Tiểu Luận Bàn về cái cao cả

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. PHẦN MỞ ĐẦU:
    Để biểu thị đối tượng thẩm mỹ, người ta có thể dùng nhiều phạm trù khác nhau như cái đẹp, cái xấu, cái cao cả, cái thấp hèn, cái bi, cái hài, cái hùng Đó là những phạm trù thẩm mỹ cơ bản. Mọi hình thái mỹ học đều hướng về sự thăng hoa cho cuộc sống. Ðó là cái cao cả trong ý tưởng, trong hành động hay trong chiều hướng phát huy của mình để tiến tới.
    So với cái đẹp, cái cao cả với tư cách là một phạm trù mỹ học xuất hiện trong lịch mỹ học khá muộn. Khái niệm “Sublime” mà khi dịch ra tiếng Việt nó thường được hiểu đồng nghĩa với các khái niệm: cái cao cả, cái trác tuyệt, cái anh hùng, cái cao thượng, cái hùng vĩ, cái hùng tráng . Tuy nhiên, mãi sau này, lí luận về cái cao cả mới chính thức được khảo sát khá toàn diện trong các công trình nghiên cứu của các nhà lí luận của chủ nghĩa cổ điển thế kỷ XVII, của các nhà lí luận khai sáng thế kỷ XVIII và các nhà lí luận mỹ học cổ điển Đức thế kỉ XIX. Dù sinh sau đẻ muộn, nhưng trong quan niệm của các nhà mỹ học có tên tuổi, cái cao cả đã chính thức tồn tại như một phạm trù mỹ học độc lập. Cái cao cả là một phạm trù thẩm mỹ biểu hiện đặc tính số lượng lẫn chất lượng thẩm mỹ khách quan, nó là sự biểu hiện tập trung về cái đẹp tuyệt vời của những kì tích con người, cái cao cả còn có ở người có sức mạnh tinh thần và vật chất to lớn, nghị lực phi thường, đức hy sinh cồng hiến cả đời mình cho sự nghiệp cách mạng, giải phóng con người và cái đẹp.
     

    Các file đính kèm:

  2. hannahcaroline

    hannahcaroline New Member

    Bài viết:
    1
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Xu:
    0Xu
    Bắt ng ta nộp tiền nhưng lại lỗi phông chữ làm ăn như thế đấy à
     
Đang tải...