Tài liệu Bàn về địa vị pháp lý của thị trường giao dịch chứng khoán tập trung ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tháng 07 năm 2000 Trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) đầu tiên của
    Việt Nam chính thức bước vào hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 03 năm 2005 TTGDCK thứ hai của Việt Nam cũng đã bắt đầu vận hành tại Hà Nội. Đây là những thị trường giao dịch tập trung, minh chứng cho sự tồn tại và hoạt động của một thị trường chứng khoán (TTCK) chính thức ở Việt Nam. Bài viết này bàn về địa vị pháp lí hiện hữu của thị trường giao dịch tập trung ở Việt Nam và dự kiến mô hình tương lai của thị trường - một mô hình thị trường có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho Việt Nam.
    1. Xu hướng phát triển của các thị trường giao dịch tập trung - sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) ở các nước trên thế giới
    Lịch sử phát triển TTCK ở các nước trên
    thế giới cho thấy ban đầu, thị trường giao dịch tập trung được tổ chức dưới hình thức doanh nghiệp tập thể (mutual enterprises) và hình thức này đã được duy trì trong một quãng thời gian rất dài, tới vài thế kỉ. Ở Mĩ, SGDCK New York, SGDCK Mĩ (American Stock Exchange) và các sở giao dịch hợp đồng tương lai (Future Exchanges) trong giai đoạn đầu, đều được tổ chức dưới hình
    thức doanh nghiệp tập thể.(1) Ở Anh, hình




    thức doanh nghiệp tập thể của TTCK tập trung cũng được tìm thấy ở SGDCK London và ở bốn sở giao dịch hợp đồng tương lai ở London.(2) Tương tự như vậy ở Úc, SGDCK Úc (Australian Stock Exchange) và Sở giao dịch hợp đồng tương lai Sydney lúc đầu cũng đều là những doanh nghiệp tập thể.(3)
    Trong khoảng hơn một thập kỉ nay, các SGDCK được tổ chức dưới hình thức doanh nghiệp tập thể này đã lần lượt được tư nhân hóa (demutualized), để chuyển đổi hình thức tổ chức thành công ti cổ phần. Mở đầu là SGDCK Stockholm năm 1993, theo sau là SGDCK Helsinki năm 1995 và SGDCK Copenhagen năm 1996, SGDCK Amsterdam năm 1997, SGDCK úc năm 1998. Và rồi các SGDCK Toronto, Frankfurt, Singapore, Hongkong, London, Paris, Tokyo, New York cũng lần lượt tư hữu hoá và chuyển sang hình thức công ti cổ phần.
    Lí do để các SGDCK ở hầu hết các nước trên thế giới đi đến quyết định thay đổi địa vị pháp lí có nhiều song chủ yếu là vì hình thức doanh nghiệp tập thể không cho phép các thị trường giao dịch tập trung này có đủ khả năng tài chính để hiện đại hoá sàn giao dịch, để có thể cạnh tranh với các địch thủ của mình cả về phương diện công nghệ tiên





    tiến lẫn phương diện tài chính. Trong hơn một thập kỉ nay, giao dịch chứng khoán trên sàn (floor trading) đã và đang dần bị thay thế bởi giao dịch qua màn hình (screen trading). Nói cách khác, các sàn giao dịch chứng khoán truyền thống đã và đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của một loại thị trường mới hình thành nhưng đang trên đà phát triển mạnh: thị trường giao dịch trực
    tuyến.(4) Hơn nữa, với hình thức sở hữu tập
    thể, các SGDCK truyền thống cũng sẽ rất khó có thể đương đầu với những thách thức của quá trình toàn cầu hoá TTCK.(5)
    2. Thấy gì từ mô hình tổ chức hiện hữu của thị trường giao dịch tập trung của Việt Nam?
    Theo những quy định pháp luật đầu tiên
    đặt nền móng cho sự ra đời và vận hành thị trường giao dịch tập trung ở Việt Nam, TTGDCK là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc Uỷ ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng; kinh phí hoạt động của TTGDCK do ngân sách nhà nước
    cấp.(6) Mô hình tổ chức này của thị trường
    giao dịch tập trung vẫn tiếp tục được duy trì theo pháp luật hiện hành.(7) Năm năm đã trôi qua kể từ khi TTGDCK thành phố Hồ Chí Minh bước vào hoạt động và bảy năm đã trôi qua kể từ khi những cơ sở pháp lí ban đầu cho việc thành lập một TTCK chính
    thức được ban hành, địa vị pháp lí của thị trường giao dịch tập trung ở Việt Nam vẫn chưa hề được cải thiện.
    Như vậy, cho tới nay thị trường giao dịch tập trung của Việt Nam vẫn được tổ



