Tài liệu Bàn về sở hữu và hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xhcn ở nước ta

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TS. TRẦN CÔNG DI
    Ở nước ta, sau hơn 15 năm thực hiện đổi mới, với những thành công và yếu kém nhất định, có những vấn đề lý luận tưởng chừng như đã được giải quyết, thế nhưng đến nay lại nổi lên trước sự đòi hỏi của thực tiễn. Một trong những vấn đề đó là vấn đề sở hữu nhà nước, DNNN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Không phải chỉ xuất phát từ một đòi hỏi nào đó của thực tiễn như sự “ồn ào” ở Mỹ về vấn đề không công nhận nền kinh tế nước ta là kinh tế thị trường, (đòi hỏi chúng ta phải trả lời kinh tế của ta là kinh tế gì, có sở hữu thế nào ), mà ngay trong quan niệm thông thường của người ta rằng CHXH dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và CNTB dựa trên chế độ tư hữu về TLSX hiện có chính xác hay không, cũng đòi hỏi những câu trả lời thoả đáng về sở hữu nói chung và các chủ thể sở hữu nói riêng.
    ở đây, trong một chừng mực nhất định, bài viết muốn đứng trên giác độ của kinh tế chính trị để đưa ra cách nhìn mang tính tổng quát về sở hữu nói chung và sở hữu nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta nói riêng.
    1- Về sở hữu.
    Sở hữu trước hết là một quan hệ chiếm hữu của con người đối với tự nhiên thông qua lao động sản xuất. Không có lao động, thì không có chiếm hữu và do đó không có sở hữu. Với tư cách là lao động chung, trừu tượng của con người, sở hữu biểu hiện như một quan hệ sản xuất phản ánh lao động xã hội tổng thể của con người tác động, chiếm hữu những điều kiện khách quan phục vụ lợi ích của con người. Lao động tổng thể được cấu thành bởi tổng số các lao động cá biệt, biểu hiện ở thời gian lao động xã hội cần thiết mà xã hội phải giành ra để sản xuất sản phẩm nhất định.
    Xét về mặt này, sở hữu bao giờ cũng mang tính xã hội, phản ánh mối quan hệ giữa con người với nhau trong quá trình chiếm hữu điều kiện lao động. Với tư cách là lao động cụ thể, có ích của con người, sở hữu biểu hiện như là quá trình chiếm hữu thực tế bằng lao động các đối tượng cụ thể để làm một vật phẩm nhất định. Xét về mặt này, sở hữu bao giờ cũng mang tính cá biệt, phản ánh một dạng hoạt động lao động cụ thể của con người. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá đã đem lại cho sở hữu một sự vận động mang tính hai mặt vừa thống nhất, lại vừa tách biệt nhau. Một mặt, sở hữu là hình thái xã hội tuyệt đối của của cải được xã hội thừa nhận như là giá trị, có thể tích luỹ, chuyển nhượng, hay trao đổi Mặt khác, sở hữu lại phải luôn luôn ở một trạng thái hoạt động cụ thể, một sự chiếm hữu giá trị sử dụng nhất định.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...