Luận Văn Bàn về những mâu thuẫn trong nền Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bàn về những mâu thuẫn trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta hiện nay



    A. ĐẶT VẤN ĐỀ

    Nền kinh tế nước ta từ trước những năm 90 của thế kỷ 20 là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Sự thiếu năng động của mọi thành phần kinh tế cũng như các chính sách, chiến lược kinh tế chính trị lúc bấy giờ đã làm cho kinh tế trong nước yếu kém, đời sống xã hội gặp nhiều khó khăn. Kể từ khi nhận thức được điều đó, Đảng và Chính phủ đã có những chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp, chuyển đổi kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Có thể nói sự thay đổi này đã làm “ thay da đổi thịt” nền kinh tế trong nước. Hơn mười năm qua là những năm nền kinh tế mang lại nhiều thành tựu lớn cả về mặt xã hội, kinh tế, chính trị. Đời sống nhân dân được cải thiện, đất nước không những giữ vững được ổn định về chính trị trước những chấn động lớn trên thế giới mà còn có bước phát triển đi lên. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình quân 7%/năm, giá trị sản xuất công nghiệp tăng đáng kể 13,5%/năm, sản xuất lương thực, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản đạt được những kết quả to lớn, đặc biệt là chúng ta đã có sản phẩm chế biến xuất khẩu sang các thị trường được coi là khó tính như Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản. Các ngành dịch vụ, du lịch cũng có chiều hướng tăng trưởng mạnh, hạn ngạch xuất nhập khẩu ngày càng tăng qua các năm, quan hệ đối ngoại với các nước trong khu vực và thế giới ngày càng mở rộng, điều này đã thu hẹp dần khoảng cách giữa nước ta với bạn bè thế giới

    Bên cạnh những thành tựu to lớn chúng ta đã đạt được cũng cần phải kể đến những hạn chế nảy sinh và tồn tại song song trong quá trình xây dựng nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN ) ở nước ta như nạn thất nghiệp, sự phân hoá giàu nghèo, giá trị đạo đức bị coi nhẹ, tình trạng đối xử bất bình đẳng xảy ra ở một vài bộ phận dân chúng, môi trường sinh thái bị đe dọa nghiêm trọng, khủng hoảng kinh tế . Những hạn chế này gây ra những cản trở lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội và mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng, hiện đại và văn minh theo định hướng XHCN . Để giải quyết được những mâu thuẫn này, Đảng và nhà nước ta đã không ngừng đưa ra các giải pháp kinh tế, chính trị, xã hội thông qua các lần họp trong các kỳ đại hội Đảng, tuy nhiên đây là một vấn đề hết sức khó khăn, đòi hỏi có các sách lược sáng suốt và tinh tế. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giải quyết các mâu thuẫn đó nhằm đưa nền kinh tế nước ta đi đúng hướng, phát triển đúng mục tiêu XHCN , đồng thời để hiểu rõ hơn bản chất của các mâu thuẫn trên em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Bàn về những mâu thuẫn trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta hiện nay” để làm tựa đề cho tiểu luận của mình.

    Tiểu luận bao gồm các nội dung chính sau:

    Tính tất yếu và đặc trưng của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
    Những mâu thuẫn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
    Phương hướng giải quyết các mâu thuẫn.
    B. NỘI DUNG

    1. Tính tất yếu và những đặc trưng của nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta.
    1.1. Tính tất yếu của quá trình xây dựng nền KTTT ở Việt nam.
    1.1.1. Khái niệm nền KTTT định hướng XHCN
    “Kinh tế thị trường định hướng XHCN thực chất là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng XHCN (6). Kinh tế thị trường hoạt động dưới sự điều tiết và tác động lẫn nhau của các quy luật vốn có của nó như quy luật cung – cầu, giá cả, cạnh tranh
    Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hoá, trong đó toàn bộ các yếu tố “ đầu vào” và “ đầu ra” của của sản xuất đều thông qua thị trường.
    Trước đổi mới, trong quan điểm về chủ nghĩa xã hội, người ta hiểu kinh tế thị trường chỉ là đặc trưng của CNTB còn trong CNXH sẽ không còn KTTT. Thời gian đầu của quá trình đổi mới, tuy chúng ta hiểu rằng KTTT là điều không tránh khỏi trong quá trình xây dựng CNXH, nhưng vẫn còn thái độ hoài nghi, chưa tin tưởng về khả năng dung hợp của KTTT với bản chất của CNXH. KTTT là bước phát triển tất yếu của nền kinh tế và nền văn minh nhân loại, là trình độ phát triển cao hơn của nền kinh tế nhân loại sau kinh tế thị trường TBCN. Có quan niệm như vậy mới thấy được rằng bản chất của thời kỳ quá độ từ TBCN đi lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới không phải là sự xoá bỏ nền KTTT nói chung mà là sự quá độ TBCN nền KTTT sang CNXH.

    1.1.2. Tính tất yếu của nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta.

    Tính tất yếu của nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta dựa trên các cơ sở sau:
    Thứ nhất, sự phân công lao động xã hội với tính cách là cơ sở chung của sản xuất hàng hoá, chẳng những không mất di mà trái lại còn được phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Phân công lao động trong từng khu vực, từng địa phương, từng ngành nghề ngày càng phát triển. Tay nghề của đội ngũ lao động ngày càng nâng cao, xu thế chuyên môn hoá trong sản xuất càng làm cho năng suất lao động tăng nhanh . Sự phát triển của phân công lao động được thể hiện ở tính phong phú, đa dạng và chất lượng ngày càng cao của sản phẩm đưa ra trao đổi trên thị trường.
    Thứ hai, kinh tế nước ta tồn tại nhiều hình thức sở hữu bao gồm sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân (gồm sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư bản tư nhân), sở hữu hỗn hợp. Điều này khiến cho tồn tại nhiều chủ thể kinh tế độc lập, lợi ích riêng nên quan hệ kinh tế giữa họ chỉ có thể thực hiện được bằng quan hệ hàng hoá - tiền tệ. Thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, tuy cùng dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất nhưng các đơn vị kinh tế vẫn có sự khác biệt nhất định, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, có lợi ích riêng. Mặt khác, các đơn vị kinh tế còn có sự khác nhau về trình độ kỹ thuật, công nghệ, về trình độ tổ chức quản lý, nên chi phí sản xuất và hiệu quả sản xuất cũng khác nhau. Hơn nữa, quan hệ hàng hoá-tiền tệ còn cần thiết trong kinh tế đối ngoại, đặc biệt trong điều kiện phân công lao động quốc tế phát triển ngày càng sâu sắc, mọi sự trao đổi hàng hoá đều phải tuân theo nguyên tắc ngang giá.
     
Đang tải...