Tiểu Luận Bàn về sự giống và khác nhau trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên và Luận cương chính trị tháng 10 -

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A- MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    V.I.Lênin từng nói: “Cương lĩnh là một bản tuyên ngôn vắn tắt rõ ràng và chính xác nói lên tất cả những điều Đảng muốn đạt được và vì mục đích gì mà đấu tranh”.Thực tế lịch sử đã chứng minh, bất kỳ một Đảng cách mạng nào đều đặt ra nhiệm vụ hàng đầu là hoạch định đường lối Cách mạng. Một cương lĩnh cách mạng xác định các nguyên tắc và định hướng chính trị, cách mạng có thành công hay không là tùy thuộc vào đường lối chiến lược, sách lược trong cương lĩnh.Và để có được một đường lối đúng đắn cần phải trải qua thời gian kiểm nghiệm, thử thách nó đòi hỏi những người soạn thảo ra đường lối phải có thái độ khách quan, nhạy bén chính trị, và tư duy khoa học.
    Đảng ta ngay từ khi ra đời đã soạn thảo ra Cương lĩnh chính trị đầu tiên, tuy vắn tắt nhưng đã xác định được nhiều vấn đề thuộc về chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam, một cương lĩnh cách mạng đúng đắn và sáng tạo, nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp và dân tộc.Ngay sau khi cương lĩnh chính trị ra đời không lâu hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ nhất cũng đưa ra bản Luận cương chính trị của Đảng cộng sản Đông Dương cho đồng chí Trần Phú khởi thảo.
    Hơn 80 năm qua, hai văn kiện nêu trên đã là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho phong trào cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi, giành độc lập dân tộc, dân chủ tự do cho nhân dân. Với vai trò quan trọng ấy, đã có rất nhiều bài báo công trình nghiên cứu đã đề cập tới Cương lĩnh chính trị đầu tiên(2-1930) và Luận cương chính trị (10-1930).Thậm chí còn có nhiều điều chưa được đi sâu lý giải: Tại sao Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được thông qua trong Hôi nghị thành lập Đảng (3-2-1930) lại bị phê phá và đưa tới quan điểm “thủ tiêu” qua Án nghị quyết của Hội nghị Trung ương tháng 10.Và tại sao một thời kỳ dài 8 năm (1930-1938) đồng chí Nguyễn Ái Quốc không được Quốc tế cộng sản phân công công tác bởi quá lâu không hoạt động,như là “ở bên lề và ở ngoài Đảng”[1] (Điều này đã ảnh hưởng đến niềm tin của quần chúng với Đảng). Bên cạnh việc đi sâu tìm hiểu về vị trí mỗi văn kiện,vẫn còn những quan điểm khác biệt thậm chí đối lập nhau, có một số ý kiến cho rằng giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên(2-1930) và Luận cương chính trị (10-1930) có mâu thuẫn với nhau.Cái sau phê phán cái trước và thụt lùi so với cái trước.Sở dĩ có tình hình như vậy là do nhiều nguyên nhân : từ cách tiếp cận đánh giá vấn đề hay nguồn tài liệu từ nhiều phía còn hạn chế chưa được thẩm định kỹ lưỡng.Thực tế đó khiến công việc thổng kê nghiên cứu biên soạn giảng dạy Lịch sử Đảng gặp nhiều trở ngại, khó khăn. Đó là động lực khiến chúng ta cần tìm hiểu, suy ngẫm và lý giải vấn đề vị trí lịch sử của mỗi văn kiện.Vì vậy việc tiếp tục nghiên cứu về Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính trị mà đặc biệt là sự giống và khác nhau giữa hai văn kiện này là thực sự cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc.
    Kết cấu đề tài:
    Chương 1: Hoàn cảnh lịch sử
    Chương 2: Sự giống và khác nhau.
    Chương 3: Kinh nghiệm lịch sử

    [HR][/HR][1] Đinh Xuân Lâm: Tạp chí Lịch sử Đảng, Việc sử học, tập 12, tr 36-37
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...