Tiểu Luận bàn về phạm trù cái đẹp

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    I. PHẦN MỞ ĐẦU .3
    II.NỘI DUNG .3
    1.Tổng quát về cái đẹp .3
    2. Những quy tắc và tiêu chuẩn về cái đẹp .3
    3. Sự vận động của cái đẹp 5
    4. Cái đẹp trong tự nhiên .7
    5. Cái đẹp trong nghệ thuật 8
    ãcái đẹp trong âm nhạc .8
    ãcái đẹp trong hội họa 12
    III.KẾT LUẬN 1

    I. PHẦN MỞ ĐẦU

    Một vật thể, một hiện tượng thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật, mà ta cho là đẹp, người khác cũng có thể thấy là đẹp, nhưng cũng có thể thấy là xấu. Tất cả đều tùy ở những quy ước, những định kiến có sẵn về cái đẹp mà mỗi người chúng ta đã hấp thụ được từ môi trường văn hóa, từ giáo dục mà ta nhận được, từ cộng đồng xã hội ở xung quanh. Do đó, sự nhất trí về một cái đẹp cụ thể nào đó đều chỉ có thể dựa trên một sự đồng thuận giữa con người với con người, trên những tiêu chuẩn và quy ước. vây, để hiểu rõ hơn về cái đẹp chúng ta sẽ cùng đến với chủ đề “bàn về phạm trù cái đẹp”

    II.NỘI DUNG

    1.Tổng quát về cái đẹp

    Cái đẹp khó nắm bắt, bởi một lẽ đơn giản là "nó không có khái niệm, không tồn tại ở trong sự vật" (Kant (1724-1804), Critique du Jugement/Phê phán khả năng thẩm định, 1790). Ngay cả trong đầu óc con người, nó cũng không tồn tại dưới một hình dạng cụ thể nào cả. Cùng lắm, người ta cũng chỉ có thể hình dung được những yếu tố cấu thành của mó: một màu sắc, một chất liệu, một bố cục, một nhịp điệu hay một tỷ lệ (tỷ lệ vàng với những con số vàng).
    Hơn 30 năm sau Hegel tuy không phủ nhận quan điểm của Kant đã vạch ra đó, nhưng lại đưa ra một định nghĩa khác về cái đẹp và cho nó một nội dung thần bí, siêu nhiên. Theo ông, "cái đẹp" là "ý niệm về cái đẹp”, và suy cho cùng, thì đó chính là “lý tưởng tuyệt đối về cái đẹp", và Hegel cho rằng nếu đã chấp nhận có một "lý tưởng đẹp" tồn tại, thì "khái niệm đẹp" cùng tồn tại. (Hegel, 1770-1831), Esthestique/Mỹ học - gồm những những bài giảng ở đại học Berlin (1818-1829). Thực ra, ở đây Hegel đã lấy lại một cái ý rất xưa và cũng rất thần bí của Platon (thế kỷ 5 tr.C.N.), cho rằng "con người nhận ra được cái đẹp là do nhớ lại được những ý tưởng tiên nghiệm (ý tưởng tuyệt đối của Thượng đế)".
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...