    chức dưới dạng các TTGDCK - là những pháp nhân hưởng kinh phí ngân sách nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận và là bộ phận của UBCKNN chứ không phải là những tổ chức độc lập. Nói cách khác, thị trường giao dịch tập trung của Việt Nam là đơn vị thuộc sở hữu nhà nước, một mô hình tổ chức thị trường tập trung rất độc đáo so với thị trường giao dịch tập trung ở các nước có TTCK trên thế giới.
    Trong khi các SGDCK ở hầu hết khắp
    nơi trên thế giới lần lượt rũ bỏ hình thức doanh nghiệp tập thể để chuyển sang hình thức công ti cổ phần, nhằm tăng cường khả năng huy động vốn từ công chúng, đáp ứng nhu cầu vốn khổng lồ trước sức ép cạnh tranh của thị trường giao dịch trực tuyến, Việt Nam đã không lựa chọn mô hình doanh nghiệp tập thể và cũng không lựa chọn mô hình công ti cổ phần cho thị trường giao dịch tập trung mà lại lựa chọn mô hình TTGDCK thuộc sở hữu nhà nước. Để giải thích cho sự lựa chọn này, có ba lí do
    thường được viện dẫn như sau" class="mceSmilieSprite mceSmilie3" alt=":(" title="Frown :(">8)
    Thứ nhất, hình thức sở hữu tập thể của SGDCK chỉ thích hợp với những quốc gia có nền kinh tế phát triển cao, có thị trường tài chính cùng với khung pháp luật về thị trường tài chính hoàn chỉnh. Có lẽ cứ theo đà này, có thể lập luận rằng hình thức công ti của SGDCK chỉ phù hợp với những nền kinh tế phát triển ở mức độ cao hơn rất nhiều.
    Thứ hai, hiện tại, cả hình thức doanh nghiệp tập thể và hình thức công ti cổ phần đều không khả thi vì khái niệm TTCK vẫn hoàn toàn mới ở Việt Nam. Các công ti



    chứng khoán thiếu kiến thức, kinh nghiệm và thiếu nguồn vốn cần thiết để tự thành lập và quản lí thị trường giao dịch tập trung. Chỉ Chính phủ mới có thể tập trung đủ nguồn lực cần thiết để xây dựng và phát triển thị trường này. Vì vậy Chính phủ nên đứng ra thành lập TTGDCK Việt Nam dưới hình thức một trung tâm thuộc sở hữu nhà nước. Nói cách khác, hình thức sở hữu nhà nước là sự lựa chọn phù hợp nhất cho thị trường giao dịch tập trung ở Việt Nam.
    Thứ ba, trong giai đoạn đầu, duy trì hình thức sở hữu Nhà nước và sự quản lí của Nhà nước đối với TTGDCK là cần thiết để đảm bảo sự công bằng và kỉ luật thị trường. TTGDCK trực tiếp do Nhà nước đầu tư vốn và quản lí, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận sẽ đảm bảo tối đa lợi ích của công chúng đầu tư. Đây là vấn đề hết sức quan trọng khi Việt Nam chưa có một khung pháp luật hoàn chỉnh và rõ ràng để điều chỉnh TTCK.
    Lí do thứ nhất xem ra không thoả đáng vì trên thực tế, ở hầu hết các nước trên thế giới, chính sự tồn tại và hoạt động của TTCK đã dẫn đến nhu cầu ban hành pháp luật để điều chỉnh TTCK (nói cách khác, TTCK ra đời trước sự ra đời của pháp luật về TTCK); trong khi đó ở Việt Nam chính pháp luật về chứng khoán và TTCK đã sản sinh ra TTCK (Nghị định số 48/1998 và Quyết định số 127/1998 đã ban hành được hai năm, sau đó TTGDCK thành phố Hồ Chí Minh mới chính thức bước vào hoạt động). Điều đó có nghĩa là TTCK Việt Nam ra đời với một khung pháp luật hoàn chỉnh hơn so



    với nhiều TTCK khác trên thế giới. Hơn nữa, khó có thể tin rằng nền kinh tế Việt Nam và thị trường tài chính Việt Nam ở thế kỉ XXI này lại kém phát triển hơn nền kinh tế và thị trường tài chính của Anh và Mĩ ở thế kỉ XVIII. Vì vậy, sẽ rất kém thuyết phục khi nói rằng Việt Nam không thể chấp nhận mô hình doanh nghiệp tập thể và cũng không thể chấp nhận mô hình công ti cổ phần cho thị trường giao dịch tập trung vì Việt Nam chưa có nền kinh tế với thị trường tài chính phát triển cao và chưa có khung pháp luật hoàn chỉnh như ở các nước khác vào thời điểm SGDCK đầu tiên của các nước này được thành lập và bước vào hoạt động.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...