toàn phù hợp. Hơn nữa, nếu chỉ căn cứ vào hai thời điểm là ngày người chồng chết và ngày bản án, quyết định của toà án xử cho vợ chồng li hôn có hiệu lực pháp luật để tính thời gian 300 ngày (được quy định tại Điều 21 Nghị định số 70) là không đầy đủ và chính xác. Thời điểm một trong hai vợ chồng chết hoặc bản án, quyết định của toà án cho vợ, chồng li hôn có hiệu lực pháp luật là hai thời điểm chấm dứt hôn nhân. Do đó, tính từ ngày chấm dứt hôn nhân,



    trong vòng 300 ngày người phụ nữ sinh con thì đứa con đó là con chung của hai người đã từng là vợ chồng và đứa trẻ đó là con trong giá thú. Hiện nay, trong pháp luật dân sự, tố tụng dân sự có quy định về các trường hợp thông báo tìm kiếm người vắng mặt, tuyên bố mất tích, tuyên bố chết, đây là những thủ tục cần thiết để đảm bảo quyền và lợi ích của những người có quyền và lợi ích liên quan với người bị tuyên bố mất tích, tuyên bố chết. Vì vậy, theo quan điểm của chúng tôi, nên chăng đối với việc xác định cha, mẹ, con khi xác định về thời gian mang thai tối đa (300 ngày) cần áp dụng trong những thời điểm đặc biệt, như thời điểm đối với người bị xác định là mất tích, bị xác định là chết (bởi trong nhiều trường hợp thì thời điểm xác định một người chết về mặt pháp lí không trùng với thời điểm chết về mặt thực tế). Thực tế có quan điểm cho rằng, thời hạn 300 ngày chỉ được xác định trong trường hợp chấm dứt hôn nhân mà thôi còn nếu đang trong thời kì hôn nhân thì pháp luật không can thiệp sâu vào quan hệ vợ chồng và quan hệ cha mẹ và con. Cho dù người chồng đã bỏ nhà đi biệt tích trong một thời gian dài mà người vợ ở nhà vẫn sinh con thì đứa trẻ vẫn là con chung của vợ chồng vì vẫn được sinh ra trong thời kì hôn nhân. Điều này sẽ phù hợp với nguyên tắc suy đoán pháp lí xác định cha, mẹ, con, miễn là đứa trẻ đó có một người cha, một người mẹ về mặt pháp lí cho dù người cha, người mẹ về mặt pháp lí không đương nhiên là người cha, người mẹ về mặt huyết thống. Nếu có yêu cầu xác định lại vấn đề này thì phải có chứng cứ và phải được toà án xác định. Theo quan điểm của chúng tôi, việc xác
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...