Luận Văn Bàn về hệ thống lãi suất tín dụng ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bàn về hệ thống lãi suất tín dụng ở Việt Nam hiện nay
    lời mở đầu
    Lãi suất là một trong những vấn đề hết sức phức tạp, nó vừa là công cụ hết sức quan trọng và nhạy cảm trong việc điều hành chính sách tiền tệ, vừa là giá cả sử dụng vốn của hoạt động tín dụng. Vì vậy, nó có tác động to lớn đối với việc tăng hay giảm khối lượng tiền lưu thông, thu hẹp hay mở rộng tín dụng tạo thuận lợi hay khó khăn cho hoạt động ngân hàng. Vai trò của lãi suất ngày càng trở nên quan trọng trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong giai đoạn đất nước tiến hành công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
    Đối với Việt Nam, lãi suất luôn luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các chuyên gia kinh tế, các nhà quản lý kinh tế và các tầng lớp dân cư. trên cơ sở những kiến thức đã học và những tài liệu thu thập được cũng như những hiểu biết thực tế cuả mình, em chọn nghiên cứu đè tài:
    “Bàn về hệ thống lãi suất tín dụng ở Việt Nam hiện nay”
    Do hiểu biết còn hạn hẹp, chắc rằng bài viết của em không tránh khỏi những khiếm khuyết.
    Em rất mong được sự góp ý phê bình của thầy cô.
    Em xin chân thành cảm ơn!






    kết luận
    Như đã nói, lãi suất là giá mua bán vốn trên thị trường. Cơ sở kinh tế của lãi suất là do các hiện tượng tạm thời “ thừa “ và tạm thời “thiếu “ vốn tiền tệ trong nền kinh tế hàng hoá và gắn với nó là vai trò trung gian của ngân hàng trong việc tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ thông qua công cụ lãi suất. Lãi suất cao hay thấp do quan hệ cung - cầu về vốn quyết định, khi cung lớn hơn cầuvề vốn thì lãi suất giảm, khi cầu lớn hơn cung thì lãi suất tăng.
    Lãi suất rất nhạy cảm trong nền kinh tế thị trường, đó là một trong những công cụ quan trọng của nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ để quản ký và điều tiết nền kinh tế. Đối với Việt nam, đổi mới nền kinh tế, xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, việc nghiên cứu để luôn có một chính sách lãi suất phù hợp với điều kiện nước ta hiện nay là hết sức cần thiết. Lãi suất đã trở thành một công cụ quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ ở nước ta.
    Trên thực tế, từ năm 1990 chúng ta đã từng bước chuyển từ cơ chế lãi suất âm sang lãi suất dương, và từ tháng 06/ 1991, đã thực hiện triệt để chính sách lãi suất dương trong hoạt động tín dụng. Lãi suất vượt trên chỉ số lạm phát và được điều chỉnh theo sự biến động của thị trường, có tham khảo lãi suất trên các thị trường khu vực và quốc tế. Chính sách lãi suất đẫ từng bước xử lý hài hoà lợi ích người gửi tiền, các TCTD và người vay tiền, cũng tức là giữa yêu cầu kiềm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và tiền vay từ 1986 đến 1995 như sau:

    1986 - 1990 1991 1992 1993 1994 1995
    Lãi suất tiền gửi
    BQ tháng (%) 6, 0 2, 9 1, 9 1, 4 1, 3 1, 4
    Lãi suất tiền vay
    BQ tháng (%) 4, 3 3, 5 2, 5 1, 8 1, 5 1, 7
    (Nguồn: NH Việt Nam 45 năm xây dựng và trưởng thành)

    Từ đầu năm 1996, chính sách lãi suất của NHNN có sự thay đổi theo hướng tự do hoá, hủy bỏ các quy định về lãi suất tiền gửi, điều chỉnh giảm mức lãi suất trần cho vay, chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn bình quân là 0, 35%/tháng. Để ấn định mức lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn trên thị trường và từ tháng 11 năm 1997 Nghị quyết của Quốc hội đẫ không quy định về mức chênh lệch lãi suất là 0, 35% đối với hoạt động tín dụng ngân hàng. Chính sách lãi suất đã đảm bảo được yêu cầu của lãi suất vay trung và dài hạn cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn, rút ngắn khoảng cách giữa lãi suất tiền gửi dân cư và tiền gửi doanh nghiệp. Mức chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn không còn bị khống chế mà phụ thuộcvào thị trường và hiệu quả kinh doanh của từng TCTD. Những giải pháp đó đã được thị trưòng chấp nhận và góp phần rất lớn vào việc thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ.
     
Đang tải...