Thạc Sĩ Bản sắc dân tộc trong văn xuôi Triều Ân

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài

    Từ những năm 50, 60 của thế kỷ XX, lớp nhà văn là người dân tộc thiểu số đã xuất hiện và trưởng thành với nhiều tác phẩm phản ánh hiện thực cuộc sống ở vùng quê của họ. Một trong các tác giả tiêu biểu đó là nhà văn Triều Ân. Ông là một trong mười sáu nhà văn dân tộc thiểu số đầu tiên có mặt trong cuốn Nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (Nxb Văn hóa dân tộc – 1988). Gần 50 năm cầm bút, sáng tác và nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực và ở lĩnh vực nào Triều Ân cũng có những tác phẩm để lại dấu ấn rõ nét trong đời sống văn học và văn hóa dân tộc ở các giai đoạn lịch sử khác nhau. Ông bắt đầu con đường văn học của mình bằng thơ và đoạt giải nhì cuộc thi thơ 1960 – 1961 do Tạp chí Văn nghệ tổ chức với bài thơ Quê ta anh biết chăng?. Bên cạnh thơ, Triều Ân còn viết văn xuôi. Truyện ngắn Bên bờ suối tiên của ông đã được giải nhì cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ Việt Bắc (1962). Đến nay, ngoài 8 tập thơ tiếng Việt và 1 tập thơ tiếng Tày, Triều Ân đã xuất bản năm tập truyện ngắn: Tiếng hát rừng xa (Nxb Văn học – H.1969), Tiếng khèn A Pá (Nxb Tác phẩm mới – H.1980), Như cánh chim trời (Nxb Kim Đồng – 1982), Đường qua đèo mây (Nxb Văn nghệ Cao Bằng – 1988) và Xứ sương mù (Nxb Văn học – H.2000). Vào thập niên chín mươi của thế kỉ XX, Triều Ân lại tìm đến thể loại tiểu thuyết, và chỉ trong vòng mười năm ông đã cho ra mắt ba cuốn tiểu thuyết: Nắng vàng bản Dao (1992), Nơi ấy biên thùy (1994), Dặm ngàn rong ruổi (2000). Những sáng tác tiêu biểu của ông đã được tập hợp trong cuốn Tuyển tập thơ văn Triều Ân (Nxb Văn học – H.2006). Với những hoạt động sáng tạo và nghiên cứu văn học phong phú trên nhiều phương diện, có thể nói Triều Ân là một trí thức, một nhà nghiên



    cứu, một văn nghệ sỹ tiêu biểu của văn học hiện đại các dân tộc thiểu số nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung.
    Trong quá trình nghiên cứu văn học Việt Nam hiện đại, một số nhà nghiên cứu, phê bình văn học đã quan tâm đến mảng văn học dân tộc và miền núi. Song các nhà nghiên cứu, phê bình văn học chủ yếu tập trung vào sáng tác của những nhà văn người Kinh mà tên tuổi đã nổi tiếng, quen thuộc trong đời sống văn học viết về đề tài miền núi. Trong khi đó, một bộ phận không nhỏ các nhà văn người dân tộc thiểu số với những thành tựu và cống hiến xứng đáng cho nền văn học nước nhà, đặc biệt với văn học thiểu số, lại ít được nghiên cứu, giới thiệu rộng rãi. Do vậy việc tìm hiểu nghiên cứu về văn học miền núi, nhất là với những sáng tác do chính các tác giả người miền núi viết trong bối cảnh giao lưu, hội nhập quốc gia và quốc tế hiện nay là việc làm có ý nghĩa cấp thiết. Đó là lí do chúng tôi chọn đề tài: Bản sắc dân tộc trong văn xuôi Triều Ân.






    MỤC LỤC




    Trang


    PHẦN MỞ ĐẦU 1


    1. Lý do chọn đề tài . 1

    2. Lịch sử vấn đề . 2

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

    3.1. Đối tượng nghiên cứu: . 5

    3.2. Phạm vi nghiên cứu: 5

    4. Mục đích nghiên cứu 5

    5. Phương pháp nghiên cứu . 5

    6. Cấu trúc luận văn . 6

    PHẦN NỘI DUNG 7

    Chương 1: VÀI NÉT VỀ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN TRIỀU ÂN 7

    1.1. Bản sắc văn hóa dân tộc 7

    1.1.1. Văn hóa và bản sắc văn hóa Việt Nam 7

    1.1.2. Đặc điểm văn hóa dân tộc (Tày, Dao) . 10

    1.2. Sáng tác của Triều Ân trong dòng chảy của văn học các dân

    tộc thiểu số Việt Nam hiện đại . 22

    1.2.1. Đôi nét về văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện

    đại 22

    1.2.2. Sáng tác của Triều Ân . 23

    Chương 2: NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG VĂN XUÔI TRIỀU ÂN . 34
    2.1. Phương diện phong tục tập quán 34

    2.1.1. Văn hoá Tày, Dao qua lễ hội, chợ phiên . 35

    2.1.2. Văn hóa Tày, Dao qua hôn nhân . 39
    2.1.3. Tập quán sinh nở và lễ đầy tháng tuổi của đồng bào Tày,

    Dao . 44

    2.1.4. Văn hoá Tày, Dao trong tổ chức đời sống cộng đồng 47

    2.2. Phương diện nghề thủ công và trang phục 54

    2.2.1. Nghề thủ công . 54

    2.2.2. Vẻ đẹp trang phục . 58

    2.3. Văn hóa Tày, Dao qua y học dân tộc . 63

    2.4. Dấu ấn văn hóa Tày, Dao ở phương diện đời sống văn nghệ,

    tín ngưỡng và tâm hồn . 70

    2.4.1. Đời sống văn nghệ 70

    2.4.2. Đời sống tín ngưỡng . 80

    2.4.3. Đời sống tâm hồn 80

    Chương 3: MỘT SỐ PHưƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN BẢN

    SẮC DÂN TỘC TRONG VĂN XUÔI TRIỀU ÂN 85


    3.1. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện . 85

    3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 97

    3.2.1. Đặc tả ngoại hình nhân vật . 97

    3.2.2. Xây đựng nhân vật đa diện 101

    3.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn từ 106

    3.3.1. Ngôn ngữ mang đậm dấu ấn miền núi . 107

    3.3.2. Ngôn ngữ đậm chất thơ . 111

    PHẦN KẾT LUẬN 115
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...