Tiểu Luận Bàn thêm về việc dạy văn bản Người con gái Nam Xương- Nguyễn Dữ - Ngữ văn 9

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Bống Hà, 22/9/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
    Về văn bản " Chuyện người con gái Nam Xương " của Nguyễn Dữ, từ trước đến nay đã có khá nhiều bài viết. Qua thực tế giảng dạy, chúng tôi muốn mạnh dạn được trao đổi một số vấn đề mà cho đến nay nhiều tài liệu vẫn chưa đề cập đến( hoạc có nói đến nhưng cũng rất sơ lược - hoạc có khi không thống nhất), đó là :
    1. Nghệ thuật phục bút và tác dụng của nghệ thuật phục bút trong việc xây dựng tình huống truyện.
    2. Bi kịch và cách xây dựng bi kịch trong văn bản.
    3. Kết thúc có hậu của văn bản

    B. GIẢI QUYẾT ĐỀ TÀI :
    I. Vấn đề nghệ thuật phục bút và tác dụng của nghệ thuật phục bút trong việc xây dựng tình huống truyện :
    Theo ông Hà Như Chi - tác giả của " Việt Nam văn học giảng luận " (Nhà xuất bản Tia Sáng - Sài Gòn - 1968) thì nghệ thuật phục bút(hay còn có một cách gọi khác là nghệ thuật ẩn phục) là cách mà ở đó, người sáng tạo văn chương(nhà văn, thơ) bằng tài năng và sự khéo léo của mình đã cố tình gài sẵn một cách có dụng ý các chi tiết nhằm phục vụ cho một ý đồ nghệ thuật nào đó. Nếu nói như vậy thì trong " Chuyện người con gái Nam Xương ", nhà văn Nguyễn Dữ cũng có sử dụng nghệ thuật phục bút để nhằm dẫn dắt các tình tiết truyện tới cái kết cục bi thảm của Vũ Nương(trong tình huống thứ nhất của văn bản : Vũ Nương và câu chuyện oan khuất của nàng).
    Những chi tiết sau đây đã lần lượt được gài sẵn, nhưng bằng nghệ thuật của nhà văn, chúng ta thấy nó xuất hiện rất tự nhiên mà nếu không tinh mắt thì cũng rất khó phát hiện - đó là :
    + Trương Sinh là người :
    - " Có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức"
    - " Tuy là con nhà hào phú nhưng không có học, nên tên phải ghi trong sổ lính đi vào loại đầu"
    Những chi tiết này có thể nói thêm về đặc điểm và hoàn cảnh của Trương :
    - Hay ghen
    - Vô học
    - Xa vợ(vì phải đi lính)
    + Bà mẹ Trương Sinh đã chết khi anh ta đi lính trở về.
    + Việc làm vô tình của Vũ Nương : chỉ bóng mình trên tường và bảo với con đó là cha của nó.
    + Lời nói vô tư của đứa con.
    Vì sao nói đó là những chi tiết được sắp xếp theo lối ẩn phục ? Bởi vì nếu như không có những chi tiết này được gài sẵn từ trước thì cũng sẽ không có bi kịch xảy ra với Vũ Nương(kể cả thiếu một trong những chi tiết ấy thì bi kịch cũng khó có thể xảy ra).
    * Chúng ta thử đặt ra các tình huống :
    1. Nếu Trương Sinh là người có học thì anh ta sẽ phát hiện ra những điều vô lý trong lời nói của đứa con - bởi vì người gì mà kỳ lạ đến mức : " Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả ".
    2. Nếu Trương Sinh không phải là người : " Có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức" thì cũng sẽ không xảy ra việc không chịu nói cái điều đứa con đã nói : " Nàng hỏi chuyện kia ai nói ra thì lại dấu không kể lời con nói" mà cứ đổ cho vợ phản bội mình : " Tính chàng hay ghen, nghe con nói vậy, đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được".
    3. Cứ cho là Trương Sinh vô học, hay ghen nhưng nếu không có thời gian đi lính(xa vợ con) thì cũng sẽ không có việc Vũ Nương đêm đêm chỉ bóng đùa con, không có việc đứa con nhầm cái bóng trên vách là cha mình và cũng vì vậy cũng không có lý do gì để nghi ngờ vợ là không chung thủy. Có thể nói, thời gian xa vợ vì phải đi lính là mảnh đất tốt để làm cho cái mầm ghen cố hữu trong con người anh ta sinh sôi, nảy nở. Và khi có điều kiện thuận lợi là nó bùng phát. Mà điều kiện đó chính là lời nói vô tư, hồn nhiên của đứa con " vừa học nói ".
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...