Chuyên Đề Bàn tiếp về chuyện i ngắn y dài

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Bống Hà, 25/9/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÀN TIẾP VỀ CHUYỆN I NGẮN Y DÀI
    ThS. Đào Tiến Thi
    (NXB Giáo dục Việt Nam)
    Trong một số bài viết trước đây[1], chúng tôi đã đưa ý kiến về 2 hình thức chính tả ghi âm /i/ khi âm này đi sau 6 phụ âm /h, k, l, m, s, t/ trong vần mở (không có âm cuối); ở đây hiện có hai quan điểm: tất cả đều viết i và quan điểm phân biệt i/y (từ đây quy ước cách gọi: nhất thể i phân biệt i/y). Chúng tôi không nhất trí quan điểm nhất thể i vì:
     Nhất thể i dẫn đến lợi bất cập hại. Vì mất đi sự phân biệt nghĩa các yếu tố đồng âm: cọ/ kỳ vọng, ti trôn/ công ty, và mất sắc thái văn hoá: viết khác viết trong tên riêng, .
    ‚ Về chính tả, viết phân biệt i/y không phải là khó khăn không thể vượt qua, vì ngoài thói quen, có thể phân biệt bằng bằng tiêu chí từ thuần ViệtHán Việt.
    Trong bài này, chúng tôi xin nhấn mạnh và bàn tiếp một số điểm cho thấu đáo hơn.
    1. Việc nhất thể i và sự lộn xộn i/y bắt đầu từ bao giờ?
    1.1. Xem lại các sách báo, chúng tôi thấy rải rác từ lâu, đã có hiện tượng viết lẫn lộn i/y nhưng rất ít. Nhìn chung, sách báo trước năm 1980 – tức là trước khi có quy định của Bộ Giáo dục nhất loạt i thì việc viết phân biệt i/y khá phân minh. Việc nhất thể i cũng như hiện tượng viết lộn xộn i/y bắt đầu từ khi có Một số quy định về chính tả trong sách giáo khoa cải cách giáo dục ban hành ngày 30-11-1980 (gọi tắt là Quy định 1980), do Thứ trưởng Bộ Giáo dục Võ Thuần Nho và Phó Chủ nhiệm UBKHXH Phạm Huy Thông ký. Văn bản này (không ghi số) quy định như sau:
    “Riêng trường hợp các âm tiết có nguyên âm i ở cuối thì viết thống nhất bằng i, trừ uy, như duy, tuy, quy, .; thí dụ: kì dị, lí trí, mĩ vị.
    Chú ý: i hoặc y đứng một mình hoặc đứng đầu âm tiết vẫn viết theo thói quen cũ, thí dụ: ý nghĩa, y tế, ỉ eo, im, yêu”..
    Ngày 5-3-1984, Bộ Giáo dục lại có Quyết định số 240/QĐ Quy định về chính tả tiếng Việt và thuật ngữ tiếng Việt (Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình ký, gọi tắt là Quy định 1984). Quy định này không đề cập cụ thể trường hợp i/y mà viết chung như sau:
    “Về những từ tiếng Việt mà chuẩn chính tả hiện nay chưa rõ, có thể nhận thấy những trường hợp chủ yếu sau đây, và đối với mỗi trường hợp, nên dùng tiêu chí thích hợp. Cụ thể là:
    a) Dùng tiêu chí thói quen phát âm của đa số người trong xã hội, mặc dù thói quen này khác với từ nguyên (gốc Việt hay gốc Hán). Thí dụ:
    chỏng gọng (tuy là chổng gọng theo từ nguyên); đại bàng (tuy là đại bằng theo từ nguyên)
    b) Dùng tiêu chí từ nguyên khi thói quen phát âm chưa làm rõ một hình thức ngữ âm ổn định. Thí dụ: trí mạng (tuy cũng có gặp hình thức phát âm chí mạng)
    c) Khi trong thực tế đang tồn tại hai hình thức chính tả mà chưa xác định được một chuẩn duy nhất, thì có thể tạm thời chấp nhận cả hai hình thức ấy, cho đến khi nào thói quen sử dụng nghiêng hẳn về một hình thức. Thí dụ: eo sèoeo xèo; sứ mạngsứ mệnh.
    Quyết định số 240/QĐ còn ghi rõ: “Những quy định trước đây trái với quyết định này đều bãi bỏ”. Có nghĩa là kể từ 5-3-1984, Quy định 1980, trong đó có việc nhất thể i, đã không còn giá trị. Không hiểu sao sau đó Quy định 1980 vẫn được in lại nhiều lần trong các giáo trình tiếng Việt (?).
    Quy định 1984 ra đời trên cơ sở Quyết nghị của Hội đồng chuẩn hoá chính tả (GS. Phạm Huy Thông làm chủ tịch) và Hội đồng chuẩn hoá thuật ngữ (GS. Nguyễn Cảnh Toàn làm chủ tịch). Hai hội đồng này thành lập từ 25-12-1982, qua xem xét nhiều góp ý và qua nhiều phiên thảo luận, cuối cùng đã ra Quyết nghị ngày 1-7-1983. Trong Hội đồng chuẩn hoá chính tả có GS. Hoàng Phê, về sau chủ biên Từ điển tiếng Việt, in lần đầu năm 1988, được tái bản nhiều lần. Trong tham luận, Hoàng Phê đề nghị nhất thể i trong 6 âm tiết mở (viết hi, ki, li, mi, si, ti) Nhưng như ta thấy, điều này không có trong Quy định 1984 cũng như trong Quyết nghị, chứng tỏ đó chỉ là ý kiến cá nhân. Và khi làm Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê vẫn chấp nhận cả cách viết hy, ky, ly, my, sy, ty, chỉ có điều ông chọn hình tức i ngắn để giải nghĩa, còn hình thức y dài thì chuyển chú. Chỗ này làm nhiều người lầm tưởng hình thức i ngắn là chuẩn duy nhất.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...