Luận Văn Bàn về công tác quản lý & tổ chức hạch toán thuế GTGT trong các doanh nghiệp ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bàn về công tác quản lý & tổ chức hạch toán thuế GTGT trong các doanh nghiệp ở VN




    LỜI NÓI ĐẦU

    Sự phát triển của hệ thống các doanh nghiệp gắn liền với sự phát triển của nền KTQD. Các doanh nghiệp được xem như là một bức tranh phản ánh sự vận động nền KTQD. Thế nhưng xét trong một phạm vi nào đó, có khi lợi ích của Nhà nước trái với lợi ích của doanh nghiệp vì nguồn ngân sách Nhà nước chủ yếu do các doanh nghiệp đóng góp (bằng hình thức thuế). Từ trước tới nay hệ thống thuế nước ta vẫn mang tính trì trệ kìm hãm sản xuất, hiện tượng thuế chồng lên thuế rất phổ biến và nhiều bất công khác đã xảy ra. Vì vậy luật Thuế Gía trị gia tăng (VAT - Value add taxe) đã được nhà nước thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-1999 thay cho luật thuế doanh thu . Đây được coi như là một sự kiện lớn trong lịch sử tài chính Việt Nam, là một điểm mốc đánh dấu bước ngoặt mới trong quá trình cải cách thuế giai đoạn II.
    Là sắc thuế mới nên bước đầu triển khai không thể tránh khỏi khó khăn vì vậy để góp phần đưa sắc thuế mới vào cuộc sống .Là một thành viên của lớp kế toán em muốn góp phần “Bàn về công tác quản lý và tổ chức hạnh toán Thuế giá tri gia tăng trong các doanh nghiệp ở Việt Nam”
    Ngoài lời nói đầu và kết luận nội dung bản chuyên đề này bao gồm hai phần:
    Phần I: Những lý luận chung về thuế VAT.
    Phần II: Nhận xét chung và một số kiến nghị.





    PHẦN I
    NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ VAT

    1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN:
    Để hiểu được một cách rõ ràng và áp dụng chính xác luật thuế VAT thì trước hết phải hiểu rõ về các khái niệm cơ bản, bản chất của VAT cũng như phạm vi thực hiện và các phương pháp tính và mục tiêu của VAT.
    Thuế giá trị gia tăng (VAT) là thuế gián thu cơ bản tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh từ quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng: (Điều 1)
    - Giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ là: phần chênh lệch tăng giữa giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ thực hiện và giá thanh toán hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng.
    - Đối tượng chịu thuế: hàng hoá dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tưọng chịu thuế VAT (trừ các đối tượng quy định ở điều 4) (Điều 2)
    - Đối tượng nộp thuế là: Tổ chức cá nhân SXKD hàng hoá, dịch vụ chịu thuế (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức cá nhân khác nhập khẩu hàng hoá chịu thuế (gọi chung là người nhập khẩu) (Điều 3)
    - Thuế VAT phải trả khi mua sản phẩm hoặc tiêu dùng, thuế này phải trả cho nhà cung cấp, nhà cung cấp có vai trò như một người thu hộ Chính phủ, thuế VAT được chuyển đến người tiêu dùng cuối cùng.




    2. các phương pháp tính thuế VAT.
    Thuế giá trị gia tăng phải nộp được tính theo 1 trong 2 phương pháp sau:

    2.1.Phương pháp khấu trừ thuế:

    Số thuế phải nộp = Thuế VAT đầu ra - Thuế VAT đầu vào
    VAT đầu ra = X thuế suất
    VAT đầu vào= Tổng số thuế VAT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT trực tiếp trên giá trị gia tăng.

    2.2. Phương pháp trực tiếp:

    VAT phải nộp = x Thuế suất
    GTGT của hàng hoá,dịch vụ = Giá bán ra - Giá mua vào
    Phương pháp tính trực tiếp áp dụng cho các đối tượng sau:
    (1). Cá nhân SXKD và tổ chức cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán , hoá đơn, chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.
    (2). Cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý.
     
Đang tải...