Tài liệu Bàn về khế ước xã hội

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÀN VỀ KHẾ ƯỚC XÃ HỘI
    QUYỂN THỨ NHẤT
    Tôi muốn tìm xem trong trật tự dân sự có chăng một số qui tắc cai trị chính đáng, vững chắc, biết đối đãi với con người như con người; và có chăng những luật pháp đúng với ý nghĩa chân thực của nó. Trong bài nghiên cứu này tôi gắn liền cái mà luật pháp cho phép với cái mà lợi ích thúc đẩy phải làm, khiến cho công lý và lợi ích không tách rời nhau.
    Tôi đi ngay vào đề mà không chứng minh tầm quan trọng của đề tài. Người ta sẽ hỏi tôi có phải là vị nguyên thủ hay nhà lập pháp không mà viết về chính trị thế này? Tôi trả lời: Không; và chính vì thế mà tôi viết về chính trị. Ví phỏng tôi là nguyên thủ hay nhà lập pháp thì tôi chẳng mất công nói lên cái mà tôi phải làm, tôi cứ việc làm hoặc là cứ lặng thinh mà thôi.
    Sinh ra là công dân của một nhà nước tự do, thành viên của một cộng đồng có chủ quyền, dù cho tiếng nói của tôi chỉ ảnh hưởng yếu ớt tới công việc chung, tôi cũng có quyền được chọn lựa đối với công việc chung, vì vậy tôi tự đặt cho mình nghĩa vụ phải tìm tòi, học hỏi vấn đề này. Sung sướng biết bao mỗi lần tôi suy tư về các nền cai trị quốc gia, vài tìm thấy những lý do mới để yêu sự cai trị ở xứ sở mình. (2)
    1. CHỦ ĐỀ CỦA QUYỂN THỨ NHẤT
    Người ta sinh ra tự do, nhưng rồi đâu đâu con người cũng sống trong xiềng xích (ND) [1*] - Có kẻ tưởng mình là ông chủ, mà thật ra còn nô lệ hơn cả tôi tớ của họ. Sự chuyển hoá đó được thực hiện như thế nào ? Tôi không biết. Cái gì đã làm cho sự chuyển hoá đó trở thành chính thức? Tôi tin rằng câu hỏi này có thể giải đáp được. Nếu tôi chỉ xem xét về lực và hệ quả của lực thì tôi sẽ nói rằng: Khi nhân dân bị cưỡng bức mà lại biết phục tùng, họ làm thế là phải; nhưng nếu có thể hất cái ách áp bức đó thì còn hay hơn nữa; vì thế là họ giành lại tự do mà họ vốn có quyền được hưởng, có quyền giành lại và không ai được tước đoạt tự do của họ.
    Trật tự xã hội là một thứ quyền thiêng liêng làm nền tảng cho mọi thứ quyền khác. Nhưng trật tự xã hội không phải tự nhiên mà có, nó được xác lập trên cơ sở những công ước. Vậy phải tìm hiểu công ước đó là gì? Trước khi tìm đến chỗ hiểu tôi phải xác định cái mà tôi vừa mới nêu ra.
    2. CÁC XÃ HỘI ĐẦU TIÊN
    Trong tất cả các thứ xã hội chỉ có xã hội của gia đình là lâu đời nhất và hợp với tự nhiên nhất (ND) . Trong một gia đình chừng nào con cái còn cần có cha mẹ để sống, thì chúng phải cột chặt với cha mẹ. Khi chúng đã trưởng thành, sự cần thiết ấy không còn nữa thì mối liên hệ kia cũng khác đi. Lúc đó con không nhất thiết phải nghe theo cha, cha không nhất thiết phải chăm sóc. Cha và con đều hoàn toàn độc lập. Nếu cha con còn ở chung với nhau, đó không phải là tự nhiên mà là tự nguyện; và chính bản thân gia đình cũng chỉ tồn tại bằng qui ước.
    Tự do là từ bản chất con người mà có. Luật đầu tiên của tự do là mỗi người phải được chăm lo sự tồn tại của mình. Những điều quan tâm đầu tiên là quan tâm đến bản thân. Ở tuổi lí trí, con người phải tự mình định đoạt các phương tiện sinh tồn của mình, và do đó tự mình làm chủ lấy mình.
    Như vậy, ta có thể coi gia đình là mô hình đầu tiên của các thứ xã hội chính trị; cha là hình ảnh của người thủ lĩnh, con cái là hình ảnh của dân chúng. Thủ lĩnh cũng như dân chúng đều sinh ra bình đẳng, tự do, và họ chỉ từ bỏ quyền tự do của họ khi phải lo toan lợi ích của bản thân họ mà thôi. Tất cả sự khác biệt giữa gia đình và xã hội là ở chỗ: trong gia đình tình thương của cha đối với con tương ứng với sự chăm sóc; còn trong xã hội: người thủ lĩnh không có tình thương như vậy đối với dân chúng; thay vào đó là cái sở thích được điều khiển mọi người.
    Grotius (3) cho rằng quyền lực con người đặt ra không phải là vì lợi ích của những kẻ bị trị. Ông lấy chế độ nô lệ làm ví dụ. Cách lý giải nhất quán của ông là đặt quyền hành trên cơ sở của thực tế [2*].Đó chính là cách làm của Grotius. Người ta có thể dựng những biện pháp nhất quán, mà không có lợi cho bọn bạo chúa. Grotius đặt vấn đề loài người phụ thuộc vào khoảng một trăm nhà cai trị, hay một trăm nhà cai trị ấy phụ thuộc vào loài người? Trong toàn bộ cuốn sách của mình Grotius ngả theo thuyết thứ nhất (loài người phụ thuộc vào các nhà cai tri). Đó cũng là quan điểm của Hobbes (4), loài người được coi như những đàn súc vật, mỗi đàn có người chăn. Anh ta chăm sóc chúng để rồi sẽ ăn thịt chúng.
