Báo Cáo Bàn về nước Âu Lạc và An Dương Vương

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Bàn về nước Âu Lạc và An Dương Vương​
    Information
    Sau khi Hùng Vương dựng nước Văn Lang thì An Dương Vương kế tục sự nghiệp cai quản lãnh thổ này dưới một quốc hiệu mới là Âu Lạc. An Dương Vương đã ảnh hưởng đến xã hội Văn Lang như thế nào? Thời kỳ lịch sử đó đem lại những biến đổi gì trong sinh hoạt vật chất và tinh thần của tổ tiên ta? Điều đó lệ thuộc một phần vào nguồn gốc của An Dương Vương, thời gian tồn tại và vị trí của nước Âu Lạc.
    Tài liệu Việt Nam ghi chép về nước Âu Lạc và An Dương Vương khá phong phú, khá đầy đủ chi tiết. Việt sử lược ghi:“ Cuối đời Chu, Hùng Vương bị con vua Thục là Phán đánh đuổi mà lên thay. Phán đắp thành ở Việt Thường, xưng hiệu là An Dương Vương” ( ).
    Lĩnh Nam chích quái chép: “ Vua An Dương Vương nước Âu Lạc là người Ba Thục, họ Thục tên Phán, nhân vị tổ phụ ngày trước cầu hôn lấy Mỵ Nương là con gái vua Hùng Vương, Hùng Vương không gả con cho, bèn mang oán, Phán muốn hoàn thành chí người trước, cử binh đi đánh Hùng Vương, diệt nước Văn Lang, cải tên nước là Âu Lạc, rồi lên làm vua, xây thành ở đất Việt Thường” ( ).
    Việt điện u linh chép: “Vua Hùng Vương có một người con gái tên là Mỵ Châu, sắc đẹp tuyệt trần, vua nước Thục sai sứ sang cầu hôn, Hùng Vương định gả. Có quan đại thần là Lạc hầu tâu rằng:“ Không nên! Họ định mượn cớ cầu hôn để ngấp nghé đất nước ta đó” .Hùng Vương nghe lời mới không gả con cho vua Thục .” ( ).
    Đại Việt sử ký toàn thư chép: “ Cuối đời Hùng Vương, vua có con gái tên là Mỵ Nương, người xinh đẹp. Thục Vương nghe tiếng đến cầu hôn” ( ). Đó là nội dung về Âu Lạc và An Dương Vương ghi trong bốn tập sách Việt Nam xưa nhất đó còn tồn tại cho đến nay. Ngoài bốn sách này, còn có các sách như Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, v.v .cũng có sách ghi chép về ậ và An Dương Vương với nôi dung tương tự. Cho nên từ trước đến nay, người ta vẫn xem nước Âu Lạc bắc giáp Ba Thục, đông giáp Động Đình .Và An Dương Vương là người Ba Thục (tỉnh Tứ Xuyên ngày nay), con của vua Thục thời Chiến Quốc. Chỉ có một số sử thần nhà Nguyễn đã bác bỏ ý kiến đó. Họ cho là ranh giới của Âu Lạc (cũng tức là của Văn Lang) không vươn đến Ba Thục; Thục Phán có thể là người họ Thục, chứ không thể là con vua Thục thời Chiến Quốc ( ). Sau này, thời Pháp thuộc, Trần Trọng Kim và một số người khác cũng lặp lại ý kiến đó mà không có lý lẽ gì hơn các sử thần thời Tự Đức. Nhưng nhìn chung, ý kiến thứ nhất vẫn được các nhà nghiên cứu ngả theo hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...