Luận Văn Bản sắc văn hóa Thái Nguyên thể hiện qua ẩm thực trà

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bản sắc văn hóa Thái Nguyên thể hiện qua ẩm thực trà
    A. MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài.
    Nói đến văn hóa ẩm thực Việt Nam, người ta không chỉ nói về sự đa dạng trong các cách thưởng thức món ăn hàng ngày của người Việt, và các cách chế biến đến nguyên liệu của món ăn ra sao mà cách uống cũng có nhiều sự quan tâm đến lạ kì! Uống là một nhu cầu cần thiết của con người nhằm duy trì sự cân bằng trọng lượng cơ thể, đảm bảo nước cho sự phát triển của con người, người ta có thể nhịn ăn ba ngày nhưng không thể không uống nước được. Trong cách uống của người Việt Nam, phải kể đến cái thú uống chè (trà) là một cái thú có từ lâu trên đất nước ta, cho đến nay nó vẫn là một trong những điểm nổi bật trong văn hóa ẩm thực của dân tộc.
    Cái thú uống nước chè để bắt đầu câu chuyện, bắt đầu của một ngày mới, trong những buổi làm đồng áng vất vả có chén trà xanh, rồi lãng mạn cao hứng thì vừa uống trà vừa ngâm thơ, âu đó là một cái nét đẹp trong cách uống trà vậy. Mỗi khi cái tên Thái Nguyên được nhắc đến, gợi cho nhiều người về một vùng đất có một bề dày truyền thống cách mạng, vốn là một ATK của Đảng và Bác Hồ trước và sau cách mạng Tháng Tám. Với Hồ Núi Cốc, Đền Đuổm, Hang Phượng Hoàng, Núi Voi song cái đặc sắc nhất đóng góp vào văn hóa của vùng là cây chè và các sản phẩm từ chè.
    Để đi tìm hiểu rõ hơn về văn hóa của người Thái Nguyên và những văn hóa ấy liên quan như nào tới cây chè và những sản phẩm từ chè, cùng với đó là nghệ thuật pha và thưởng thức trà, nên tôi đã lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu bản sắc Văn hóa Thái Nguyên thể hiện qua ẩm thực “Trà Thái””, để làm đề tài nghiên cứu của tôi trong học phần này. Qua đó, đề tài muốn góp phần nhỏ bé để tìm hiểu một vài nét văn hóa Thái Nguyên với những cái hay - cái đẹp trong nghệ thuật thưởng trà và pha trà của người Thái Nguyên nói riêng và của người Việt Nam nói chung.
    2. Lịch sử nghiên cứu.
    Lịch sử nghiên cứu văn hóa người Thái Nguyên nói chung và chè Thái nói riêng đã được tìm hiểu và nghiên cứu trong một số tác phẩm. Nhưng trong các tài liệu lưu trữ không cho phép ta tìm hiểu một cách kĩ lưỡng về cách uống trà, uống chè và thưởng thức những cái tuyệt vời từ một thú vui tao nhã, chỉ thông qua một vài ghi chép của một số người mà thôi.
    Riêng chuyện uống trà thời nhà Lê đã có những trang sách khá hay viết về thói quen này. Đó là những trang viết của Phạm Đình Hổ (1758 – 1839) trong tác phẩm “Vũ trung tùy bút” (Tùy bút viết trong mưa):” Ta sinh trưởng đương lúc thịnh thời Cảnh hưng, trong nước vô sự, các nhà quý tộc, các bậc công thần, các con em nhà quý thích đều đua chuộng xa xỉ, có khi mua một bộ ấm chén phí tổn đến vài mươi lạng bạc thường có nhiều người đến chơi các hiệu chè, thăm dò các phố buôn, vác tiền hết quan này đến chục khác để mua lấy chè ngon. Lúc ngồi rỗi, pha chè uống với nhau, lại đánh cuộc với nhau xem chè đầu xuân năm nay sớm hay muộn, giá chè năm nay cao hay hạ. Kẻ thì ưa thanh hương, người thì thích hậu vị, kén hiệu trỏ tên, mua cho được chè ngon, bày khay chén ra uống thử Song cái thú uống chè Tàu có phải ở chỗ đó đâu? Chè tàu thú vị ở chỗ tính nó sạch sẽ, hương nó thơm tho. Buổi sớm gió mát, buổi chiều trăng trong, với bạn rượu làng thơ cùng làm chủ khách mà ung dung pha ấm chè Tàu ra thưởng thức thì có thể tỉnh được mộng trần, rửa được lòng tục. Ấy, người xưa chuộng uống chè tàu là vì vậy. Từ các đời gần đây trở xuống, thưởng thức chè Tàu ngày càng tinh, vị chè nào khác, cách chế nào thì ngon, đều phân biệt kĩ lắm. Lò, siêu, ấm, chén, lại chế ra nhiều kiểu thích dụng. Song chế ra nhiều thứ chè, kẻ thức giả cũng cho làm phiền lắm, còn như nếm chè trong đám ruồi nhặng, bầy ấm chè ở cửa chợ bụi lầm, lúc ồn ào đinh óc, vơ vẩn rộn lòng, thì dẫu ấm cổ đẹp đẽ, chè ngon ngát lừng, ta chẳng biết uống chè như thế có tác dụng gì không”.
