Đồ Án Bàn về hạch toán dự phòng phải trả và nợ tiềm tàng trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài:

    Với vai trò cung cấp thông tin tài chính làm nền tảng cho việc ra quyết định kinh doanh, kế toán là một lĩnh vực gắn liền với hoạt động kinh tế tài chính, trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống công cụ quản lí, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Trong những năm gần đây, cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế, hệ thống kế toán Việt Nam đã không ngừng được hoàn thiện và phát triển.
    Đối với các nhà quản trị, để doanh nghiệp có thể phát triển ổn định và chủ động về tài chính thì vai trò của công tác kế toán là điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay, xuất hiện ngày càng nhiều các công ty và tập đoàn kinh tế mới trong nước và nước ngoài, sự biến động ngày càng phức tạp của thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải đề phòng những rủi ro có thể xảy ra. Do vậy, việc thực hiện chính sách hạch toán các khoản dự phòng phải trả và nợ tiềm tàng trong doanh nghiệp là điều rất quan trọng. Việc lập dự phòng có thể giúp doanh nghiệp nắm thế chủ động trong việc xử lí rủi ro xảy ra đồng thời có kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lí để có thể đứng vững trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay.
    Chính vì lí do trên nên trong khuôn khổ đề án môn học, em đã chọn đề tài:
    Bàn về hạch toán dự phòng phải trả và nợ tiềm tàng trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:

    Mục đích nhằm làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về dự phòng phải trả và nợ tiềm tàng. Trên cơ sở đó nghiên cứu chế độ kế toán dự phòng phải trả trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở Việt Nam. Từ đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện phương pháp hạch toán các khoản dự phòng phải trả và nợ tiềm tàng.

    3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:

    Đối tượng nghiên cứu là chế độ hạch toán dự phòng phải trả và nợ tiềm tàng theo chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS số 18.
    Phạm vi nghiên cứu: đi sâu vào nghiên cứu chế độ hạch toán dự phòng phải trả và nợ tiềm tàng trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở Việt Nam.

    4.Phương pháp nghiên cứu của đề tài:

    Sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, tư duy logic, kết hợp với việc đọc nhiều sách báo tạp chí kế toán trong và ngoài nước . để có một cái nhìn tổng quát, tạo tiền đề đưa ra các giải pháp và kiến nghị góp phần hoàn thiện chế độ kế toán dự phòng phải trả và nợ tiềm tàng.

    5. Kết cấu của đề án

    Đề án gồm ba phần chính sau:

    Phần I: Tổng quan về kế toán các khoản dự phòng phải trả và nợ tiềm tàng
    Phần II: Phương pháp kế toán các khoản dự phòng phải trả trong các doanh nghiệp.
    Phần III: Thực trạng công tác kế toán và một số ‎‎ý kiến nhằm hoàn thiện hạch toán các khoản dự phòng phải trả trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.



    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU 1

    PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN DỰ PHÒNG PHẢI TRẢ VÀ NỢ TIỀM TÀNG 3

    1.1. Các vấn đề lí luận trong kế toán dự phòng phải trả và nợ tiềm tàng ở Việt Nam 3
    1.1.1. Vấn đề dự phòng trong kế toán 3
    1.1.1.1. Khái niệm về dự phòng 3
    1.1.1.2. Vai trò của dự phòng 4
    1.1.2. Dự phòng phải trả 4
    1.1.2.1. Khái niệm dự phòng phải trả 4
    1.1.2.2. Điều kiện ghi nhận khoản dự phòng phải trả 5
    1.1.2.3. Phân loại dự phòng phải trả 5
    1.1.3. Nợ tiềm tàng 6
    1.1.3.1. Khái niệm nợ tiềm tàng 6
    1.1.3.2. Điều kiện ghi nhận nợ tiềm tàng 6
    1.1.4. Phân biệt các khoản dự phòng phải trả và nợ tiềm tàng 7
    1.2. Một số quan điểm về dự phòng phải trảvà nợ tiềm tàng trên thế giới 9
    1.2.1. Chuẩn mực kế toán quốc tế về hạch toán dự phòng phải trả IAS 37 9
    1.2.2. So sánh với VAS 18 10

    PHẦN II: PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG PHẢI TRẢ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 13
    2.1. Các văn bản hướng dẫn về hạch toán các khoản dự phòng phải trả hiện nay 13

    2.2. Kế toán các khoản dự phòng phải trả 14
    2.2.1. Một số quy định khi hạch toán các khoản dự phòng phải trả 14
    2.2.2. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 352 “Dự phòng phải trả” 16
    2.2.3. Phương pháp hạch toán các khoản dự phòng phải trả 17

    PHẦN III: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG PHẢI TRẢ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY. 22
    3.1. Chế độ kế toán Việt Nam về hạch toán các khoản dự phòng phải trả 22
    3.2 Thực trạng vận dụng chế độ về kế toán các khoản dự phòng phải trả trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở Việt Nam 23
    3.2.1 Sự không thống nhất giữa quy định của Thông tư dự phòng và quy định của Chế độ kế toán các khoản dự phòng phải trả. 23
    3.2.2 Thời điểm trích lập dự phòng phải trả 26
    3.3 Thực trạng hạch toán các khoản dự phòng 28

    KẾT LUẬN 34
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...