Tiểu Luận Bàn về khái niệm quản lý - quản lý kinh doanh và quản lý doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bàn về khái niệm quản lý - quản lý kinh doanh và quản lý doanh nghiệp

    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="width: 2%"]
    [/TD]
    [TD="width: 96%"]A. Mở đầu

    Từ xa xưa khi các hoạt động trong xã hội còn tương đối đơn giản với quy mô chưa lớn, công tác quản lý được thực hiện trên cơ sở kinh nghiệm với sự linh hoạt nhạy bén của người đứng đầu tổ chức. Kinh nghiệm ngày càng phong phú và người ta rút ra được những từ đó những điều mang tính quy luật có thể vận dụng trong nhiều tình huống tương tự. Ngày nay hoạt động quản lý chủ yếu dựa trên cơ sở khoa học; qua tổng kết khái quát từ thực tiễn sinh động để trở thành khoa học quản lý.
    Trong xã hội theo nghĩa rộng quản lý có thể là quản lý cả một đất nước. Nhưng ở đây em chỉ muốn đề cập đến việc quản lý kinh doanh.
    Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất hiện nhiều và phát triển một cách nhanh chóng. Nhưng cũng có không ít các doanh nghiệp cũng phải phá sản hoặc chuyển sang loại hình doanh nghiệp khác là do việc quản lý không phù hợp, lỏng lẻo, chưa coi đó là cái cột chính để đỡ nóc nhà mặc dù nền móng là nhân lực và vốn đã vững chắc. Đó chính là lý do để chúng ta thấy quản trị có vị trí như thế nào trong doanh nghiệp. Nó vừa có nghĩa bao gồm quản lý con người (hoặc nhiều người) giới vô sinh (máy móc thiết bị, đất đai, thông tin) . hoặc giới sinh vật (cây trồng, vật nuôi .) kinh doanh để phát triển sản xuất và doanh nghiệp. Vì lý do đó em đã chọn đề tài tiểu luận về: "Bàn về khái niệm quản lý - quản lý kinh doanh và quản lý doanh nghiệp" những vấn đề có thể rút ra từ 3 khái niệm này.

    Mục lục
    Trang
    A. Mở đầu 1
    B. Nội dung 2
    Chương I. Khái niệm quản lý và quản lý kinh doanh 2
    I. Khái niệm quản lý 2
    1. Quản lý là một chức năng vốn có của mọi tổ chức 2
    2. Khái niệm quản lý 2
    3. Các chức năng quản lý 4
    II. Quản lý kinh doanh và quản lý doanh nghiệp 5
    1. Khái niệm 5
    2. Thực chất của quản lý kinh doanh 6
    3. Bản chất của quản lý kinh doanh 6
    4. Quản lý kinh doanh mang tính khoa học, tính nghệ thuật và là một nghề 6
    a. Quản lý kinh doanh mang tính khoa học 6
    b. Quản lý kinh doanh mang tính nghệ thuật 7
    c. Quản lý kinh doanh là một nghề 8
    Chương II. Những vấn đề rút ra từ 3 khái niệm: Quản lý, quản lý kinh doanh và quản lý doanh nghiệp. 9
    C. Kết luận 10[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     
Đang tải...