Chuyên Đề Bàn về các vấn đề của pháp luật vỡ nợ quốc tế

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÀN VỀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA PHÁP LUẬT VỠ
    NỢ QUỐC TẾ
    PHAN HUY HỒNG
    TS., GV Khoa Luật Thương mại, Đại học Luật TP.
    Hồ Chí Minh
    I. Lời mở đầu
    Điều 2 của Dự thảo II “Luật phá sản” có quy định rằng, “Luật này áp dụng khi giải quyết việc phá sản đối với các thương nhân hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và cũng được áp dụng với cả những thành viên của nó hoạt động ngoài lãnh thổ Việt Nam”. Trong một cuộc hội thảo bàn về dự thảo này, một luật sư người Pháp đã cho ý kiến về điều luật trên như sau: “Tôi không hiểu Ban soạn thảo hiểu thế nào về cụm từ thứ hai trong câu này, bởi vì các bạn không thể áp đặt cho một quốc gia khác phải áp dụng luật của các bạn, cho dù chỉ là áp dụng đối với một doanh nghiệp
    Việt Nam đóng trên lãnh thổ của quốc gia đó. Để một quyết định Tòa án Việt Nam có giá trị áp dụng ở nước khác thì quyết định đó phải không đi ngược lại trật tự công cộng của quốc gia sở tại đó”1. Tạm thời ở đây không bình luận gì thêm về quy định này. Sau khi phân tích một số vấn đề cơ bản của pháp luật vỡ nợ quốc gia trên cơ sở luật pháp của một số quốc gia Châu Âu cũng như của Liên minh Châu Âu chúng ta sẽ quay lại vấn đề này.
    II. Khái quát về pháp luật phá sản quốc tế2
    1. Hai chữ “quốc tế” trong khái niệm “Pháp luật vỡ nợ quốc tế” có thể gây nhầm lẫn rằng đây là một lĩnh vực pháp luật có nguồn là các hiệp định song phương hoặc đa phương giữa các chủ thể của pháp luật quốc tế. Trái lại, pháp luật vỡ nợ quốc tế trước hết là pháp luật quốc gia về các mối quan hệ pháp luật vỡ nợ có yếu tố nước ngoài. Nhưng bên cạnh đó, trong các nỗ lực nhằm hài hòa hay thậm chí thống nhất pháp luật quốc gia điều chỉnh các mối quan hệ này hay nhằm
    giảm thiểu hoặc loại bỏ các cản trở trong việc tiến hành thủ tục vỡ nợ đối với con nợ ở nước này có tài sản ở một nước khác, các quốc gia có thể ký kết các hiệp định song phương hoặc đa phương nhằm điều chỉnh chính các mối quan hệ mà thông thường thuộc chủ quyền tư pháp của từng quốc gia. Trong trường hợp tồn tại một hiệp định như vậy giữa nhiều quốc gia thì các quy định của hiệp định sẽ trực tiếp áp dụng cho các mối quan hệ pháp luật phá sản có liên hệ đến các quốc gia đó. Còn các quy định của pháp luật quốc gia của mỗi nước được áp dụng trong mối
    quan hệ với các nước thứ ba. Ngoài ra, đã có liên minh các quốc gia tiến tới ban hành luật vỡ nợ áp dụng chung cho các quốc gia thành viên. Trong lĩnh vực này tiêu biểu là Nghị định của Hội đồng Liên minh Châu Âu về thủ tục vỡ nợ3. Còn Luật mẫu về phá sản xuyên quốc gia của Ủy ban Liên hiệp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL)4 được Liên hiệp quốc thông qua trong Đại hội đồng ngày 15-12- 1997 – như các luật mẫu khác của UNCITRAL – là sự “giới thiệu” cho các quốc gia thành viên trong việc ban hành các quy định của pháp luật quốc gia về vỡ nợ quốc tế. Giá trị của Luật mẫu này là ở chỗ nó thể hiện sự đồng thuận quốc tế cao trong nhận thức về
    các vấn đề và các giải pháp đối với thủ tục vỡ nợ có yếu tố nước ngoài; bởi vậy, nó không chỉ được các quốc gia riêng lẻ tham khảo khi ban hành luật của mình mà còn được Liên minh Châu Âu tham khảo khi ban hành nghị định nói trên.
    2. Nhiệm vụ của pháp luật vỡ nợ quốc tế một mặt là quy định luật áp dụng đối với các quan hệ pháp luật vỡ nợ có yếu tố nước ngoài. Các quy phạm pháp luật quy định vấn đề này gọi là các quy phạm xung đột.
    Tương tự như trong tư pháp quốc tế nói chung, trong pháp luật vỡ nợ quốc tế cũng có hai loại quy phạm xung đột. Đó là quy phạm xung đột đơn phương và quy phạm xung đột đa phương. Loại quy phạm thứ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...