    Tuy vậy những tư liệu nghiên cứu đã có về văn hóa Thái Nguyên thể hiện qua ẩm thực Chè Thái là những tư liệu hiếm hoi và quý báu để tôi có thể tham khảo và đi đến hoàn thành đề tài này.
    Ẩm thực văn hóa Chè Thái là một đề tài mang tính quy mô không lớn và không phổ biến nhưng không phải vì thế mà tầm quan trọng của nó bị giảm đi mà trái lại đề tài này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về văn hóa người Thái và những văn hóa đặc trưng xung quanh những cây chè.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu là văn hóa của người Thái Nguyên, trong đó đi sâu tìm hiểu về ẩm thực Chè Thái với những thú vui thanh tao của nghệ thuật pha và thưởng trà. Đồng thời bên cạnh đó tôi cũng sẽ tìm hiểu những yếu tố văn hóa phụ xung quanh những nét văn hóa đặc trưng của người Thái nguyên mà nó đã hình thành và tồn tại hàng ngàn năm cùng với sự tồn tại và phát triển của lịch sử văn hóa người Thái. Trên cơ sở đó có những so sánh về đặc điểm của Chè Thái xưa và nay, những biến đổi nội tại, vai trò và vị trí của nó trong sinh hoạt, ăn uống, lễ nghi
    Về phạm vi và không gian nghiên cứu: Do giới hạn về phạm vi một đề tài, giới hạn về thời gian, giới hạn về khả năng nên trong đề tài này tôi chỉ đi tìm hiểu về những nét văn hóa đặc trưng của người Thái Nguyên mà chủ yếu là xoay quanh đề tài về Chè Thái và những văn hóa trong nghệ thuật thưởng thức trà.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    “Tìm hiểu bản sắc văn hóa Thái Nguyên qua ẩm thực Chè Thái” là một đề tài mang tính khái quát và tổng hợp, do vậy quá trình nghiên cứu đòi hỏi nhiều phương pháp, để có được kết quả đầy đủ, toàn diện, nhằm làm sáng tỏ những vấn đề xung quanh “Trà Thái”.
    Yêu cầu đầu tiên đối với tôi đó là phải có được những nhận thức ban đầu về địa bàn nghiên cứu . Bởi vậy phương pháp thu thập thông tin qua các tư liệu viết, các công trình nghiên cứu trước là rất cần thiết . Sau đó là quá trình điền dã, khảo sát thực tế, thu thập thông tin tại địa bàn nghiên cứu, quá trình đó đòi hỏi phải sử dụng nhiều phương tiện như máy ghi âm, máy chụp hình
    Ngoài phương pháp điền dã khảo sát, tôi còn tìm hiểu tư liệu thông qua liên hệ với chính quyền địa phương, từ đó sử dụng phương pháp lịch sử, liên kết, so sánh , phân tích tổng hợp các tư liệu có được , đồng thời không thể thiếu hai phương pháp là phương pháp lịch sử và phương pháp logic.
    Cuối cùng sau khi có được đầy đủ các tư liệu và các thông tin phục vụ cho đề tài. Tôi sẽ tiến hành phân tích tổng hợp và đánh giá Trên cơ sở đó đối chiếu và so sánh nhằm làm sáng tỏ nền văn hóa Thái Nguyên thông qua ẩm thực “Chè Thái”.
    5. Bố cục
    Chương I: Những khái quát chung về văn hóa, văn hóa ẩm thực
    Chương II: Vài nét về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên- kinh tế-văn hóa- xã hội của mảnh đất Thái Nguyên
    Chương III: Trà(Chè) Thái- Nét đẹp của văn hóa ẩm thực Thái Nguyên


    Luận văn dài 41 trang, chia làm 3 chương
     
Đang tải...