Luận Văn Bàn về chế độ hạch toán dự phòng phải thu khó đòi

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu
    Ngày nay, các thông tin về tài chính doanh nghiệp đang ngày càng trở nên cần thiết và hữu ích cho các đối tượng không chỉ bên trong doanh nghiệp mà còn cả bên ngoài doanh nghiệp để ra các quyết định tối ưu. Trong một nền kinh tế mà nguồn vốn chủ yếu huy động qua thị trường vốn thì vai trò của các nhà đầu tư được đặc biệt quan tâm. Việc cung cấp các thông tin tài chính minh bạch cho các nhà đầu tư góp phần giảm thiểu rủi ro do “ thông tin không cân xứng” và công cụ truyền đạt của doanh nghiệp đến các nhà đầu tư về tình hình tài chính của mình là các báo cáo tài chính. Việc lập báo cáo theo đúng chuẩn mực và các quy định mới chỉ đảm bảo được tính tuân thủ nhưng chưa phát huy được vai trò của kế toán như là một “ngôn ngữ của thế giới kinh doanh”. Để đáp ứng được các yêu cầu này người làm kế toán phải nắm các quy định hiện hành về kế toán tài chính để không chỉ tuân thủ đúng mà còn phải biết vận dụng các quy định này một cách linh hoạt nhằm bảo đảm báo cáo tài chính cung cấp những thông tin hữu ích nhất cho các nhà đầu tư. Trong quá trình lập báo cáo tài chính, các công ty thường sử dụng rất nhiều các ước tính kế toán có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh trong kỳ.
    Ước tính kế toán là một quá trình xét đoán dựa trên những thông tin tin cậy nhất và mới nhất tại thời điểm đó. “Việc sử dụng các ước tính là một phần quan trọng của việc lập báo cáo tài chính và không làm mất đi độ tin cậy của báo cáo tài chính”_ Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 18. Việc trích lập dự phòng phải thu để đảm bảo nguyên tắc thận trọng trong kế toán vẫn còn nhiều mới mẻ đối với các doanh nghiệp và việc áp dụng chế độ kế toán trích dự phòng này vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Nhận thức được tầm quan trọng của việc trích lập dự phòng phải thu em chọn đề tài “Bàn về chế độ hạch toán dự phòng phải thu khó đòi” để hiểu rõ hơn vấn đề cũng là để đề xuất một số kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định về trích lập dự phòng.
    Đề án được chia làm 3 phần:
    Phần I: Hạch toán dự phòng phải thu theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành
    Trước ngày 27/2/2006 việc lập dự phòng theo thông tư 33 và thông tư 107, hiện nay chúng ta đã có chuẩn mực số 18 và thông tư 13. Theo đó:
    1. Khái niệm dự phòng phải thu
    1.1. Khái niệm và ý nghĩa của việc lập dự phòng phải thu khó đòi
    1.2. Ý nghĩa
    2. Quy định về trích lập dự phòng phải thu
    3. Nội dung hạch toán dự phòng phải thu
    3.1. Tài khoản sử dụng
    3.2. Phương pháp hạch toán
    Phần II: Hạch toán dự phòng phải thu theo Kế toán Mỹ
    1. Phương pháp ước tính nợ khó đòi dựa vào bảng cân đối kế toán
    2. Phương pháp ước tính nợ khó đòi dựa vào báo cáo thu nhập
    Phần III: Kiến nghị hoàn thiện hạch toán dự phòng phải thu theo chế độ hiện hành
    1. Sự cần thiết phải hoàn thiện
    - Phân tích ưu nhược điểm
    - So sánh với Kế toán Mỹ
    2. Một số kiến nghị
    - Hướng dẫn doanh nghiệp lập theo phương pháp ước tính;
    - Khi thu được các khoản nợ phải thu đã xoá sổ;
    - Tầm quan trọng và hướng dẫn các đơn vị trích lập dự phòng;
    - Thống nhất giữa thông tư và chế độ kế toán .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...