Tài liệu Bàn về khái niệm doanh nhân Việt Nam

Thảo luận trong 'Thương Mại - Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PGS.TS. Đỗ Minh Cương*
    Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế,
    Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
    Nhận ngày 10 tháng 2 năm 2009
    Tóm tắt. Doanh nhân Việt Nam hiện nay là một cộng đồng rất đa dạng, hình thành từ nhiều giai
    cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội nhưng họ có một đặc điểm chung là làm công việc kinh
    doanh với mục tiêu đạt được sự giàu có và thành đạt. Họ không chỉ là các ông chủ tư nhân mà còn
    bao gồm cả bộ phận cán bộ, lãnh đạo, quản lý và nghiệp vụ kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà
    nước; không chỉ là một bộ phận của trí thức mà còn có trong giai cấp nông dân, đội ngũ cán bộ,
    công chức .; không chỉ là những người có hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng mà có cả những người
    mới lập nghiệp nghèo nhưng có chí làm giàu. Trong bài viết này, tác giả đã luận chứng doanh nhân
    không phải là một giai cấp hay tầng lớp xã hội mà còn là một cộng đồng gồm hàng triệu người làm
    nghề kinh doanh có mức độ sở hữu, quyền lực và địa vị xã hội khác nhau, ít được đào tạo kiến
    thức và kỹ năng chuyên môn, là lực lượng đông nhưng chưa mạnh, có tiềm năng phát triển lớn.
    Ở nước ta hiện nay doanh nhân là ai? Hiện đã có hàng chục định nghĩa khác nhau về doanh
    nhân được công bố với nhiều quan niệm và cách hiểu khác nhau.*Cách thứ nhất, định nghĩa doanh nhân theo tiêu chí nghề nghiệp của họ trong xã hội. Cách định nghĩa này dựa vào sự giải thích từ “doanh
    nhân” của các từ điển. Có sự khác nhau trong quan niệm của giới học thuật nước ta về việc
    giải nghĩa từ doanh dẫn đến cách hiểu không giống nhau về danh từ doanh nhân. Từ điển Từ
    và ngữ Hán - Việt của GS. Nguyễn Lân(1) chú giải từ “doanh” theo ba nghĩa: (1) doanh là lo
    toan làm ăn; (2) là đầy đủ và (3) là biển lớn. Hiểu theo nghĩa (1), thì doanh nhân có nghĩa rất
    rộng, gồm tất cả những người biết lo toan làm ăn; là tất cả những người làm việc trong lĩnh
    ______
    * ĐT: 84-903254828.
    E-mail: <a class="__cf_email__" href="http://www.cloudflare.com/email-protection" data-cfemail="ddb9b2b0b4b3b5bea8b2b3babfa9bea9aa9dbab0bcb4b1f3beb2b0">[email protected]<script type="text/javascript">
    (function(){try{var s,a,i,j,r,c,l,b=document.getElementsByTagName("script");l=b[b.length-1].previousSibling;a=l.getAttribute(data-cfemail);if(a){s=;r=parseInt(a.substr(0,2),16);for(j=2;a.length-j;j+=2){c=parseInt(a.substr(j,2),16)^r;s+=String.fromCharCode(c);}s=document.createTextNode(s);l.parentNode.replaceChild(s,l);}}catch(e){}})();

    (1) Nguyễn Lân (2003), Từ điển từ và ngữ Hán - Việt, NXB
    Văn học, HN, tr.168.
    vực kinh tế, trước hết là nhóm những người làm công việc quản lý kinh tế, bao gồm những người làm công
    việc quản lý Nhà nước về kinh tế và những người hoạt động trong các doanh nghiệp, cả doanh nghiệp
    công ích không có mục tiêu vị lợi lẫn doanh nghiệp kinh doanh vị lợi. Quan niệm như trên là quá rộng,
    không phân biệt được doanh nhân với những dạng người khác cùng trong lĩnh vực hoạt động kinh tế.
    Quan niệm thứ hai về doanh nhân lại quá hẹp, chỉ bao gồm các ông chủ doanh nghiệp tư
    nhân, không bao gồm những người lãnh đạo các “Doanh nhân Việt Nam hiện nay là một cộng
    đồng rất đa dạng, hình thành từ nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội nhưng họ có một
    đặc điểm chung là làm công việc kinh doanh với mục tiêu đạt được sự giàu có và thành đạt”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...