Luận Văn Bàn về cơ chế : một cửa - một dấu

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Bàn về cơ chế : một cửa - một dấu​
    Information

    Mục lục


    Lời mở đầu

    Nội dung
    A .Nội dung cơ chế một cửa
    I. Bối cảnh ra đời
    II. Nội dung cơ chế
    B. Tình hình thực hiện cơ chế
    I . Tình hình triển khai quyết định 181 và quyết định 93
    II . Kết quả thực hiện
    III . Một số tồn tại và nguyên nhân
    C. Giải pháp nâng cao chất lượng cơ chế
    I. Những sáng kiến , thí điểm quan trọng
    II. Một số kinh nghiệm sau 5 năm thực hiện cơ chế
    III . Giải pháp nâng cao chất lượng cơ chế
    Kết luận

    Trích dẫn Nội dung


    Công cuộc cải cách thủ tục hành chính đã được Đảng và Nhà nước ta khởi xướng và thực hiện trong 15 năm qua . Sở dĩ Đảng và Nhà nước coi trọng cải cách thủ tục hành chính đến như vậy là do thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến việc thực hiện thẩm quyền của các chủ thể quản lí hành chính nhà nước , tới việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức .
    Thể chế hoá đường lối của Đảng , Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định về cải cách thủ tục hành chính , trong đó đặc biệt quan trọng là về cơ chế “ một cửa - một dấu ” . Quyết định 181/2003/QĐ-TTg, ngày 4-9-2003, ban hành Quy chế thực hiện cơ chế "một cửa" tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương mà chúng ta thường gọi là thực hiện theo cơ chế "một cửa". Và tiếp theo là Quyết định số 93/2007/NĐ-TTg, ngày 22-6-2007, của Thủ tướng Chính phủ về "Thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương" .
    Trong thời gian qua, thực hiện cơ chế "một cửa" cho thấy đã có bước chuyển căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức, công dân, giảm phiền hà cho tổ chức, công dân, hạn chế tệ quan liêu, tham nhũng, cửa quyền của cán bộ, công chức, được đông đảo nhân dân đồng tình, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước được nâng cao.
    Tuy nhiên, bước đầu "một cửa" mới chỉ thực hiện trong nội bộ sở, ngành, quận, huyện, chưa tạo sự kết nối liên thông, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ngành, các cấp, nghĩa là còn "đứt khúc" trong quá trình phối hợp giải quyết công việc, thậm chí cản trở lẫn nhau giữa các cơ quan, đơn vị .
    Để thực hiện cơ chế “ một cửa ” được thuận lợi thì chúng ta cần phải cải cách bộ máy hành chính tinh , gọn , thẩm quyền và trách nhiệm rõ rang ; xây dựng quy chế công chức , công vụ đảm bảo đội ngũ công chức trên thực tế có năng lực , lương tâm và trách nhiệm .
    Bài tập cá nhân của em bàn về cơ chế “một cửa - một dấu”, đây là một vấn đề nghiên cứu chuyên sâu vừa mang tính lí luận vừa mang tính thực tiễn được đúc rút từ tình hình thực hiện cơ chế “một cửa”. Do đó, bài làm của em có thể không tránh khỏi sai sót. Em mong nhận được sự góp ý của các thầy, các cô để bài làm của em có thể hoàn thiện hơn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...