Tiểu Luận Bàn về kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái trong các doanh nghiệp Việt Nam

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Bàn về kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái trong các doanh nghiệp Việt Nam
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="width: 96%"]LỜI NÓI ĐẦU

    Quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới đã mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam những thành công rất đáng ghi nhận: khối lượng hàng hóa mua bán, trao đổi giữa các doannh nghiệp Việt Nam và các đối tác nước ngoài ngày một tăng lên. Tuy nhiên, việc trao đổi này cũng hàm chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn từ sự biến động thất thường của tỷ giá.
    Trong nền kinh tế mở, các giao dịch kinh tế của doanh nghiệp diễn ra với rất nhiều đối tượng khác nhau, đơn vị tiền tệ được sử dụng cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, trong kế toán doanh nghiệp sử dụng thống nhất một đơn vị tiền tệ để hạch toán để đảm bảo tính nhất quán và tính so sánh được của số liệu kế toán. Khi đó, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh. Khi tỷ giá ngoại tệ tương đối ổn định, khoản CLTG này không phải là vấn đề tác động lớn đến chi phí tài chính của DN. Nhưng trong điều kiện của nước ta hiện nay, khi nền kinh tế về nhiều mặt là khó khăn so với nhiều nền kinh tế khác, giá trị đồng tiền có sự ổn định thấp hơn so với các đồng tiền khác, thì CLTG trở thành gánh nặng chi phí của nhiều DN. Chẳng hạn, năm 2008, 2009, tỷ giá USD/VND trên thị trường đã có mức tăng đánh kể đã gây không ít khó khăn cho nhiều DN. Việc xử lý CLTG cuối năm tài chính đã trở thành nguyên nhân được nhắc tới nhiều trong báo cáo giải trình của các DN niêm yết, khiến lợi nhuận của DN giảm xuống sau kiểm toán BCTC năm 2008. Do đó, việc nghiên cứu sâu hơn về kế toán CLTG theo chế độ hiện hành, để tìm ra những ưu điểm và những vấn đề còn tồn tại, qua đó đưa ra những giải pháp để hoàn thiện kế toán CLTG trong DN là rất cần thiết.
    Từ thực tế trên và qua môn học Kế toán tài chính, em muốn nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này nên em chọn đề tài: Bàn về kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái trong các doanh nghiệp Việt Nam. Em xin cảm ơn sự giúp đỡ, góp ý tận tình của TS.Trần Văn Thuận đã giúp em hoàn thành đề án này.

    Kết cấu bài viết gồm 2 phần:
    Phần I: Những vấn đề cơ bản về kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái trong các doanh nghiệp Việt Nam.
    Phần II: Hoàn thiện kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái trong các doanh nghiệp Việt Nam

    MỤC LỤC

    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

    LỜI NÓI ĐẦU

    PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 1
    1.1. Những vấn đề chung về ngoại tệ và chênh lệch tỷ giá hối đoái 1
    1.1.1. Khái niệm ngoại tệ và tỷ giá hối đoái 1
    1.1.1.1. Ngoại tệ: 1
    1.1.1.2. Tỷ giá hối đoái 1
    1.1.2. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 2
    1.1.2.1. Khái niệm chênh lệch tỷ giá hối đoái 2
    1.1.2.2. Các trường hợp phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái 2
    1.2. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái và xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái trong các doanh nghiệp 3
    1.2.1. Nguyên tắc kế toán các giao dịch phát sinh bằng ngoại tệ 3
    1.2.2. Tài khoản kế toán sử dụng 4
    1.2.3. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái 6
    1.2.3.1. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ 6
    1.2.3.2. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính 11
    1.2.4. Kế toán xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái 11
    1.2.4.1. Nguyên tắc xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái 11
    1.2.4.2. Phương pháp kế toán 14
    1.3. Chuẩn mực kế toán quốc tế và kinh nghiệm của một số nước về kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái 17
    1.3.1 Chuẩn mực kế toán quốc tế 17
    1.3.2 Kinh nghiệm của một số quốc gia 21

    PHẦN II: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 25
    2.1. Đánh giá kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái trong các doanh nghiệp theo chế độ hiện hành 25
    2.1.1. Ưu điểm 25
    2.1.2. Tồn tại 25
    2.1.2.1. Các văn bản pháp luật chưa có sự rõ ràng và nhất quán trong xử lý các khoản CLTG 25
    2.1.2.2. Kế toán các công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại DN 29
    2.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái trong các doanh nghiệp 33
    2.3. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái trong các doanh nghiệp 34
    2.3.1. Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy liên quan đến CLTG 34
    2.3.2. Sử dụng các công cụ tài chính để hạn chế rủi ro do thay đổi tỷ giá trong doanh nghiệp 35

    KẾT LUẬN
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     
Đang tải...