Tài liệu Bàn thêm về cấu trúc ngữ nghĩa tiếng Anh và tiếng Việt dưới góc độ Ngữ pháp Tri nhận

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bàn thêm về cấu trúc ngữ nghĩa tiếng Anh và tiếng Việt
    dưới góc độ Ngữ pháp Tri nhận








    Tóm tắt. Nhận thức rõ tầm quan trọng của cấu trúc ngữ nghĩa của ngôn ngữ loài người (cùng với cấu trúc ngữ âm và cấu trúc ngữ pháp), bài viết điểm xuyết các quan điểm về cấu trúc ngữ nghĩa do Langacker (1987) và Taylor (2002) đề xuất và sau đó gợi ý nên nghiên cứu xem xét cấu trúc ngữ nghĩa theo sự tổng hòa/kết hợp dựa trên những phổ quát ngôn ngữ bao gồm: (a) sự kết hợp nghĩa của các từ và đoản ngữ tạo nên câu; (b) vị trí tương đối của các thực thể được kể đến trong câu; (c) sự hiệu chỉnh và các vùng năng động; (d) các không gian tâm linh chung cho sự thông hiểu của con người; và (e) sự thông hiểu về mặt dụng học dựa trên các đặc điểm về ngôn cảnh. Đồng thời xem xét cấu trúc ngữ nghĩa theo sự không tổng hòa/kết hợp dựa trên những đặc thù của ngôn ngữ cụ thể đang được nghiên cứu (tiếng Anh và tiếng Việt) bao gồm (a) tính thành ngữ; (b) các tục ngữ, ngạn ngữ; (c) ẩn dụ và các trường hợp nói bang gió, hình tượng; (d) việc sử dụng quán từ tiếng Anh và từ loại tương đương với nó trong tiếng Việt; và (e) hiện tượng đặc trưng ngôn ngữ như trong tiếng Việt là điệp từ, điệp ngữ, nói lái. Những trường hợp này được minh họa bằng các ví dụ trong tiếng Anh và tiếng Việt. Bài viết cuối cùng nêu lên các công thức của ngữ nghĩa câu là:
    M sent = f [St ± compositionality (RIT)] (in the light of Halliday’s functional grammar)
    Or M sent = f [St ± comp (Pred. + Arg(s)] (in the light of Cognitive Linguistics).







    1. Đặt vấn đề

    lý thuyết về cách (theory of case), những khái

    niệm về phép biến đổi (cải biên -
    Từ góc độ ngữ nghĩa của từ đến vấn đề transformation) và các yếu tố khác về logic,
    ngữ nghĩa của đoản ngữ và câu, có nhiều xạ ảnh Halliday tập trung xem xét nghĩa của
    quan điểm khác nhau. Chomsky, Halliday, cú (có thể coi là tương đương với khái niệm
    Lyons đã có những lý giải có những phần cơ câu trong các cuốn ngữ pháp học và ngôn
    bản giống nhau nhưng có khá nhiều nét khác ngữ học khác) dựa trên ba siêu chức năng của
    nhau về những suy xét sâu hơn! Chẳng hạn ngôn ngữ: ý tưởng hoá, liên nhân và văn
    Chomsky khi xem xét ngữ nghĩa của từ đã bản. Việc xem xét ý nghĩa của cú trong cấu
    đoản ngữ đã dựa trên lý luận của Fillmore về trúc ngữ nghĩa của cú câu theo quan điểm
    của Halliday đã được Nguyễn Hoà nêu lên


    thành công thức: Msent = f(STIR) [1, p.198].
    Trong cuốn sách viết về Ngữ pháp học tri










    nhận, J. R. Taylor nhấn mạnh rằng cấu trúc
    ngữ nghĩa, song hành với cấu trúc ngữ âm và cấu trúc ngữ pháp là một trong thành tố của cấu trúc ngôn ngữ vốn dĩ là một bộ phận không thể tách rời của sự tri nhận và dành cả một chương để xem xét vấn đề này.
    Có thể nói chắc chắn rằng quan niệm của
    ngữ pháp tri nhận, theo cách nhìn nhận mới nhất, là điều mà chúng ta hiện đang quan tâm nghiên cứu. Và cách nhìn nhận của nó về cấu trúc ngữ nghĩa (CTNN) mà chúng tôi sẽ giới thiệu một cách chiếm nghiệm dưới đây sẽ là điều mà nhiều nhà ngôn ngữ học trong chúng ta quan tâm.






