Tiểu Luận Bản sắc văn hóa Tây Bắc qua món “Cơm Lam của người thái” ở tây bắc.

Thảo luận trong 'Dân Tộc Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. PHẦN MỞ ĐẦU

    1. lý do chọn đề tài

    Văn hóa ẩm thực của Việt nam rất phong phú, đa dạng qua đó nó có thể thể hiện được tính hòa đồng, đa dạng, ít mỡ, đậm đà hương vị với sự kết hợp nhiều loại gia giảm để tăng mùi vị, sức hấp dẫn trong các món ăn. Việc ăn thành mâm và sử dụng đũa và đặc biệt trong bữa ăn không thể thiếu cơm là tập quán chung của cả dân tộc Việt Nam.

    Nước ta với 54 dân tộc anh em thì ẩm thực của mỗi dân tộc thiểu số đều có những bản sắc và những đặc trưng riêng biệt. như món thịt lợn sống trộn phèo non của các dân tộc Tây Nguyên, bánh cuốn trứng (Cao Bằng, Lạng Sơn), bánh coong phù dân tộc Tày, Lợn sữa và vịt quay móc mật, khau nhục Lạng Sơn, phở chua, cháo nhộng ong, phở cồn sủi, thắng cố,. Đặc biệt là các món xôi nếp nương, cơm lam của người Thái.

    Những món ăn của người Thái là một sự gia công đúng mực về kỹ thuật và nghệ thuật. Và điều đó cho thấy văn hoá ẩm thực của tộc người Thái ở Tây Bắc mang một phong vị riêng, độc đáo, không hề trộn lẫn đó là những nét ẩm thực đặc sắc của dân tộc Thái.

    Món ăn đặc trưng của người Thái là cơm lam (lam là từ để chỉ tất cả các món ăn được chế biến bằng hình thức nướng). Người Thái có tới gần chục loại cơm lam. Loại đơn giản nhất là đem gạo nếp cho vào ống tre (loại tre bình thường không non, không già), đổ nước ngâm cho gạo nở rồi đốt ống tre trên ngọn lửa. Khi cơm chín, tước vỏ tre bên ngoài lấy cơm ăn. Phức tạp hơn người Thái biết biến tấu cơm lam thuần túy bằng cách độn lạc, độn sâu măng và đặc biệt hơn còn có loại cơm lam được đun trong ống tre có tên gọi là pngá, người ta bảo rằng đây là một loại tre đặc biệt, cơm được đun trong loại ống tre này sẽ thơm và ngon hơn. Món cơm lam của người thái chứa đựng giá trị văn hóa tộc người sâu sắc, điều đó không chỉ được thể hiện ở nguyên liệu, cách chế biến, nguồn gốc, mà còn thể hiện ở cách ăn và những giá trị của nó đối với đời sống tâm linh. Từ xưa đến nay những giá trị văn hóa đó vẫn còn được lưu giữ và còn nhiều điều bí ẩn chưa được khám phá về món ăn độc đáo này. Chính điều đó đã làm cho cho chúng tôi có những suy nghĩ, những quan tâm và quyết định chọn tìm hiểu hiểu và nghiên cứu về món ăn độc đáo này. Đề tài chúng tôi nghiên cứu có tên là “Bản sắc văn hóa Tây Bắc qua món “Cơm Lam của người thái” ở tây bắc.



    Tài liệu tham khảo:

    Nguyễn Thị Diệu Thảo, Văn hóa ẩm thực Việt Nam, Nxb ĐHSP, 2007

    Nguyễn Việt Hương, Văn hóa ẩm thực và trang phục truyền thống người Việt, Nxb ĐHQGHN, 2007

    Vũ Ngọc Khánh và các cộng tác, Văn hóa ẩm thực Việt Nam, Nxb Lao động, 2002

    Nhiều tác giả, Văn hóa ẩm thực Việt Nam - các món ăn miền Bắc, nxb Thanh niên, 2001

    Xuân Huy (sưu tầm và giới thiệu), Văn Hóa Ẩm Thực và Món Ăn Việt Nam, bản thứ hai. Tph HCM: Nxb Trẻ, 2004.

    Phan kế Bình “Việt nam phong tục”, tái bản, NXB TP HCM, 1990.

    Nguyễn Từ Chi, góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người, NXB Văn hóa – thông tin, tạp chí văn hóa văn hóa nghệ thuật, Hà Nội, 1996.

    Nhiều tác giả, Tìm về bản sắc dân tộc của văn hóa, Tạp chí nghiên cứu văn hóa văn nghệ, Nxb, Hà Nội, 1993

    Nguyễn Nguyệt Cầm, Giáo trình văn hóa ẩm thực, Nxb HN, 2000
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...