Tiểu Luận Bản sắc văn hóa việt nam

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Từ xa xưa đối với Việt Nam, văn hóa không chỉ là một nhân tố trong phát triển mà còn là một điều kiện quyết định sự sống còn của cả dân tộc. Hàng ngàn năm qua, lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của đấu tranh chống sự tàn bạo của thiên nhiên và sự tàn bạo của kẻ thù xâm lược, vũ khí quan trọng nhất để dân tộc Việt Nam vượt mọi khó khăn, đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù xâm lược chính là tinh thần, hay nói đúng hơn là sức mạnh của văn hóa. Sức mạnh này là khối đại đoàn kết của 54 dân tộc anh em trên mảnh đất Việt Nam nhỏ bé nhưng kiên cường, là tình yêu thương gắn bó với nhau, là ý chí dũng cảm và đầu óc sáng tạo trong lao động, chiến đấu và học tập, đó cũng chính là bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.
    Tôn giáo là một thành tố của văn hóa, tôn giáo (chính thống) bao giờ cũng khuyên người ta làm điều thiện, đó là lý tưởng, khát vọng muôn đời của nhân loại.
    Trong văn hóa có 3 cột trụ "vĩnh hằng" đó là: Chân - Thiện - Mỹ; Chân - Thiện - Mỹ có mặt trong tất cả hoạt động văn hóa, riêng cái thiện thể hiện
    rõ nhất.
    Hồ Chí Minh đã có một câu nói như một sự khái quát sâu sắc của tinh thần Việt Nam trong mối quan hệ giao lưu văn minh giữa dân tộc và nhân loại, giữa văn minh phương Đông và văn minh phương Tây.
    "Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Giê su có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm của nó là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...