    2. Cấu trúc ngữ nghĩa theo cách nhìn của Ngữ pháp Tri nhận (Taylor, 2002)


    2.1. Trước hết, có thể thấy nhận định cơ bản sau đây của Ngữ pháp Tri nhận: Ngữ nghĩa của một biểu thức phức hợp (complex expression) không đơn thuần chỉ là một hàm số của các ý nghĩa của các phần của nó và phương thức mà theo đó chúng được kết hợp lại.
    Một cách điển hình, nghĩa của toàn bộ biểu thức là cụ thể hơn hay thậm chí có thể thay đổi so với ý nghĩa mà các phần tử của nó kết hợp lại, và có thể bao gồm các thành tố hoàn toàn không được thực tế hình tượng hoá bởi bất cứ một yếu tố nào thuộc về các đơn vị thành tố [2, p.96].


    2.2. Taylor liệt kê các trường hợp sau đây khi xem xét cấu trúc ngữ nghĩa của một đơn vị ngôn ngữ.


    2.2.1. Nguyên tắc kết hợp nghĩa (compositionality)
    Theo nguyên tắc kết hợp (hay còn có thể
    gọi là tổng hoà nghĩa), nghĩa của một biểu

    thức phức hợp (complex expression) được
    đúc kết từ các ý nghĩa của các thành tố của nó theo cách thức mà chúng được kết hợp lại với nhau [2, p.97].
    Hiển nhiên trong hai câu sau đây (1) và (2)
    (1) The cat stole the hat có ý nghĩa khác với câu (2) The cat ate the hat (Con mèo đánh cắp cái mũ và con mèo ăn cái mũ) chính là vì 'stole' và 'ate' có những đóng góp về nghĩa khác nhau với việc thông hiểu nghĩa của cả câu, và cũng vì những đóng góp này có quan hệ một cách có hệ thống đến những tầm (ranges) có tính chất quy ước cách sử dụng khả chấp của người nói tiếng Anh thông thường [2, p.97; 3, p.132-133].
    Taylor [2, p.98] nói rõ bốn điều kiện xác định ý nghĩa của biểu thức dựa trên nguyên tắc kết hợp này.
    Cũng theo Taylor, những trường hợp nằm ngoài nguyên tắc kết hợp kể trên bao gồm:
    1. Các thành ngữ (idioms): Một thành ngữ là một biểu thức mà nghĩa của nó không thể được tính toán (cộng đơn thuần) từ các ý nghĩa của các thành tố tạo nên nó. Ví dụ:
    (3) You're opening a can of worms.
    = Anh đang chọc vào một tổ kiến lửa đấy!
    hay (4) He kicked the bucket = Hắn ngoẻo rồi.
    2. Ẩn dụ: Ẩn dụ là một trong nhiều biện pháp của lối nói bóng bẩy (figures of speech) bao gồm ngoa dụ (hyperpole), hài hước/châm biếm (irony) và hoán dụ (metonymy).
    Ẩn dụ, theo định nghĩa thông thường,
    dựa trên sự liên tưởng về nghĩa (association) trên cơ sở sự giống nhau hàm ẩn giữa các từ / cụm từ được sử dụng và từ / cụm từ dựa trên nghĩa đen của chúng. Chẳng hạn:
    (5) I have a thousand and one things to do.
    = Tôi có đến nghìn lẻ việc phải làm.
    và (6) Christmas is approaching.
    = Lễ Noel đang đến gần.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...