    Như người chăn cừu có bản chất cao quí hơn đàn cừu, các nhà cai trị chăn dân cũng phải có bản chất cao quí hơn dân chúng. Vua Caligula (5) cùng với Philon (6) đã lý giải như trên, Họ coi vua như Trời và dân chúng như súc vật.
    Cách lập luận của Caligula được truyền tới Hobbes và Grotius. Trước họ rất lâu, Aristote (7) cũng đã nói rằng con người vốn không bình đẳng, có kẻ sinh ra làm nô lệ, có kẻ sinh ra để trị vì. Aristote nói có lý, nhưng ông đã lấy kết quả làm nguyên nhân. Bất cứ ai sinh ra trong hàng nô lệ thì đều là nô lệ; nói thế chẳng sai tí nào. Trong xiềng xích, người nô lệ mất hết mọi thứ, mất cả nguyện vọng thoát khỏi xích xiềng. Họ thích tận tụy phục vụ như những người tùy tùng Ulysse (8) yên phận với sự ngu dân của mình [3*].
    Sở dĩ có người nô lệ bẩm sinh là vì trước đó đã có những người nô lệ không bẩm sinh (ND). Họ bị cưỡng bức làm nô lệ, rồi do tính hèn nhát mà họ thành ra nô lệ mãi.
    Tôi chưa nói gì về vua Adam (9) hoặc hoàng đế Noé (10), thân sinh của ba vị lãnh chúa chia nhau trị vì vũ trụ như các con của thần Saturne (11) mà ngày nay người ta cứ tin rằng mình là hiện thân của các vị ấy.
    Tôi có thể suy diễn ra rằng tôi là cháu chắt của các ông vua nói trên và có thể cháu chắt ngành trưởng nữa kia, nhưng tại sao bây giờ tôi lại chẳng phải là vua của loài người? Dầu sao, ta không thể chồi cãi rằng Adam chỉ cai quản một thế giới giống như anh chàng Robinson (12) cai quản hòn đảo hoang vu của y. Adam được cái thuận lợi là trong vương quốc của ông không sợ gì giặc cướp, chiến tranh và âm mưu thoán đoạt.
    3. QUYỀN CỦA KẺ MẠNH
    Kẻ mạnh không phải lúc nào cũng đủ mạnh đề mãi mãi làm người thống trị, nếu như hắn ta không chuyển lực thành quyền và chuyển sự phục tùng thành nghiã vụ (ND). Do đó mà có cái quyền của kẻ mạnh, một thứ quyền lực trớ trêu được thiết lập thật sự trên nguyên tắc. Nhưng có ai đã giảng giải cho ta về hai chữ quyền lực ?.
    Lực là một sức mạnh vật lý. Tôi chẳng thấy chút đạo đức nào ở trong lực. Chịu theo lực là một cử chỉ bắt buộc chứ phải đâu là tự nguyện. Nói đúng hơn, đó là một cử chỉ khôn ngoan, chẳng có ý gì là nghĩa vụ cả.
    Hãy nói về chữ quyền . Tôi cho rằng quyền chỉ là hệ quả của một thứ khái niệm hồ đồ mà thôi. Nói lực tạo ra quyền là không đúng. Khi lực thứ hai mạnh hơn lực thứ nhất, tự nó sẽ vượt lên ngôi mà nắm lấy quyền. Một khi cưỡng lại sức mạnh mà không bị trừng phạt thì người ta cứ việc cưỡng. Và vì rằng kẻ mạnh luôn luôn có lý thì người ta chỉ cố sức làm cho mình thành kẻ mạnh là đủ rồi. Vả lại quyền sẽ mất khi lực không còn nữa: quyền đó là cái gì? Nếu đã phải phục tùng theo lực, thì người ta cần gì phải phục tùng theo quyền và một khi không bi lực ép nữa thì người ta không cần phải phục tùng nữa.
    Như vậy ta thấy rõ chữ quyền không thêm gì cho chữ lực cả. Chữ quyền không có nghĩa lý gì hết! Hãy tuân theo sức mạnh. Lời khuyên này là tốt, nhưng thừa, nếu nó có nghĩa là hãy chịu theo lực. Vì đã là lực thì không chịu theo cũng không được.
    Tôi nhận thấy rằng tất cả sức mạnh đều do Trời, nhưng tất cả bệnh tật cũng từ Trời mà ra, thế mà có ai cấm ta mời thầy thuốc chữa bệnh đâu! Ví phỏng tôi bị tên cướp tóm cổ trong một góc rừng, tôi đành phải nộp của cho hắn. Nhưng nếu tôi đủ sức trừ khử hắn thì việc gì tôi phải tự nguyện nộp của? Chỉ tại khẩu súng trong tay thằng cướp cũng là một lực.
    Vậy ta có thể kết luận rằng : lực không làm nên quyền, và người ta chỉ bắt buộc phải phục tùng khi mà sức mạnh đã thành hợp pháp. Thế là vấn đề đầu tiên của tôi vẫn luôn luôn được đặt trở lại.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...